Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PHÂN TÁCH, PHẢN BIỆN LẠI TÊN VIỆT CỘNG NẰM VÙNG Ả Trần Nhật Phong VỀ CHỦ ĐỀ "MỸ CÓ THUÊ QUÂN CẢNG CAM RANH KHÔNG?"

PHÂN TÁCH, PHẢN BIỆN LẠI TÊN VIỆT CỘNG NẰM VÙNG Ả Trần Nhật Phong VỀ CHỦ ĐỀ "MỸ CÓ THUÊ QUÂN CẢNG CAM RANH KHÔNG?" Tiếp tục ...

PHÂN TÁCH, PHẢN BIỆN LẠI TÊN VIỆT CỘNG NẰM VÙNG Ả Trần Nhật Phong VỀ CHỦ ĐỀ "MỸ CÓ THUÊ QUÂN CẢNG CAM RANH KHÔNG?"

Tiếp tục chủ đề "ĐIỂM MẶT NHỮNG TÊN VIỆT GIAN PHÁ HOẠI TIẾN TRÌNH XÓA SỔ VIỆT CỘNG", hôm nay tôi viết mấy dòng để phản biện lại nội dung livestream ngày 23/5/2020 của Việt cộng nằm vùng Ả Trần Nhật Phong với chủ đề "CT ĐẶC BIỆT THỨ BẢY 23/5/2020: Hiệp định Paris - Cam Ranh - Đập Tam Hiệp, nói một lần cho xong" như sau:

Theo Việt cộng nằm vùng Ả Trần Nhật Phong thì Quốc Hội Mỹ không cho phép quân đội Mỹ đóng quân trên đất của các quốc gia cộng sản, Việt cộng nằm vùng Ả Trần Nhật Phong giải thích sở dĩ Mỹ sở hữu nhà tù Guantánamo trên đất Cuba cộng sản hiện nay là do thừa kế Hiệp ước Cuba-Mỹ vào năm 1903 mà theo đó hiệp ước này cho phép Hoa Kỳ thuê mướn vĩnh viễn khu vực vịnh là hoàn toàn đúng và ai cũng biết không cần phải ngụy biện cho việc Ả Trần Nhật Phong khẳng định Quốc Hội Mỹ không cho phép quân đội Mỹ đóng quân trên đất nước cộng sản.

Tôi thách Việt cộng nằm vùng Ả Trần Nhật Phong đưa ra chỗ nào, Đạo luật nào chứng minh Quốc Hội Mỹ không cho phép quân đội Mỹ đóng quân trên đất nước cộng sản. Ở đây tôi xin nói rõ ràng rằng Quốc Hội Mỹ không có bất kỳ điều nào cấm quân đội Mỹ đóng quân trên đất nước cộng sản vì lý do không an toàn cho binh sĩ Mỹ như Việt cộng nằm vùng Ả Trần Nhật Phong múa mép.

Học thuyết quân sự Mỹ có một chiến lược là lập các căn cứ quân sự, bán quân sự ở nước ngoài để "ngăn chặn ngăn chặn các đối thủ, trấn an các đồng minh và cho phép các hoạt động triển khai quân đội một cách nhanh chóng trong nhiệm vụ giữ gìn trật tự thế giới và bảo vệ cho nước Mỹ an toàn hơn".

Việc đóng quân ở nước ngoài của Mỹ được cụ thể hóa bằng những Đạo luật, Thỏa thuận kèm theo. Cụ thể, với các nước trong khối NATO thì Mỹ có "The NATO Status of Forces Agreement -SOFA" dịch ra tiếng Việt là "Thỏa thuận về tình trạng lực lượng của NATO". Với các nước nằm ngoài NATO thì Mỹ có SOFA riêng với họ để chi phối các vấn đề này. Vì vậy, tính tới thời điểm hiện tại thì quân đội Mỹ đóng quân ở nước ngoài đạt được con số là hơn 70 quốc gia với coại căn cứ rơi vào khoảng năm loại cơ bản, từ Cơ sở hoạt động chính, nơi chứa hàng chục ngàn binh sĩ được triển khai trong thời gian dài, thường là với gia đình của họ, cho đến Cấu trúc cơ sở của En Route, nơi chỉ lưu trữ vũ khí và các thiết bị khác.

Chỉ riêng ở châu Âu, khoảng 80.000 nhân viên trực chiến đang đóng quân tại hơn 350 cơ sở, 39 trong số đó là các căn cứ chính ở Anh, Pháp, Đức, Ý , Na Uy, Đan Mạch, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Kosovo. Các căn cứ nhỏ hơn nằm ở Ireland, Ba Lan, Hungary, Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Georgia. Hạm đội Sáu của Hải quân Hoa Kỳ xoay ba phi đội khu trục, lên tới 40 tàu và 175 máy bay ở Biển Địa Trung Hải, dựa vào một số căn cứ cố định trên đất liền. Hoa Kỳ duy trì khoảng 200 vũ khí hạch tâm chiến thuật trên toàn khu vực. Châu Âu là một trung tâm hậu cần lớn cho các hoạt động của Hoa Kỳ ở nước ngoài, với hơn 95% các đơn vị có trụ sở tại Hoa Kỳ bị ràng buộc ở Iraq và Afghanistan đi qua khu vực trách nhiệm của Bộ Tư lệnh Châu Âu.

Ở Trung Đông, số lượng triển khai có thể khó xác định với độ chính xác vì quân đội đóng quân trên cơ sở tạm thời và luân phiên, và chánh phủ Mỹ giữ bí mật nhiều thông tin về quân đội được triển khai. Nhưng hiện tại có khoảng 50.000 quân trong khu vực, không bao gồm các nhà thầu quân sự hoặc dân sự. Kể từ tháng 02/2017, các căn cứ chính vẫn tồn tại ở Afghanistan, nơi có khoảng 12.900 lực lượng Mỹ vẫn hoạt động và Iraq, nơi có khoảng 7.500 binh sĩ hiện đang luân chuyển ra vào. Một căn cứ không quân đóng quân ở Jordan, nơi có hơn 2.500 binh sĩ, và một số lượng nhỏ lính Mỹ đang ở Israel để giám sát và phòng thủ hỏa tiễn đạn đạo. Các cơ sở của Hải quân, Không quân và Quân đội Hoa Kỳ được đặt tại Ai Cập, ở Cairo, tại Cảng Said, dọc theo Kênh đào Suez và tại Bán đảo Sinai, cũng như ở Kuwait, nơi có hơn 13.400 quân. Các căn cứ không quân lớn được đặt tại Qatar, tại Al Udeid và tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhứt, tại Al Dhafra, nơi có hơn 5.200 và 1.800 quân, tương ứng. Hạm đội thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện thường trực của hơn 6.400 nhân viên ở Bahrain, từ đó nó phóng các cuộc tuần tra hàng ngày của Vịnh Ba Tư. Các căn cứ nhỏ và cơ sở đào tạo cũng được đặt tại Yemen, Oman và Ả Rập Saudi.

Hoa Kỳ cũng duy trì nhiều căn cứ nhỏ ở gần hai chục quốc gia châu Phi, bao gồm Djibouti, Nigeria, Chad, Burkina Faso, Mauritania, Ghana, Liberia, Nam Sudan và Uganda, cũng như một số lượng tương đối nhỏ ở Honduras, Cuba, Colombia, Peru, Chile, Argentina và Brazil. Các căn cứ cũng được giữ trong các tiền đồn xa xôi như Greenland, Iceland, Samoa thuộc Mỹ và Nam Cực. Tổng chi phí ước tính để duy trì sự hiện diện của quân đội và căn cứ ở nước ngoài này dao động từ khoảng 60 tỷ đến 120 tỷ Mỹ kim hàng năm. 

Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có hơn 154.000 nhân viên quân sự đang hoạt động và sẽ là 330.000 người nếu bao gồm thường dân. Có 49 căn cứ chính nằm ở Nhựt Bổn, Nam Hàn, Úc, Singapore, đảo Guam, Quần đảo Marshall và Quần đảo Bắc Mariana. Các căn cứ nhỏ hơn được đặt tại Hong Kong, Thái Lan, Cambodia, Philippines và các nơi khác. Trong chiến lược Xoay trục Châu Á - Thái Bình Dương, chánh quyền của Tổng thống Obama mong muốn có được sự tiếp cận và sự hiện diện của quân đội nhiều hơn ở các quốc gia như Việt Nam và Philippines. Trụ cột của chiến lược Xoay trục châu Á - Thái Bình Dương là năm nhóm tấn công từ Hàng không mẫu hạm, bao gồm 180 tàu và 1.500 máy bay, hai phần ba sức mạnh chiến đấu của Thủy quân lục chiến, năm lữ đoàn của Quân đội Stryker và hơn một nửa sức mạnh của hải quân Hoa Kỳ.

Vì lẽ đó nên vào tháng 5/2016, Obama đã công du tới Hà Nội và tuyên bố tại cuộc họp báo chung cư Ả Trần Đại Quang rằng "Quyết định dỡ bỏ lịnh cấm vận võ khí đối với Việt Nam không phụ thuộc vào nhân tố Tàu cộng hay các cân nhắc khác, mà nó dựa trên mong muốn của chúng tôi trong việc hoàn tất những điểm kết nối trong tiến trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam". 

Đồng thời dưới trào Obama, Mỹ cũng có ý định được thuê lại bán đảo Sơn Trà và quân cảng Cam Ranh dù phía Mỹ vẫn tôn trọng chính quốc phòng ba không của Việt cộng. Liên tục có những bước "ngoại giao con thoi" trong bóng đêm giữa Mỹ với Việt cộng để tiến tới việc Việt cộng dỡ bỏ chính sách quốc phòng "trung dung giả cầy". Cụ thể như Việt Nam và Mỹ nhứt trí thúc đẩy hợp tác quân sự, trong đó có việc huấn luyện cảnh sát biển, cung cấp tàu tuần tra, hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với thảm họa nhơn đạo, tăng cường giao lưu quốc phòng, thống nhứt về việc ủng hộ trật tự khu vực, trong đó có Biển Đông, nơi các luật và quy định quốc tế được gìn giữ, tự do hàng hải, hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở, và nơi tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình, theo quy định của luật quốc tế,...Đổi lại, Obama cam kết sẽ giúp đỡ Việt Nam trong việc gia nhập TPP và các Hiệp định khác cũng như giúp Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế khác. Nhưng điểm tắc nghẽn là vấn đề nhơn quyền của Việt Nam.

Nói dài dòng như vậy để quý vị thấy luận điểm của tên Việt cộng nằm vùng Ả Trần Nhật Phong cho rằng Quốc Hội Mỹ không cho phép quân đội đóng quân ở các quốc gia cộng sản là lối nói "thấy cây mà khi thấy rừng" của một tên tuyên giáo trung cấp hoạt động ngoại tuyến. Việc đóng quân ở nước ngoài của Mỹ được chia ra thành 03 cấp độ như sau:

- Với các quốc gia thân thiện hay còn gọi là đồng minh: Dĩ nhiên là việc đóng quân của Mỹ tuân thủ theo các SOFA đồng minh;

- Với các quốc gia kém thân thiện: Dĩ nhiên Mỹ phải nổ lực cùng với quốc gia đó cải thiện tình hình để đi đến những thống nhứt bằng những SOFA riêng rẽ;

- Với các quốc gia thù địch: Dĩ nhiên sẽ không có chuyện Mỹ được phép đóng quân trên đất nước của kẻ thù.

Nói một cách cụ thể hơn là việc tên Việt cộng nằm vùng Ả Trần Nhật Phong cho rằng Mỹ sẽ không bao giờ đóng quân trên lãnh thổ Việt Nam dưới thời Việt cộng cai trị là lối nói "nhìn hiện tượng - phán bản chất". Bởi vì như đã phân tách ở trên, kể từ khi Bill Clinton lên làm tổng thống Mỹ đã tiến hành bắt tay với Việt cộng để bình thường hóa quan hệ với kẻ thù Việt cộng rồi đến khi Obama lên làm tổng thống Mỹ đã phá vỡ truyền thống của Phòng Bầu dục là lần đầu tiên Obama tiếp đón tên trùm Việt cộng là Hán nô Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015 tại phòng khánh tiết này sau đó lại ra tuyên bố chung thì Việt Nam đã không còn là quốc gia thù địch với Mỹ nữa mà Việt Nam chỉ là "quốc gia kém thân thiện" theo định nghĩa của Mỹ ở giác độ nhơn quyền, dân chủ, tự do. 

Vì lẽ đó, việc Mỹ có thể sở hữu các căn cứ quân sự tại Việt Nam thời Việt cộng thông qua các hình thức thuê lại, hợp tác quốc phòng,... là hoàn toàn khả tưởng. Còn tại sao việc Mỹ sẽ không thể thuê lại các căn cứ quân sự của Việt Nam trong lúc này như thuê lại bán đảo Sơn Trà, thuê lại quân cảng Cam Ranh thì quý vị hãy tham khảo chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Lan Dương của Mỹ và Đồng minh với chính sách quốc phòng bốn không của Việt cộng trước rồi tôi sẽ tiếp tục phân tách ở bài sau cùng với chuyện Đài Loan có tấn công vào Đập Tam Hiệp hay không nếu Đài Loan bị Tàu cộng tấn công, cướp đoạt. Trân trọng./.

Tran Hung.










Không có nhận xét nào

Quảng Cáo