Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SÍNH NGOẠI VÀ ĐỐ KỴ - VĂN HOÁ HAY DI SẢN CNXH

[ SÍNH NGOẠI VÀ ĐỐ KỴ - VĂN HOÁ HAY DI SẢN CNXH ] Mình xin bắt đầu bằng sự so sánh nhẹ. Đây là cách chúng ta nhận xét khi người Việt Nam nói...

[SÍNH NGOẠI VÀ ĐỐ KỴ - VĂN HOÁ HAY DI SẢN CNXH] Mình xin bắt đầu bằng sự so sánh nhẹ. Đây là cách chúng ta nhận xét khi người Việt Nam nói tiếng Anh sai.

1. Thằng kia nói tiếng Anh như kẹt.”
2. “Cái con kia phát âm dở ẹc.”
3. “Nói tiếng Anh không chuẩn mà khoái thể hiện.”
4. “Đọc sai tè le và cứ nghĩ ta đây.”
5. “Nghe là biết từ Việt Nam mới qua.”
6. “Moẹ nói chuyện giống FOB quá.”

Tuy không chính xác hoàn toàn nhưng miêu tả khá đúng thái độ phổ biến. Còn đây là cách người Việt chúng ta phản ứng khi người nước ngoài nói tiếng Việt chưa đúng.

1. “Ôi ấy nói tiếng Việt lơ lớ dễ thương quá.”
2. “Mới ở vài năm mà nói chuyện rành dễ sợ.”
3. “You are so cuteeeee.”
4. “Nice man. You are killing it. Keep it up.”
5. “Phát âm sai có sao đâu. Chuyện nhỏ.”
6. “Bạn nói tiếng Việt vậy là giỏi rồi.”

Các bạn có thấy lạ không. Cùng một tình huống nhưng thái độ và sự phản ứng trái nghịch nhau. Chúng ta thích dìm và mỉa mai người cùng dân tộc khi họ nói ngoại ngữ sai, nhưng nếu đó là một anh Tây thì bảo đảm sẽ được khen thưởng không ngừng. Mọi người sẽ không ai dìm mà còn vỗ tay nữa.

Tôi chưa thấy dân tộc nào sính ngoại và đố kỳ như vậy. Nhiều lúc không hiểu được vì sao lai như vậy. Có phải là văn hoá hay có nguyên nhân nào khác giải thích điều này. Sự tìm tòi dẫn tôi đến hai yếu tố, tư duy sùng ngoại sau bao năm bị cai trị và tư duy độc tài CNXH. Có thể bạn sẽ cho rằng nó không liên quan và không đồng ý. Không sao, nhưng tôi thì thấy có gì đó rất thân mật và khi cộng lại nó hình thành con người ở đất nước này hiện tại.

TƯ DUY SÍNH NGOẠI - Đất nước đã từ ngoại bang thống trị từ rất lâu. Một năm năm Bắc thuộc và một trăm năm Tây thuộc. Trong tư duy con người ở đây, họ luôn tự ti với bản thân cho nên luôn nhường nhịn người khác. Một phần vì thua kém sức mạnh kinh tế hoặc quyền lực, nhưng phần lớn vì đã bị cầm quyền quá lâu nên tạo ra não trạng của người bị cai trị. 

Cho nên trong đời sống, giao tiếp và cạnh tranh, chúng ta luôn hạ thấp dân tộc và giá trị như cách được nhồi bấy lâu mà không hề hay biết. Chúng ta vọng ngoài, thèm ngoại và tâng bốc điều đó lên. Một người Việt nói tiếng Anh sai thì chúng ta sẵn sàng mỉa mai, nhưng một người da trắng nói tiếng Việt sai thì vui lòng tán thưởng. Nó như hành động tự giác.

TƯ DUY ĐỐ KỴ CỦA CNXH - Cơ chế độc tài này thành công và duy trì trên nền tảng quyền lực và sự đố kỵ của con người. Nghe thì khó hiểu nhưng nếu suy ngẫm thì sẽ thấy rất đúng. Nếu phải nói sự khác biệt giữa văn hoá Tây và Việt Nam là gì thì đó là một bên thiên về khen ngợi còn một bên thiên về chê bai và dìm hàng.

Hãy để ý, những bài tích cực về cá nhân nào đó thì thế nào cũng có người tìm đủ mọi cách để chê và dìm. Mặc dù nó chẳng liên quan gì tới chuyên môn hay thành tích của họ. Nhưng điều đó không quan trọng, với tư duy đố kỵ có sẵn, người Việt Nam tìm đủ mọi cách để triệt hạ. Vì nó làm họ cảm thấy sung sướng.

Còn nếu là một bài dìm hàng, “cà khịa” hay chê bài thì bảo đảm độc giả sẽ kéo tới và tranh đua nhau góp sức dìm. Dù không biết họ là ai, chưa làm gì bằng hoặc không liên quan gì thì cũng dìm cho bằng được. Nó như nét văn hoá đặc trưng.

Ngày xưa khi tìm cách lên ngôi, tổ chức đã dùng lòng ghen tị của người nghèo đối với những ai khá giả hơn để làm bàn đạp. Nó rất hiệu quả và họ đã nghe theo. Họ hả hê vì thấy ông nhà giàu kia mất của cải và họ thì được ít hoặc không được gì. Niềm vui của người đố kỵ không phải là khi họ phát triển mà là thấy kẻ khác suy giảm.

Con người hiện nay không khác gì ngày xưa là mấy. Sau những năm tháng cai trị bởi chính sách độc tài, họ càng trở nên đố kỵ và ganh ghét hơn. Nếu có cơ hội, họ sẽ dìm hàng bất kể lý do là gì. Đúng sai không quan trọng, phải dìm để bản thân cảm thấy vĩ đại. Một dân tộc vốn nhỏ bé lại còn tí hon hơn với tư duy như vậy.

KẾT LUẬN - Sính ngoại hay đố kỵ không phải là hiện tượng của riêng dân tộc nào mà là bản chất con người. Nhưng ở xứ văn minh, người ta nghiên về tích cực để mọi người cùng tiến. Còn ở xứ nông cạn, con người nghiên về triệt hạ và dìm hàng nhau để ai cùng ở cùng vị trí như ai.

Đó không hề là điều tốt. Thái độ này chưa bao giờ giúp ai tiến bộ hơn mà làm tất cả suy nhược như nhau. Bạn không thể nào làm bản thân mình tốt hơn bằng cách dìm người khác. Khi bạn thể hiện sự đố kỵ, bạn cho mọi người thấy sự bất tài và cạn kiệt sức lực của mình.

Sao phải cứ chê và dìm bản tân và người cùng tiếng nói hoài chứ. Tôi chưa bao giờ thấy nơi nào nhiều người soi mói như ở đây. Thật đáng buồn. Di sản ngoại trị và CNXH để lại. [12.5.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo