Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÌM HIỂU QUYỀN MIỄN TRỪ QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ.

TÌM HIỂU QUYỀN MIỄN TRỪ QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ. Sau khi thấy Hồ Duy Hải bị xử oan, nhiều bạn viết STT kêu gọi người Việt viết thỉnh ...

TÌM HIỂU QUYỀN MIỄN TRỪ QUỐC GIA TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ.

Sau khi thấy Hồ Duy Hải bị xử oan, nhiều bạn viết STT kêu gọi người Việt viết thỉnh  nguyện thư gởi lên  Nhà Trắng để mong luật pháp Mỹ xử giúp . Viết như vậy là chưa hiểu lắm về quyền miễn trừ quốc gia.

Tòa án của một quốc gia này không thể xét xử một  vụ việc xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia khác.

 Khi tham gia vào quan hệ tư pháp quốc tế , quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn trừ của quốc gia. Quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận rải rác trong các điều ước quốc tế, điển hình nhất là Công ước Brussels về thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự,… Đặc biệt, các nội dung này được quy định một cách cụ thể và tập trung tại Công ước của Liên hiệp quốc (LHQ) về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia. Các quyền này cũng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia.

 Quyền miễn trừ tư pháp:
Miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào. Nội dung quyền này thể hiện nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn (trong lĩnh vực dân sự). Các tranh chấp liên quan đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc con đường ngoại giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này. Điều 5 và Điều 6 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tài phán trước một tòa án nước ngoài theo những quy định của Công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác, cụ thể là không thực thi quyền tài phán chống lại quốc gia khác trong một vụ kiện tại tòa án nước mình.

Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Nội dung của quyền này thể hiện trong trường hợp nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được quốc gia cho phép. Điều 18 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”.

Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử. Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một tòa án nước ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án vẫn phải được tôn trọng. Điều 19 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án nước ngoài…”

Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia:
Quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào quan hệ dân sự quốc tế. Nội dung của quyền này là những tài sản được xác định thuộc quyền sở hữu của quốc gia thì không thể là đối tượng áp dụng các biện pháp tư pháp khi quốc gia đưa vào tham gia các quan hệ dân sự quốc tế. Quyền miễn trừ về tài sản của quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế có cơ sở pháp lý vững chắc trong các điều ước quốc tế có liên quan của TPQT cũng như văn bản pháp luật thực định của nhiều quốc gia. Điều 21 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia liệt kê những loại tài sản mà quốc gia được hưởng quyền miễn trừ.

Quyền miễn trừ tài sản của quốc gia cũng được pháp luật của rất nhiều nước quy định. Luật miễn trừ nhà nước của Hoa Kỳ tại Điều 1609 cũng khẳng định quyền miễn trừ đối với tài sản của quốc gia nước ngoài. Pháp luật của Cộng hòa Liên bang Nga, của Vương quốc Anh cũng khẳng định quyền này.

Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo