Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NHỮNG TOAN TÍNH KHÁC CỦA TÀU CỘNG QUA XUNG ĐỘT Ở BIÊN GIỚI ẤN - TRUNG

NHỮNG TOAN TÍNH KHÁC CỦA TÀU CỘNG QUA XUNG ĐỘT Ở BIÊN GIỚI ẤN - TRUNG Thâm như Tàu, đó là chơn lý mà mỗi người Việt Nam mình đều được nghe v...

NHỮNG TOAN TÍNH KHÁC CỦA TÀU CỘNG QUA XUNG ĐỘT Ở BIÊN GIỚI ẤN - TRUNG

Thâm như Tàu, đó là chơn lý mà mỗi người Việt Nam mình đều được nghe và được dạy. Vì vậy, không ít bất kỳ hành động nào của Tàu cộng mà không kèm mục đích và với mỗi hành động của Tàu cộng đều mong đạt được nhiều mục đích, đó là bản chất cốt lõi, thâm căn cố đế của Hán tộc.

Trong binh pháp của Hán tộc luôn có chiêu "tiền công - hậu đàm", nghĩa là muốn đàm phán hòa bình thì trước tiên phải "đánh nhau" để "làm thân" sau đó. Và trong những tình huống cần thiết để "đoạn tuyệt giao hảo" với một thực thể nào đó thì Hán tộc cũng tung chiêu "đánh nhau để rã sòng", tức là tạo mâu thuẫn, hiềm khích để có cớ ly dị. Lịch sử cận đại đã minh chứng như dưới đây:

Ngay từ năm 1930, giữa Mao Trạch Đông với Stalin đã "xung đột về ý thức hệ", chủ trương của Stalin là "đấu tranh cách mạng phải lấy giai cấp lao động thành thị làm nòng cốt", tuy nhiên ở Trung Hoa lục địa lúc bấy giờ, giai cấp lao động ở thành thị là một giai cấp dường như không tồn tại. Vì vậy, thay vào đó Mao Trạch Đông đã vận dụng huy động lực lượng nông dân mà sau này ngay tại Vũ Hán, vào năm 1963, trước mặt của chóp bu cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ có tên là đảng Lao động, Mao Trạch Đông đã dõng dạc tuyên bố "Tui sẽ thống lãnh 500 triệu bần cố nông tiến xuống Đông Nam Á. Gió Đông sẽ đánh bật gió Tây". 

Với khác biệt về ý thức hệ như trên, Mao Trạch Đông đã phớt lờ chỉ thị của Stalin khi thực thi đảo ngược lại chỉ thị của Stalin đó là việc Mao vận dụng đấu pháp "lấy nông thôn bao vây thành thị". Khi Stalin khuyên Mao Trạch Đông nên thành lập một liên minh với Tưởng Giới Thạch để chống Nhựt Bổn. Thậm chí sau Đệ nhị thế chiến, Stalin đã khuyên Mao đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực mà nên thương lượng với Tưởng Giới Thạch.

Bởi vì trước đó, Stalin ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Tưởng Giới Thạch vào giữa năm 1945. Rất quỷ quyệt, man trá theo kiểu "dạ trước mặt trổ c sau lưng", ngoài mặt Mao chấp thuận lời khuyên của Stalin nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách đánh đuổi Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10/1949. 

Sau khi tuyên bố lập quốc, không lâu sau đó, Mao Trạch Đông đã thân chinh đi Mạc Tư Khoa trong một cuộc viếng thăm dài hai tháng với kết quả đã đạt được rất mỹ mãn là đem về cái Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Trung-Sô năm 1950, bao gồm một khoản cho vay lãi suất thấp của Liên Sô giá trị 300 triệu ruble và Hiệp ước liên minh quân sự 30 năm chống hành động xâm lược của Nhựt Bổn. Rõ ràng Mao Trạch Đông đã "qua mặt - xỏ mũi" Stalin rất êm ái.

Tuy nhiên sau đó không lâu, Mao Trạch Đông đã nhận thấy được "tương lai ảm đạm" của một Liên Sô suy tàn, sụp đổ vì nó dám đương đầu với khối tư bản siêu cường. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi, kẻ thức thời là kẻ biết ôm phao nhảy khỏi con tàu sắp đắm. Vậy là Mao Trạch Đông đã tung ra chiêu thức "đánh nhau để rã sòng", bằng chứng là Mao Trạch Đông đã dấy động biên giới với Sô cộng vào tháng 4 - 5 năm 1962, lên đến đỉnh điểm là đổ máu giữa hai nước Sô - Trung mùa xuân 1969. 

Với Ấn Độ thì Mao Trạch Đông cũng xài đấu pháp tương tự. Trong những năm 1950, Ấn Độ và Tàu cộng đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp đến mức chánh quyền Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru thúc đẩy khẩu hiệu "Ấn Độ và Tàu cộng là anh em". Tuy nhiên, tới những năm 1960, quan hệ giữa Ấn Độ với Sô cộng và cả Mỹ đã có những bước cải thiện đáng kể hơn. Điều này sẽ đem đến một nguy cơ hiển hiện là sẽ có một sự bao vây của Liên Sô - Mỹ - Ấn nhằm cô lập Tàu cộng. 

Để tiên hạ thủ vi cường hòng phá vỡ vòng vây của Mỹ - Liên Sô - Ấn Độ, Mao Trạch Đông đã gây lộn với Liên Sô để cho Mỹ thấy được Tàu cộng không đội trời chung với Liên Sô, một kẻ thù của nước Mỹ nói riêng và khối tư bản nói chung lúc bấy giờ để sau đó mở ra mối liên kết sau này được Chu Ân Lai và Cú đêm Kissinger kiến tạo với hình tượng "ngoại giao banh bàn". Đồng thời, Mao Trạch Đông cũng dấy loạn với Ấn Độ theo đấu pháp "đánh nhau" để "làm thân" bằng cuộc xung đột biên giới năm 1962. 

Cái hay của Mao Trạch Đông khi tung ra đấu pháp "đánh nhau" để "làm thân" ở biên giới Ấn Độ năm 1962 đó là việc Mao Trạch Đông đã tính toán chính xác thời điểm Liên Sô bị sa vào cuộc khủng hoảng hỏa tiễn tại Cuba nên sẽ không thể can thiệp vào chiến tranh Trung - Ấn. Đấu pháp "tiên hạ thủ vi cường hòng phá vỡ vòng vây của Mỹ - Liên Sô - Ấn Độ với chiêu thức "đánh nhau" sau đó "làm thân" sau này cũng đã được Đặng Tiểu Bình áp dụng với Việt Nam qua cuộc xung đột biên giới với Việt cộng vào năm 1979 trong lúc Liên Sô không thể cứu cánh cho Việt cộng kịp thời và Mỹ thì vô can vì đó là chuyện nội bộ của anh em tụi cộng sản cũng như trước đó Đặng Tiểu Bình đã đi Mỹ gặp tổng thống Jimmy Carter để bảo đảm sự im lặng của Mỹ.

Cũng như với Liên Sô, Ấn Độ và Việt cộng, sau khi Tàu cộng dấy động xung đột biên giới thì mọi việc đã trở lại bình thường, thậm chí còn "tốt đẹp hơn" bởi đấu pháp "đánh nhau" để "làm thân", riêng với Liên Sô thì Tàu cộng quyết tâm hạ gục vì nếu không hạ gục được Liên Sô thì Tàu cộng mãi mãi chỉ là con cóc ghẻ. Vì vậy, Tàu cộng đã đi đêm với Mỹ trong quyết sách "liên Mỹ đả Sô" nhưng thực chất thì đó chỉ là sự liên kết bằng miệng, trách nhiệm xóa sổ Liên Sô vẫn do Mỹ nhận lãnh còn Tàu cộng chỉ là con bò "dựa quải ăn rơm" trong chước "tọa sơn quan hổ đấu" và sau này là chước "giấu mình chờ thời".

Phải đi một vòng như trên mới "ôn cố tri tân", mới thấy rõ những toan tính của Tàu cộng hiện nay khi nó gây hấn với Ấn Độ dọc theo "đường McMahon" được hình thành để phân địa biên giới Ấn - Trung tại hội nghị Simla năm 1913-1914 fo thống đốc người Anh Quốc là ông Henry McMahon chủ trì và sau này được định hình lại với tên gọi là "Line of Actual Control - LAC - Đường kiểm soát thực tế" để phân chia ranh giới tồn tại như là đường ngừng bắn không chánh thức giữa Ấn Độ và Tàu cộng sau cuộc xung đột năm 1962 cho đến năm 1993.

Tại sao Tàu cộng dấy động xung đột biên giới với Ấn Độ trong lúc này? Hôm qua cá nhơn đã nhận định tại bài viết có tựa đề "TÀU CỘNG XUNG ĐỘT VỚI ẤN ĐỘ CHỈ LÀ KẾ "GIƯƠNG TÂY - KÍCH ĐÔNG" HÒNG CƯỚP ĐẢO ĐÔNG SA, LAN TỰ CỦA ĐÀI LOAN", bài viết này chỉ nói về một mục đích trong nhiều mục đích của Tàu cộng và những mục đích còn lại sẽ được nói tiếp như dưới đây:

1. Xung đột biên giới với Ấn Độ để sau đó lại ngồi xuống với Ấn Độ cùng đưa ra những cam kết, thỏa thuận mới với Ấn Độ như Tàu cộng đã làm trước đây và lần gần đây nhứt là năm 2017;

2. Tập Cận Bình muốn xài lại đấu đá của Mao Trạch Đông vào năm 1962 đó là: tiên hạ thủ vi cường hòng phá vỡ vòng vây của Mỹ - Nga - Ấn Độ vì hiện nay giữa Mỹ với Ấn Độ và giữa Ấn Độ với Nga có mối giao hảo đặc biệt trong thương mại và trong lãnh vực mua bán võ khí. Đồng thời, khi tổng thống Trump đắc cử nhiệm kỳ 2 thì tin tưởng tổng thống sẽ đưa Mỹ và Nga xích lại gần nhau hơn, bằng chứng là vừa rồi tổng thống Trump tuyên bố sẽ tái tổ chức Hội nghị G7 tại trại David có mời Nga tham dự. 

Gây lộn với Ấn Độ xong rồi đàm phán với Ấn Độ sẽ giúp Tàu cộng hóa giải được vòng vây phía Ấn Độ theo chiêu thức "đánh nhau" sau đó "làm thân" sẽ rất hiệu quả để Tàu cộng loại bớt kẻ thù sát hông mà tập trung chống trả lại cuộc truy bách của Mỹ và Đồng minh hậu đại dịch cúm Tàu cộng với khả năng là nổ ra cuộc chiến tranh cục bộ - local war. Bởi vì giữa Tàu cộng và Ấn Độ vẫn tồn tại thỏa thuận song phương năm 1996 quy định "không bên nào được nổ súng, sử dụng hóa chất nguy hiểm, tiến hành các vụ nổ hoặc săn bắn bằng súng hay chất nổ trong phạm vi hai km từ LAC" thì sau vụ gây lộn này sẽ có lý do để Tập Cận Bình gặp ông Modi làm sâu xa hơn cái thỏa thuận hòa bình kia.

3. Khi đạt được một thỏa thuận hòa bình thế hệ mới với Ấn Độ sau vụ xung đột ở LAC vừa qua, Tàu cộng sẽ cải thiện lại hình ảnh của nó ở trong mắt người dân Ấn Độ hòng cứu cánh cho nạn "tẩy chay" hàng hóa của Tàu cộng ở Ân Độ đang gia tăng mạnh mẽ sau chuyến công du của ông Modi đi tới Mỹ vào năm ngoái và chuyến công du tới Ấn Độ của tổng thống Trump vào đầu năm 2020.

4. Mục đích lớn hơn của việc gây hấn với Ấn Độ vào đêm 15/6 ở thung lũng Galwan thuộc vùng Đông Ladakh vừa rồi đó là Tàu cộng muốn "gây lộn rã sòng":

Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế của Tàu cộng đang tuột dốc không thắng bởi những đòn thuế quan nghiệt ngã của tổng thống Trump cũng như kinh tế của Tàu cộng sẽ nát như tương tầu hậu đại dịch cúm Tàu cộng bởi dính những đòn trừng phạt khốc liệt của Mỹ và các nước nạn nhơn của virus cúm Tàu cộng. Điều này sẽ đẩy Tàu cộng rơi vào cái tiền đồ bi đát, đen thui như tiền đồ của Chị Dậu ở 02 trụ cột chủ đạo mà lâu nay Tàu cộng đeo đuổi để ấp ủ, nảy nở giấc mộng Tàu cộng, đó là:

- Đại dự án Vành đai Con đường: Nói cho hoa mỹ chớ thực ra đây là cái bẫy nợ tổ chảng mà Tàu cộng tung ra hòng thống trị thế giới. Tuy nhiên hiện nay cái bẫy nợ này nó đang rơi vào tình trạng "chết giữa chừng xuân"vì nó đang thiếu tiền khi chỉ ở giai đoạn đầu tư dở dang. Bằng mọi giá Tập Cận Bình phải cứu sống cái bẫy nợ này. Muốn cứu sống nó thì phải có tiền. Vậy thì Tập Cận Bình lấy đâu ra tiền để ném thêm vào cái bẫy nợ này ngay trong lúc này? Câu trả lời ở dưới đây:

- Tàu cộng là tác giả và đồng thời cũng là chủ xị của khối BRICS - Khối các nước có nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Russia, India, China, South Africa. Các nước trong khối này như Brasil, Nam Phi, Nga thì đang lún sâu vào khủng hoảng tài chánh nên họ không thể đóng góp gì nhiều cho BRICS mà ngược lại còn là gánh nặng, Ấn Độ thì cũng không đóng góp gì nhiều, chỉ mỗi mình Tàu cộng là đầu tàu của BRICS.

Là các thành viên trong khối BRICS, dĩ nhiên khi có xích mích giữa Ấn Độ với Tàu cộng xảy ra thì trước tiên các thành viên trong khối này phải tổ chức dàn xếp với nhau trước khi nhờ tới Mỹ và các cường quốc khác. Khả năng trong quá trình dàn xếp để tái lập lại hòa bình ở biên giới Ấn - Trung sẽ bộc lộ những mâu thuẫn giữa các thành viên trong khối BRICS theo cách "nhứt bên trọng - nhứt bên khinh" mà khả năng Brazil và Nga sẽ nghiêng về Ấn Độ còn Nam Phi thì có thể trung dung, đề huề. Lấy lý do mình bị ép tại BRICS, Tàu cộng sẽ tuyên bố rút khỏi khối này và số tiền mà Tàu cộng đã gởi ở nhà băng BRICS sẽ được Tàu cộng rút ra ném vào cái bẫy nợ Vành đai Con đường để chống lại việc nó sẽ chết non.

Như vậy, sẽ không có một cuộc chiến tranh quy mô giữa Ấn Độ với Tàu cộng và cũng không thể bên nào nổ súng dù cả hai đang dồn quân binh, khí tài về đây. Bởi vì việc Tàu cộng kiếm cớ gây lộn với Ấn Độ chỉ là KẾ "GIƯƠNG TÂY - KÍCH ĐÔNG" HÒNG CƯỚP ĐẢO ĐÔNG SA, LAN TỰ CỦA ĐÀI LOAN" và để đạt được những mục đích như đã phân tách ở trên./.

Tran Hung.


















Không có nhận xét nào

Quảng Cáo