Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÀU CỘNG DƯỚI CƠ HƠN ẤN ĐỘ TRONG PHÉP THỬ XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI NÊN PHẢI CHỦ ĐỘNG XUỐNG GÀ

TÀU CỘNG DƯỚI CƠ HƠN ẤN ĐỘ TRONG PHÉP THỬ XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI NÊN PHẢI CHỦ ĐỘNG XUỐNG GÀ Như đã nhận định, việc Tàu cộng hùng hổ với ...

TÀU CỘNG DƯỚI CƠ HƠN ẤN ĐỘ TRONG PHÉP THỬ XUNG ĐỘT BIÊN GIỚI NÊN PHẢI CHỦ ĐỘNG XUỐNG GÀ

Như đã nhận định, việc Tàu cộng hùng hổ với Ấn Độ dọc biên giới Ấn - Trung thời gian qua chỉ là đòn "giương Đông kích Tây" để thăm dò thái độ của Ấn Độ mà thôi. Nếu Ấn Độ thối chí thì Tàu cộng sẽ lấn tới trong đàm phán và hàng ngàn cây số vuông đất của Ấn Độ sẽ lọt vào tay Tàu cộng như Việt Nam đã từng ôm hận dưới sự hèn nhát, âm mưu bán nước của Việt cộng.

Rất may, chánh quyền của Thủ tướng Modi không phải là con sứa biển không xương và tổng thống Mỹ hiện nay không phải là Obama, là Hillary Clinton thân Tàu cộng nên Ấn Độ đã bóp chết trò chơi "lấn đất giành dân" của Tàu cộng mà một số nhơn tố chủ đạo dưới đây là võ khí giúp Ấn Độ thành công trong việc đẩy lùi âm mưu đen tối của Tàu cộng.

1. Sự chuẩn bị hoàn hảo cho một cuộc chiến tranh quy mô trung bình dọc biên giới của Ấn Độ:

Sau khi tổng thống Trump nhậm chức, Ấn Độ thừa biết Tàu cộng sẽ gia tăng quấy nhiễu lân bang để "xuất cảng nội loạn" ra bên ngoài hòng kiểm soát được tình hình nội bộ trước việc kinh tế suy thoái do vây ép của tổng thống Trump dẫn đến bất ổn nội tình. 

Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng, Ấn Độ đã tăng cường mua võ khí hiện đại của Nga, Mỹ,... và gia tăng tự sản xuất võ khí có sát thương cao nhằm khắc chế Tàu cộng. Đồng thời Ấn Độ đã lên những kịch bản hoàn hảo thiết lập mô hình "trò chơi chiến tranh" mà phần thắng nghiêng về phía Ấn Độ.

Biết trước Tàu cộng sẽ phô diễn sức mạnh quân sự và võ khí hủy diệt vào ngày Quốc khánh 01/10/2019, phía Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận có tên gọi HimVijay vào tháng 9/2019 với mục đích kiểm tra khả năng chiến đấu của Quân đoàn 17 có tên Quân đoàn đột kích rừng núi mới nổi ở Arunachal Pradesh.

Điểm chú ý tại cuộc tập trận Himvijay theo nguồn tin của quân đội Ấn Độ đó là "Trong cuộc tập trận HimVijay, Quân đoàn 17 Mountain Strike đã được cung cấp M777 Ultra Light Howitzers khi chúng ở trong chế độ tấn công chống lại các địa điểm của 'kẻ thù' và sẽ cần súng nhẹ hơn". Ngoài lực lượng bộ binh tham gia chủ yếu vào cuộc tập trận Himvijay ra thì còn có sự yểm trợ của Không quân Ấn Độ (IAF), nơi sẽ cung cấp các yếu tố trên không cho các cuộc tập trận kiểu chiến tranh thực sự.

2. Tại sao Ấn Độ tung ra dòng võ khí M777 Ultra Light Howitzers và hạng nặng Chinook trong cuốn tập trận Himvijay:

Địa hình dọc biên giới Ấn - Trung là núi cao, các loại súng bắn đạn có đường bay thẳng sẽ không phát huy được hiệu quả so với đạn bắn theo quỹ đạo Parabol - Cầu vòng. Địa hình dốc cao sẽ không cho phép các chiến xa cơ động tự do thậm chí không thể vượt qua những sườn dốc dựng đứng như tường thành. 

Vì vậy, chỉ có các loại pháo tự hành được gắn trên những chiến xa có tải trọng nhẹ với tầm bắn xa được vận chuyển bởi các máy bay vận tải hạng nặng thả xuống các cư điểm quan trọng là giải pháp lưỡng toàn. 

Sáu tháng trước khi diễn ra cuộc tập trận Himvijay, kịch bản chiến tranh biên giới với Tàu cộng đã được Bộ Tư lịnh Miền Đông của Ấn Độ lên kế hoạch và được thực hiện bởi Quân đoàn 17 - Quân đoàn Đột kích dựa trên Panagarh với 5.000 quân và Quân đoàn 4 đóng tại Tezpur. Ấn Độ đã huy động 145 pháo phản lực siêu nhẹ M777 vào cuộc tập trận Himvijay cùng với các pháo phản lực K-9 Vajra và Dhanush tại Deolali gần Nashik. Phía quân đội Ấn Độ cho hay:

- Là một phần của trò chơi chiến tranh, quân đội của Quân đoàn 4 đóng tại Tezpur sẽ được triển khai ở một vị trí trên cao để bảo vệ "lãnh thổ" trong khi một lực lượng cỡ lữ đoàn (hơn 2.500 quân) của 17 Quân đoàn tấn công trên núi sẽ là được Không quân Ấn Độ vận chuyển để 'phát động một cuộc tấn công' chống lại kẻ thù.

- Không quân Ấn Độ sẽ vận chuyển quân đội bằng máy bay vận tải mới nhứt của họ bao gồm C-17, C-130J Super Hercules và AN-32 cùng với CH-47 Chinook mua của Mỹ để vận chuyển quân đội từ Baghdogra ở Tây Bengal và triển khai chúng gần "'vùng chiến sự" ở Arunachal Pradesh.

- Để làm cho Quân đoàn 17 tấn công trên núi hiệu quả hơn trong thời chiến ở khu vực miền núi với Tàu cộng, các đội hình chiến đấu dưới đó đang được chuyển đổi thành Nhóm chiến đấu tổng hợp (IBGs) trong quá trình tái cấu trúc của Tướng quân đội Bipin Rawat.

- Một khi các IBG được hình thành, các đội hình sẽ được chuyển đổi thành các đơn vị chiến đấu gọn gàng và hiệu quả hơn với khả năng tấn công sâu hơn và nhanh hơn trước các mục tiêu của kẻ thù. Một IBG, sẽ nhỏ hơn một chút so với một sư đoàn, sẽ tích hợp các yếu tố hiện có của bộ binh, trung đoàn xe tăng, pháo binh, kỹ sư và tín hiệu. Nó sẽ bao gồm sáu tiểu đoàn của các yếu tố này và sẽ trực thuộc một Quân đoàn.

Với 145 bệ pháo phản lực siêu nhẹ M777 và với đích đến cuối cùng của đạn pháo 155 ly là 70km (43,5 dặm), nó có thể được kết hợp với đạn dược dẫn đường GPS M982 Excalibur , cho phép bắn chính xác ở tầm bắn tới 40 km (25 dặm) thì Tàu cộng sẽ khó lòng xâm nhập qua đường LAC đã phân định.

Việc Ấn Độ đầu tư cho các bệ pháo phản lực siêu nhẹ M777 dọc biên giới Ấn - Trung là một đấu pháp hoàn hảo để trấn áp thế mạnh của pháo binh Tàu cộng. Hiện nay, phía Tàu cộng cũng đã tập trung các pháo PCL-181 dọc biên giới Ấn - Trung. Thế mạnh của pháo PCL-181 của Tàu cộng là nó hoạt động rất hữu ích ở các khu vực miền núi vì các quả đạn 155 ly được bắn ra từ chúng cũng đi theo một đường parabol, có thể vượt qua các ngọn núi trên địa hình, ví dụ như các xe tăng truyền thống. Pháo PCL-181 được Tàu cộng trang bị cho Quân đoàn 75 và đã ra mắt công chúng như một võ khí mới được phát triển tại cuộc diễu hành quân sự Quốc khánh ở Bắc Kinh vào ngày 01/10/2019.

3. Yếu tố đồng minh:

Khi tổng thống Trump bước vào Bạch Cung, một trong những quyết sách đầu tiên đó là "củng cố đồng minh cũ - hình thành liên minh mới" mà chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" với bộ khung Tứ giác Kim cương gồm Mỹ - Nhựt - Ấn - Úc đã được hình thành và phát triển vững chắc hơn.

Nếu như thời tổng thống Obama hoặc giả Hillary Clinton làm tổng thống thì chắc chắn trước trò gây hấn của Tàu cộng, phía láng giềng của Ấn Độ là Pakistan cũng sẽ hùa theo Tàu cộng để rồi Obama hoặc Hillary Clinton sẽ nói với Ấn Độ là "nên nhượng quyền Tàu cộng vì sự bình yên của thế giới". Trước nhị bề thọ địch, khả năng Ấn Độ sẽ nhượng bộ Tàu cộng là rất khả dĩ. 

Tuy nhiên, với tổng thống Mỹ là Donald Trump thì khác, chính ông Trump đã dằn mặt đồng minh truyền đạt của Mỹ là Pakistan khi ngưng cấp gói viện trợ chống khủng bố cho nước này với lý do Pakistan dung dưỡng khủng khiếp và đi đêm với Tàu cộng. Vì vậy, khi Tàu cộng quấy nhiễu Ấn Độ như hiện nay, phía Pakistan sẽ phải nằm im bởi cựa quậy sẽ chạm vào tình cảm giữa Mỹ - Ấn thời Donald Trump - Narendra Modi. 

Mặt khác, trong chuyến công du đầu tiên tới Ấn Độ vào đầu năm 2020 này, tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ chuyển giao cho Ấn Độ lô máy bay trực thăng quân sự là "thiết bị quân sự tốt nhứt và đáng sợ nhứt trên hành tinh" với tổng giá trị tới 3 tỷ Mỹ kim mà cá nhơn khi đó đã nói rằng "chắc chắn láng giềng 'xấu bụng' và cũng là kẻ không ngừng 'xâm lấn' biên giới của Ấn Độ là Tàu cộng sẽ phải rã rời tay chân"

Ở thời điểm đó, cá nhơn dự đoán lô máy bay trực thăng quân sự mà ông Trump tuyên bố chuyển giao cho Ấn Độ sẽ là những chiếc trực thăng Bell 360 Invictus thuộc dòng "Máy bay trinh sát tấn công tương lai - FARA" của Quân đội Hoa Kỳ. Giá ưu đãi của loại trực thăng này hiện nay là 30,5 triệu Mỹ kim một chiếc, như vậy với tổng giá trị là 3 tỷ Mỹ kim, Ấn Độ sẽ có được lô trực thăng trinh sát tấn công Bell 360 Invictus với 100 chiếc.

Với địa hình rừng núi, khả năng tác chiến phối hợp giữa 145 dàn pháo M777 howitzer với dòng máy bay trực thăng trinh sát tấn công tương lai - FARA là các máy bay trực thăng Bell 360 Invictus mà Mỹ đã chuyển giao cho Ấn Độ thì hệ thống pháo yểm trợ tầm xa PCL-181 của Tàu cộng sẽ chưa bắn mà bị bốc cháy và bộ binh của Tàu cộng chưa xuất kích đã bị pháo M777 howitzer của Ấn Độ dập cho tan tành.

Mặc dù năng lực quân sự của Tàu cộng xếp trên Ấn Độ 01 bậc nhưng với sự chủ động, cảnh giác cao độ cùng với lợi thế về mặt địa hình là Ấn Độ ở trên cao, Tàu cộng ở dưới thấp nên phía Ấn Độ sẽ chiếm ưu thế hơn so với Tàu cộng nếu xung đột biên giới nổ ra theo chiều hướng leo thang. Vì vậy, sau khi binh sĩ hai bên tấn công bằng võ khí thô sơ gây thương vong cho nhau thì cả hai quốc gia đã chủ động hạ nhiệt mà bên lên tiếng hòa dịu ttrước cũng chính xác là bên chủ động gây hấn trước chính là Tàu cộng./.

Tran Hung.













Không có nhận xét nào

Quảng Cáo