Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ VUA THIỆU TRỊ VÀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - ĐOÀN LÀM PHIM PHƯỢNG KHẤU CÓ ĐI QUÁ LỐ KHÔNG ?

Về vua Thiệu Trị và vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - đoàn làm phim Phượng Khấu có đi quá lố không ? Theo phim Phượng Khấu, thì vua...

Về vua Thiệu Trị và vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - đoàn làm phim Phượng Khấu có đi quá lố không ?

Theo phim Phượng Khấu, thì vua Thiệu Trị rơi nước mắt khi nói về chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của nước Đại Nam. Có cả phần trích đoạn vua Thiệu Trị nói “Hải đảo của Đại Nam ta là do công sức của binh sĩ, các dân quân từ các triều đại trước đổ máu để có được …”.

Bài báo tại đây >> https://tuoitre.vn/phim-phuong-khau-khang-dinh-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa-tu-trieu-nguyen-20200424112256338.htm.



Nhưng đáng tiếc là không có bằng chứng nào trong sử Nguyễn có viết gì về vua Thiệu Trị quan tâm đến Hoàng Sa đến thế.  Mà ngược lại, chúng ta nếu đọc Châu Bản, thì lại có cả vụ thời vua Thiệu Trị, vua chả xem Hoàng Sa quan trọng là gì cả đấy.

Đó là theo bài viết nghiên cứu về Châu Bản này >> https://news.hoasen.edu.vn/vi/tin-chuyen-de/chau-ban-thoi-minh-mang-va-thieu-tri-khac-ghi-chu-quyen-hoang-sa-va-truong-sa-cua-viet-nam-1376.html, thì:

1. “Châu bản thứ mười là văn bản Phúc Tấu của Bộ Công ngày 26-1 năm Thiệu Trị 7 (1847) lưu tại tập Châu bản Thiệu Trị 42, trang 83. Đáp rằng: "Tháng 6 năm Thiệu Trị 5 (1845) phụng Sắc về việc đình hoãn vãng thám Hoàng Sa. Nay phúc tấu đợi Chỉ có nên vãng thám Hoàng Sa kỳ này hay không? Châu phê (vua phê): "Đình hoãn”.”

2. “Châu bản thứ mười một là bản Tấu của Bộ Công ngày 28-12 năm Thiệu Trị 7 (1847) lưu tại tập Châu bản Thiệu Trị 51, trang 125. Có đoạn viết: "Hàng năm, vào mùa xuân theo lệ phái binh thuyền vãng thám Hoàng Sa thuộc hải cương nước nhà cho thành thục đường đi lối lại. Năm 1845 có Chỉ đình hoãn kỳ vãng thám 1846. Vì công vụ bận rộn, năm nay cũng xin được đình hoãn. Châu phê: "Đình hoãn”.”

Như vậy chúng ta có bằng chứng là thời vua Thiệu Trị, triều đình vì bận việc công vụ quá mà đình hoãn luôn cả vụ đi vãng thám Hoàng Sa.

Thế thì lấy đâu ra mà có vụ vua Thiệu Trị khóc khi nói về chủ quyền Hoàng Sa như phim Phượng Khấu diễn tả vậy bạn ?  Vua mà OK với việc triều đình bận công vụ quá, vua cho miễn luôn vụ đi vãng thám Hoàng Sa, như vậy thì lấy đâu ra việc vua khóc sướt mướt về Hoàng Sa như phim Phượng Khấu diễn tả ? 

Dĩ nhiên phim là phải có hư cấu, nhưng hư cấu quá thì nó có trở thành lố bịch không ?

Đó là còn chưa nói, phim đem sử kiện nhơn vật cai đội Phạm Văn Nguyên đi Hoàng Sa thời MInh Mạng, đưa vô cho làm sử kiện thời vua Thiệu Trị, thế có là oái ăm không ?  Nếu người ta chưa chứng minh được rằng vua Thiệu Trị có thật sự quan tâm đến quần đảo Hoàng Sa hay không, mà còn đó sử liệu Châu Bản viết rất rõ vua Thiệu Trị cho hoãn đi vãng thám Hoàng Sa vì triều đình bận việc công vụ, thì liệu việc đem một sử kiện đi Hoàng Sa như thế này, từ đời Minh Mạng là thời của một ông vua muốn xưng hùng xưng bá, nhét vào đời Thiệu Trị, có là lố bịch không ?

Mà mình thắc mắc là ngay trong bộ sử Đại Nam Thực Lục thời Thiệu Trị năm 1845 có sử kiện “Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán được phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng. Người cùng phái đi nêu ra để hặc. Hoán phải tội lưu đến hết bậc.”. Tại sao các nhà làm phim Phượng Khấu không dựa vào sử kiện trên mà viết thêm, ví dụ viết về vua Thiệu Trị nghiêm trị quan lại quấy nhiễu xóm làng ra sao. Như vậy có phải là hay không ?  Tại sao đoàn làm phim đi lấy sử kiện xảy ra thời vua Minh Mạng, rồi thêm mắm thêm muối vụ cho thành ra sử kiện thời vua Thiệu Trị quá lố tới vậy ? 

Nên không biết trong trường hợp này, có phải là giáo sư Lê Văn Lan chưa đọc kỹ sử Đại Nam Thực Lục đúng không bạn ?

Đáng ngại hơn nữa, bài báo còn cho biết “Còn tình tiết Phạm Văn Nguyên bị vua Thiệu Trị cách chức và đánh 100 trượng trong phim là do đạo diễn cùng NSƯT Thành Lộc sáng tạo trong kịch bản. Mục đích là để thể hiện vua Thiệu Trị và triều đình nhà Nguyễn luôn ý thức sâu sắc việc gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc”. Mình đọc xong mình thấy nhột quá.  Bởi vì anh / chú Thành Lộc là diễn viên đóng phim, chứ có phải là nhà nghiên cứu sử đâu mà lại “sáng tạo” vụ này nhỉ ? Sáng tạo như thế mà không đọc kỹ sử, có làm người ta nghi ngờ không ?  Mình nghĩ anh / chú Thành Lộc chắc chỉ nên giới hạn trách nhiệm của anh / chú trong việc đóng phim thôi, vì nếu đã đá qua sử, thì người ta cần biết anh / chú Thành Lộc có đọc sử gì không, đọc ra sao, nghiên cứu như thế nào ? Đừng nói là anh / chú chỉ đọc sử Wikipedia thôi nha.

Mà tại sao phim về lịch sử vơi sử kiện như thế, người ta lại để cho diễn viên sáng tạo vụ sử kiện này vậy bạn ? Việc làm như thế này, có là sai không ? Diễn viên là diễn viên, chứ đã bao giờ diễn viên là nhà nghiên cứu sử nghiêm túc đâu mà đem sử kiện lắp ráp lung tung như thế ? 

Và mình xem đoạn video clip vua Thiệu Trị khóc khi bàn về Hoàng Sa trong phim Phượng Khấu, mình cảm thấy ngậm ngùi.  Ngậm ngùi là một vị hoàng đế Á Đông mà trước mặt triều thần khóc như vậy, không biết là còn thể thống nào nữa. Vua mà mít ướt như vậy, có khác nào Brian như con nit lên Facebook mà khen cô Hán Nôm lên tới trời đâu ta ?

Và vụ này xạo cũng xạo vừa vừa thôi, vì theo Châu bản, là cai đội Phạm Văn Nguyên bị phạt do "Cai đội Phạm Văn Nguyên được phái đi Hoàng Sa, khi trở về dềnh dàng quá hạn, đã có chỉ giao cho Bộ trị tội. " (xem >> https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/Convert/biendaovn/Lists/NghienCuuTraoDoi/View_Detail.aspx?ItemID=31). Vua mà chỉ có vậy cũng khóc, các nhà làm phim Phượng Khấu có làm ô uế hình ảnh vua Thiệu Trị không ? 

Vẫn biết làm phim là phải có hư cấu, nhưng hư cấu quá, có là lố bịch không ? Có khác nào những người Cộng Sản khen lãnh tụ  Hồ Chí Minh biết nhiều thứ tiếng ngoại ngữ không ? Mình nghĩ làm phim mà có hư cấu cũng phải biết giới hạn sự hư cấu chứ nhỉ ?

Và có lẽ anh / chú Thành Lộc đừng nên tiếp tục sáng tạo về sử trong bộ phim này cũng nên, mà chỉ tập trung vào diễn vai trong phim thôi nhỉ ? Anh / chú Thành Lộc hãy để công việc viết về sử cho bộ phim tập này cho những người khác mới là đúng người đúng việc hơn chăng ? 

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian 

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo