Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

XUẤT SƯ (phần 4)

XUẤT SƯ (phần 4) Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa có một bài phát biểu quan trọng thông báo rằng Mỹ rút bớt quân ở EU để tập trung quân ứng p...

XUẤT SƯ (phần 4)

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa có một bài phát biểu quan trọng thông báo rằng Mỹ rút bớt quân ở EU để tập trung quân ứng phó với Trung Quốc đang có xu hướng đe doạ Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Những phân tích trước đây về các vùng nóng trong khu vực Châu Á đã diễn ra đúng xu hướng như thế. Chỉ dấu thú vị nhất là việc Kim Jong Un đã chỉ đạo dừng việc khiêu khích quân sự với Hàn Quốc như tôi đã đánh giá. Nhất là Kim Jong Un ra quyết định này sau khi ông gặp Tập Cận Bình. 

Vấn đề quan trọng nữa là xung đột biên giới Trung- Ấn đã ngày càng leo thang sau khi thủ tướng Ấn Độ chỉ thị cho phép các chỉ huy ở mặt trận Trung-Ấn được phép quyết định việc nổ súng. Ấn-Trung đang  đổ lỗi cho nhau trong việc gây hấn nhưng tôi vẫn cho là Ấn chủ động gia tăng xung đột để ủng hộ chiến lược của Mỹ. Việc Trung Quốc chưa nói gì về nổ súng nhưng Ấn nói trước cho thấy phía nào quyết tâm hơn. 

Giới phân tích quân sự gần đây đã bắt đầu cảm thấy chiến tranh Trung-Ấn có thể trở lại ở mức độ như thập niên 1960 nên bắt đầu phân tích tiềm lực quân sự hai nước. Phân tích cho thấy sức mạnh quân sự Ấn Độ yếu hơn Trung Quốc nhưng tôi đánh giá là không phù hợp trong tình hình hiện nay. 

Trong cuộc chiến lần này Mỹ và phe đồng minh đứng sau Ấn Độ, nhìn vào bảng phân tích ta thấy ngân sách quốc phòng Ấn Độ ít hơn Trung Quốc 140 tỷ USD. Nhưng cần thấy là nếu các đại cường trong phe đồng minh khi cần Ấn thẳng tay với Trung Quốc thì mỗi nước góp thêm 20 tỷ USD để quân Ấn đứng ra phụ giúp quân đồng minh chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. 

Tương tự như vậy với các so sánh về vũ khí và công cụ chiến tranh khác. Các đại cường có nhiều vũ khí cũ, sẵn đợt này họ chở sang cho Ấn Độ vào ban đêm cũng không có gì là khó khăn. Tiền và vũ khí thì các đại cường không thiếu, vấn đề chỉ là Ấn Độ quyết tâm đến đâu. 

Pompeo gặp Dương Khiết Trì tại Hawaii vừa qua nhưng có rất ít thông tin được hai bên đưa ra và tiếp theo sau đó Trump hoãn chưa thông qua dự luật trừng phạt đảng CSTQ trong việc ra nghị quyết an ninh quốc gia đối với Hong Kong cho thấy Tập và Trump cũng đang muốn có một đàm phán khác về vấn đề Hong Kong. 

Đảng CSTQ nhận định là nếu ngọn cờ dân chủ Hong Kong giương lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho họ. Mỹ thì dĩ nhiên bảo vệ Hong Kong nhưng vấn đề là đã đến lúc đẩy Hong Kong vào sinh tử chiến hay chưa. Qua việc Dương Khiết Trì cúi người bắt tay Pompeo, tôi đánh giá là Trì tỏ thái độ nhún nhường biết ơn vì một thoả hiệp tốt cho vấn đề Hong Kong. 

Cuộc chiến Trung-Mỹ là cuộc chiến thay đổi chứ không phải cuộc chiến để tiêu diệt, nên nếu Mỹ đề nghị Hong Kong hạ thấp ngọn cờ dân chủ xuống vài centimet thì cũng không có gì lạ. Hạ thấp xuống chút vì kế hoạch lâu dài khác với kém thế mà cuốn cờ lui binh. Nhưng vấn đề là nếu Mỹ-Trung thoả thuận về Hong Kong mỗi bên nhường nhau một tý thì lửa sẽ đốt ở đâu ?

Pompeo phát biểu mới đây như tôi nói ở trên có bao hàm Việt Nam. Nhưng tôi cho rằng do bận rộn nên ngoại trưởng Mỹ chưa cập nhật tình hình mới. Nếu ông biết rằng một nhân viên ngoại giao Mỹ tại Đài Loan bị đảng CSVN tổ chức bắt giữ trái phép không thành thì có lẽ ông sẽ gạch tên Việt Nam ra khỏi bài phát biểu. 

Mỹ bảo hộ quân sự cho một nước vừa tổ chức “bắt cóc” nhân viên ngoại giao của mình để làm gì ? Đó là chưa kể Việt-Mỹ chưa có hiệp ước quân sự. Lính Mỹ nổ súng theo luật chứ không theo ý chí chính trị của cá nhân quan chức nào.

Việc bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phương Hoà sang Đài Loan đón con dâu của ông ra khỏi bàn tay của đảng CSVN dù mỹ nhân này là nhân viên ngoại giao của Mỹ cho thấy một vấn đề khác trong quan hệ vừa đánh vừa đàm của hai nước Trung-Mỹ. Quan hệ Trung-Đài đang căng thẳng nên hẳn nhiên Nguỵ tướng quân đi giải cứu con dâu dù là việc cá nhân nhưng dĩ nhiên phải được sự cho phép của Tập. 

Tạo điều kiện cho nhân viên ngoại giao Mỹ tránh khỏi rắc rối nhanh nhất có thể thì hẳn nhiên Tập có ý định đàm phán thêm với Trump và Mỹ về phần Biển Đông của Việt Nam. Tập cũng cần thành tích nhỏ nào đó dù ông có về hưu hay không ở đại hội đảng CSTQ tới đây. 

Trump là người hào phóng, nếu tiễn được Tập về hưu thì Trump cũng có chiến công để mà báo cáo. Biển Đông có phải của Mỹ đâu mà ông tiếc gì mà không tặng cho Tập lúc này để đạt được mục đích đường dài cho Mỹ và kể cả lợi ích chính trị cho cá nhân ông.

Phát biểu mới đây của đại sứ Hùng Ba tại Việt Nam cho thấy rõ sự khinh miệt của đảng CSTQ với đảng CSVN khi đem dự án Cát Linh- Hà Đông ra làm biểu  tượng cho tình hữu nghị hai đảng anh em. Cộng với các phân tích ở trên cho thấy kịch bản Mỹ làm lơ để đảng CSTQ nổ súng lấy Biển Đông của Việt Nam là hoàn toàn rất nhiều khả năng xảy ra. 

Nếu trước đây Mỹ e ngại dư luận chỉ trích nếu bỏ rơi Việt Nam thì vụ bắt giữ trái phép tại Đài Loan đã cho Mỹ đầy đủ lý do để giải thích với người dân Việt Nam và các nước nhỏ khác. 

Một ý kiến khác từ một người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu Việt-Trung-Mỹ cũng nói với tôi là nếu Mỹ bỏ rơi Việt Nam lúc này Mỹ càng có lợi. Sau khi Việt-Trung va chạm, Mỹ chỉ cần giải thích là vì Việt-Mỹ chưa có cơ chế đồng minh nên Mỹ chưa hành động được thì ngay sau đó các nước nhỏ sẽ ào ạt chạy đến ôm chân Mỹ mà thôi.

Bài này tôi không có câu kết vì đã cạn lời với đảng CSVN. 

H.M







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo