Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SỰ XẤC XƯỢC CỦA ĐÁM "HỌC GIẢ" LƯU MANH

SỰ XẤC XƯỢC CỦA ĐÁM "HỌC GIẢ" LƯU MANH Vừa rồi, theo dõi vụ "bốc phốt" cuốn từ điển chính tả tiếng Việt bên trang của an...

SỰ XẤC XƯỢC CỦA ĐÁM "HỌC GIẢ" LƯU MANH

Vừa rồi, theo dõi vụ "bốc phốt" cuốn từ điển chính tả tiếng Việt bên trang của anh HTC, thấy cái cô tiến sĩ thổ tả (dạy ở ĐH Nhân văn HN) còm qua còm lại, Phễu tui bỗng buồn cười. Cười thì đương nhiên, nhưng buồn thì không bút nào tả xiết. 

Buồn lắm. Người ta phóng phi thuyền nhiều như trấu lên quỹ đạo, mà dân VN giờ này vẫn còn rờ mò từng từ chính tả. Giáo sư tiến sĩ gì mà nói chuyện ngáo ngơ, ngu xuẩn!

Đầu tiên nói chuyện chính tả. Phễu tui gốc Bắc, cho nên không bao giờ sai hỏi (?), ngã (~), các âm đuôi (-t/-c và -n/-ng). Thế nhưng có những âm miền Nam không bao giờ ngọng như: l/n, gi/d, s/x, r/d/gi, ch/tr,... thì không phải người Bắc nào cũng phân biệt được.

(Cái này chăm chỉ đọc sách, riết sẽ biết thôi. Phễu tui sống ở miền Nam từ nhỏ xíu, lại chăm chỉ đọc sách từ lớp 1. Rồi từ năm 20 tuổi tới giờ là viết và viết, nên hầu như không sai chính tả phổ thông. Ấy thế mà đụng từ Hán-Việt cổ cũng phải tra muốn chết.)

Tất nhiên, một người miền Bắc, ngay cả ĐỌC SÁCH NHIỀU - thì 100% cũng sẽ sai chính tả. Bạn không tin hả? Vậy thì hãy lật toàn bộ sách văn học của miền Bắc xuất bản (bắt đầu từ "tuyển tập 30-45" (A và B ) đến văn học 45-75) xem có phân biệt được "gi" và "d" không??

Các cuốn sách văn học này không phân biệt được "dòng" và "giòng", "giàn" và "dàn", "giẫm" và "dẫm", "diễu" và "giễu", "dùm" và "giùm", "giăng" và "dăng", v.v...    
 
Tại sao lại có các ví dụ này? Vì đó là các từ mà Phễu tui hay bị sai mặc dù đã đọc sách từ bé. Khốn nỗi, các tác giả ngọng "d và gi", thì hỏi sao mà người đọc biết được mình sai hay đúng. Mãi sau này, khi có ít chữ Hán lận lưng, thì mới hiểu được mình sai ở chỗ nào.

(Đó là đọc sách nhiều. Sách gì cũng đọc, "sục" vào 30-40 lãnh vực, từ văn học, triết, toán, nhân học, y học, mỹ thuật...  cho tới cơ khí chế tạo máy - mà còn sai tơi tả. Còn đọc ít như mấy bác GS.TS ở VN thì sai là chuyện ĐƯƠNG NHIÊN. Ở đó mà cãi chày cãi cối.)

Chưa kể thái độ kẻ cả, "ta đây là nhất" của các vị GS.TS. Xin thưa. Đó là điều ngu xuẩn nhất mà Phễu tui từng biết: ông có là giáo sư (thứ thiệt) đi nữa, thì chỉ là thông thạo cái ngành hẹp bé tí của ông thôi. Ông không thể "biết tuốt" được!

Và ngu ngốc cũng không kém là việc dùng thống kê để xem tần suất sử dụng từ vựng (xem cái nào tần suất sử dụng cao hơn thì lấy làm chính âm). Đờ mờ các vị. Sau khi tiếp thu miền Nam, thì các vị đốt hết CMN hết "văn hoá phẩm đồi truỵ" của người ta rồi còn đâu mà thống kê với chả thống kiếc?! Thế nên cái mà các vị "thống kê" ấy chỉ còn rặt một phương ngữ Bắc bộ. Thống kê cái chó gì, khi vi phạm nguyên tắc của thống kê học? Phễu tui chỉ ra rồi đó: có thống kê hết văn học (cách mạng) VN thì ngọng "gi/d" cứ là "mèo lại hoàn mèo".

(Gần đây được đọc sách triết của các bậc thầy miền Nam trước đây dịch: trời đất! có những từ quá hay (mà vốn từ "chính thống" trong các bộ sách triết của NXB Sự Thật không chiết giải được), nhưng đau đời cái là phải tra từ điển mới hiểu. Đó, đốt sách người ta thì sẽ huỷ hoại CMN luôn những từ vựng hay ho mà tiền nhân đã dày công sáng tạo.)   

Sách thì đốt rồi. Bây giờ muốn làm từ điển thì không tránh khỏi què quặt: những gì không hiểu, mấy ông bèn liệt moẹ nó vào "phương ngữ". 

Cái kiêu binh của kẻ thắng cuộc, cái mục hạ vô nhân của tầng lớp "học giả" lưu manh đã biến việc dễ thành việc khó. Và bây giờ thì khó đến độ không thể làm được nữa. 

(Nếu Phễu tui làm từ điển thì rất dễ: mời các nhân sĩ (chính hiệu) của 3 miền: "ông" nào ngọng, đớt cái nào thì không được phụ trách phần đó. Mấy ông Nam kỳ và Trung kỳ thì quên cái vụ hỏi ngã, âm cuối (-n/-ng, -c/-t,...) đi. Mấy ông Bắc kỳ thì quên vụ ch/tr, d/gi/r, n/l... đi. Và tất nhiên ông Nam kỳ sẽ cực mạnh trong vụ phân biệt ch/tr, l/n. Ông Trung kỳ thì s/x không ai qua nổi. Ông Bắc kỳ thì "trùm" vụ hỏi ngã, âm cuối có "g hay không". Bla bla... Moẹ, vậy thì sao cuốn từ điển sai chính tả được, và quan trọng là chẳng xứ nào "cãi" nổi).

Thêm vào đó, đưa cục phấn biểu "xứ ông có từ nào mà nói người xứ khác hem hiểu thì ghi vô làm phương ngữ". Bà moẹ, ngủ một đêm tới sáng thì cuốn từ điển đầy nhóc phương ngữ, xứ Bắc nè, miền Trung nè, Quảng Nôm nè, xử Huể nè, miềng Tây nè. Sau này con nít tha hồ mà tra. Chứ các giáo sư đầu bạc, mắt kính ngồi liệt ở thủ đô (mà thiên hạ đồn là mắc tứ chứng nan y - mù què câm điếc) thì biết quái gì về từ vựng vùng miền mà biên soạn từ điển?!)

Và từ điển không ngọng NÍU ngọng NO mới là lạ!

Tất nhiên đây chỉ là phần "dạo đầu". Như đã phân tích, việc thiếu hụt tư liệu trước 1975 và sự vắng mặt nhân sĩ (bị bức hại) của miền Nam sau đó; cộng thêm sự xấc xược và lộng hành của đám "học giả" lưu manh cơ hội ở các tháp ngà đô hộ phía Bắc  - thì sắp tới sẽ còn nhiều quyển từ điển quái thai nữa chào đời.       

9/7/2020, 
Xài Gòn hiệp chủng tỉnh, Dáo Xư Phễu - Hiệu trưởng ĐH Đại Ngu kính bút.



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo