Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

8 THỰC TẾ VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA TÔN GIÁO VÀ CHÁNH PHỦ TẠI MỸ

8 THỰC TẾ VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA TÔN GIÁO VÀ CHÁNH PHỦ TẠI MỸ Cho đến nay người Mỹ vẫn còn tranh luận đâu là "ranh giới" thích hợp giữ...

8 THỰC TẾ VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA TÔN GIÁO VÀ CHÁNH PHỦ TẠI MỸ

8 THỰC TẾ VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA TÔN GIÁO VÀ CHÁNH PHỦ TẠI MỸ

Cho đến nay người Mỹ vẫn còn tranh luận đâu là "ranh giới" thích hợp giữa hai lãnh vực này. Điều này được thấy trong khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center), đưa lên website của Pew ngày 16/7/2020. Dưới đây tóm lược 8 dữ kiện thực tế (facts) về tương quan giữa chánh phủ và tôn giáo:

1/ HIẾN PHÁP chung của nước Mỹ (US Constitution) không đề cập đến Thiên Chúa, nhưng các bản Hiến pháp của các tiểu bang (state) đều đề cập Thiên Chúa.
"Thiên Chúa" ("God") cũng xuất hiện trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, trong Lời thề cam kết trung thành (the Pledge of Allegiance) và trên tiền tệ của Mỹ.

2/ QUỐC HỘI MỸ (Thượng viện, Hạ viện), theo một phân tích trong năm ngoái 2019, có đến 88% số thành viên trong Quốc hội lưỡng viện theo Ki-tô giáo (Cơ Đốc giáo), tức Christianity.

* Sẵn đây ghi chú luôn: cả hai cách gọi "Ki-tô giáo", "Cơ Đốc giáo" đều cùng một nghĩa là tôn giáo thờ phượng Chúa Jesus Christ.
Thời kỳ ban đầu đạo Công giáo được rao giảng tại VN đều do các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha. Do đó "Jésus Cristo" (tiếng Bồ) đã được phiên âm qua tiếng Việt là "Giê-su Ki-tô" (bên tiếng Anh là Jesus Christ, phát âm khác hẳn: /'dʒi:zəs kraist/).
Trong khi đó, khi chuyển ngữ qua Hán tự, Jesus là: 耶 穌 (âm Việt-Hán là "Gia Tô"), Christ là: 基 督 (âm Việt-Hán là "Cơ Đốc").
Một đàng là phiên âm từ tiếng Bồ "Cristo" => "Ki-tô"; còn một đàng là mượn Hán tự 基 督 (chuyển ngữ của "Christ") => chuyển âm thành tiếng Việt "Cơ Đốc".

* Ki-tô giáo (Cơ Đốc giáo) bao gồm: Công giáo (Catholic), Kháng cách (Protestant), Chính thống giáo (Orthodox) .v.v...
Ở Mỹ, trong Kháng cách (Protestant) lại chia ra rất nhiều hệ phái như Tin Lành (Evangelicalism), Giám nhiệm (Episcopal), Trưởng lão (Presbyterian), Ngũ tuần (Pentecostalism)...

Tại VN, do đạo Tin Lành chiếm chủ yếu trong Protestant (Kháng cách) nên "Protestant" thường được dịch luôn thành "Tin Lành".

3/ TỔNG THỐNG: Hầu hết các Tổng thống Mỹ đều theo Kháng cách (Protestant), trong đó phần lớn thuộc hệ phái Giám nhiệm (Episcopal) và Trưởng lão (Presbyterian). Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, cố Tổng thống Ronald Reagan, đều thuộc hệ phái Presbyterian.

Theo tập quán truyền thống, các tổng thống Mỹ khi tuyên thệ nhậm chức đều đặt tay lên cuốn Thánh Kinh (Holy Bible) và chốt lại trong tuyên thệ có câu "Xin Chúa hãy giúp con" ("so help me, God!").

4/ Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 2/2020, trước câu hỏi "suy nghĩ thế nào nếu một Tổng thống Mỹ có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ", có 20% số người Mỹ cho rằng "điều đó rất quan trọng", 32% cho rằng "quan trọng tương đối".

Có đến 65% trong số người ủng hộ đảng Cộng hòa cho rằng "Tổng thống Mỹ nên có một niềm tin tôn giáo". Tỉ lệ quan tâm về niềm tin tôn giáo nơi Tổng thống Mỹ, ở những người ủng hộ đảng Dân chủ, thì ít hơn - 41%.

5/ Vai trò của THÁNH KINH (Holy Bible)?
Người Mỹ có sự chia rẽ về vai trò của Thánh Kinh đối với hệ thống luật pháp quốc gia.

23% cho rằng Thánh Kinh cần phải có được ảnh hưởng nhiều đến luật pháp; 26% cho rằng Thánh Kinh nên ảnh hưởng một phần nào đó.
Trong khi đó, có 19% đưa ra ý kiến Thánh Kinh không nên ảnh hưởng nhiều; và 31% cho rằng Thánh Kinh không cần thiết phải có vai trò đối với luật pháp.

6/ GIÁO HỘI NÊN HAY KHÔNG NÊN THAM GIA CHÁNH TRỊ?

36% người dân Mỹ cho rằng các tổ chức tôn giáo nói chung (Giáo hội, Hội thánh...) nên bày tỏ quan điểm trước các vấn đề xã hội và chánh trị.
Nhưng, mặt khác, có đến 63% cho rằng các tổ chức tôn giáo không nên tham dự vào trong những chiến dịch của các ứng cử viên thuộc sân khấu quyền lực chánh trị, mà hãy đứng ra ngoài.

7/ CHÁNH PHỦ TÀI TRỢ CHO TÔN GIÁO?

Một phần ba người Mỹ (32%) nói rằng các chính sách của chánh phủ nên hậu thuẫn cho các giá trị tôn giáo. Nhưng có đến 65% cho rằng các tổ chức tôn giáo không nên can dự vào những chính sách hậu thuẫn của chánh phủ.

Trong khi đó, Tối cao Pháp viện Mỹ đưa ra phán quyết rằng các tiểu bang (states) được phép tài trợ (thông qua những hình thức gián tiếp) cho hệ thống học đường / giáo dục thuộc sở hữu của các tôn giáo!

8/ CẦU NGUYỆN NƠI TRƯỜNG HỌC: HỢP PHÁP HAY KHÔNG?
Ở các trường tư thục tôn giáo, việc giáo viên hướng dẫn cách thức cầu nguyện là hợp hiến.

Nhưng, Tối cao Pháp viện Mỹ trước đây đã có một phán quyết không cho phép diễn ra những giờ cầu nguyện tại hệ thống trường công lập, cho đó là vi Hiến.

Khi khảo sát giới thanh thiếu niên tại trường công lập, có 41% học sinh lại cho rằng có giáo viên hướng dẫn những giờ cầu nguyện là thích hợp - dù biết rằng việc thực hành như vậy bị cấm.


Nguyễn Chương MT
----------------------------------------------------------------------------
Sơ đồ (côt phải, hình trên cùng):
Ở Thượng viện Mỹ, TNS theo Kháng cách (Protestants) chiếm 60%, theo Công giáo (Catholics) là 22% - còn lại là những tôn giáo khác ngoài Ki-tô giáo.
Ở Hạ viện, Dân biểu theo Kháng cách là 53,7%, Công giáo 32,5%.

TT đương nhiệm Donald Trump bên đảng Cộng hòa, theo giáo phái Presbyterian của Kháng cách; trong khi Đệ nhứt phu nhân Melania Trump theo đạo Công giáo.

Bà Nancy Pelosi, ông Joe Biden - cả hai đạo Công giáo, bên đảng Dân chủ.













Không có nhận xét nào

Quảng Cáo