Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẾ NÀO LÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN?

THẾ NÀO LÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN? Mấy hôm nay có luồng quan điểm của 1 số anh em DC cho là nhà nước (cụ thể là Sở 4T) không nên xử phạ...

THẾ NÀO LÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN?

Mấy hôm nay có luồng quan điểm của 1 số anh em DC cho là nhà nước (cụ thể là Sở 4T) không nên xử phạt ca sĩ Duy Mạnh. Nhà nước không nên can thiệp vào tự do ngôn luận của công dân mà công dân nên tự xử công dân bằng các giải pháp dân sự, đại khái như tẩy chay ca sĩ này. Họ phê phán những người có tư tưởng DC nhưng lại ủng hộ Sở 4T xử phạt DM và coi hành động đó là tiêu chuẩn kép, 1 mặt không chấp nhận chính quyền xử phạt tiếng nói DC, phản biện chế độ chính sách của nhà nước, nhưng mặt khác lại ủng hộ nhà nước xử lý ca sĩ DM, ngăn chặn tự do ngôn luận của người này.

Đây là vấn đề nhận thức về phải trái, đúng sai trong văn hóa, pháp luật (luật An ninh mạng, Viễn thông và các văn bản hướng dẫn, dưới đây gọi chung là luật).

Nếu muốn xử lý DM thì cứ việc khởi kiện ra tòa. Tòa mới là nơi phán xét vấn đề này chứ không phải Sở 4T.

Vậy hiểu thế nào cho đúng chuyện này?

Theo mình, nhận thức về tự do ngôn luận như trên là rất máy móc, dù nhìn dưới góc độ dân chủ hay thiện lành. Đối với các luật kể trên, một số AE DC thường chống lại toàn bộ các điều khoản, coi luật đó là ngăn cản tự do ngôn luận, phản dân chủ, vi phạm nhân quyền. Ngược lại, một số anh em thiện lành, "yêu chế độ", đặc biệt là bò đỏ và truyền thông lề phải, thì lại ủng hộ toàn bộ. Tức là quan điểm trái ngược.

Cá nhân mình thì không đồng ý với cả 2 luồng quan điểm trên. Mình chống lại 1 số điều khoản và vẫn ủng hộ 1 số điều khoản khác. Chẳng hạn, mình ủng hộ pháp luật xử lý những phát ngôn mang tính xúc phạm tổ chức, cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức cơ bản (mà bất cứ ai cũng đồng thuận dù có tư tưởng nào). Tất nhiên luật phải tường minh, giải nghĩa rõ ràng thế nào là các hành vi vi phạm, không thể chung chung cá mè 1 lứa. Mình không chấp nhận pháp luật xử lý các hành vi phản biện xã hội, phản biện chính sách, phản biện tổ chức, cá nhân 1 cách ôn hòa, có lý lẽ, dẫn chứng.

Chính vì quan điểm đó, nên thời gian qua, mình không hề phản đối việc chính quyền xử phạt, thậm chí bắt bớ 1 số AE DC cực đoan, chửi bới chế độ, đảng CS, lãnh tụ CS và 1 số tổ chức chính quyền. Các AE DC đó là những ai thì mình không tiện nêu tên, nhưng mọi người dễ dàng đoán ra được. Hành vi của họ thực tế gây phản cảm, không có mấy ý nghĩa trong việc khai dân trí, không giúp cho người dân có nhận thức đúng về những tổ chức cá nhân bị họ chửi, thậm chí gây tác dụng ngược, người ta hiểu là bọn DC toàn bọn ngu, chửi càn, cực đoan, chẳng văn minh hơn CS... Bọn này mà nắm quyền thì còn độc đoán hơn CS. Đại khái thế.

Tuy có quan điểm khác biệt, nhưng lâu nay mình không hề tranh cãi với những anh em đó. Không tranh cãi không có nghĩa là ủng hộ.

Tương tự vậy, mình ủng hộ việc pháp luật xử lý các hành vi xúc phạm tổ chức cá nhân, vi phạm các chuẩn mực đạo đức hết sức cơ bản, kiểu như ca sĩ Duy Mạnh, dù anh này phát ngôn với nội dung thuần túy "dân sự" kiểu như bình phẩm về gái, về cơ quan sinh dục, hành vi giao hợp...hay có liên quan đến chính trị như vấn đề biển đảo.

Rất nhiều người có nhận thức máy móc về tự do ngôn luận, họ tuyệt đối hóa về tự do, cho rằng tự do ngôn luận là thích phát ngôn thế nào cũng được. Tự do nói chung là quyền tự do của mỗi cá nhân NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC VI PHẠM QUYỀN TỰ DO CỦA NGƯỜI KHÁC. Tự do tuyệt đối là tự do kiểu rừng rú, hoang dã, không nên có ở xã hội văn minh.

Quyền tự do ngôn luận cần được đặt trong 1 bối cảnh, không gian tương ứng để đánh giá. Ví dụ 1 số câu chửi tục bạn có thể nói với bạn tình khi giao hợp ở chỗ riêng tư, nhưng vẫn câu đó mà bạn chém bô bô giữa nơi công cộng hay public trên FB với hàng trăm người theo dõi thì là phạm pháp. Hoặc giữa 1 nhóm bạn thân, trà đá vỉa hè, bia cỏ...bạn có thể bình luận về gái, về cơ quan sinh dục, chửi chế độ, về làm tình...thì không sao. Nhưng vẫn những câu đó mà public trên FB, nơi công cộng...thì vi phạm pháp luật.

Việc chửi bới gây phản cảm cũng cần được xét trong ngữ cảnh nhất định. Ví dụ như quyền "tự vệ chính đáng" khi bị tấn công bằng hành vi xúc phạm.

 Thường người ta phải có đủ năng lực diễn đạt để bình phẩm, phản biện tổ chức, cá nhân bằng ngôn ngữ ôn hòa, có văn hóa, dù nội dung thậm chí còn PĐ hơn là chửi tục. Rất nhiều người nhắn tin vào chỗ kín cho mình là "Anh viết thế nội dung còn nguy hiểm hơn nhiều, tương tác cũng cao hơn nhiều so với việc ông này ông kia lai trim chửi đảng. Sao anh không bị hốt mà ông kia bị hốt rồi?". Mình chỉ cười thôi! Những khẩu hiệu kiểu ĐMCS, theo mình, chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí còn có tác dụng ngược.

Trước đây mình có 1 vài stt ủng hộ thầy Triết ở Ninh Thuận đã bị Sở 4T và Phòng AN chính trị nội bộ lạm quyền, lạm dụng luật, thậm chí diễn giải luật hoàn toàn sai để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của thầy. Thậm chí mình khuyến khích thầy khởi kiện các cơ quan trên ra tòa. Nhưng trong trường hợp ca sĩ Duy Mạnh mình lại ủng hộ Sở 4T xử phạt ca sĩ này. Đây không phải là mình dùng tiêu chuẩn kép, ghét DM thì tìm cách kích động chính quyền xử lý anh ta, mà mình đánh giá 2 trường hợp trên là hoàn toàn khác nhau, nhưng lại bị áp dụng cùng 1 điều khoản luật, cùng 1 án phạt 7,5 triệu. Đó mới là điều đáng lên án khi pháp luật bị vận dụng trái ngược, thầy Triết hoàn toàn ôn hòa, đúng pháp luật, đúng chuẩn mực đạo đức mà lại bị xử lý như 1 ca sĩ hạ lưu với những hành vi hạ lưu kéo dài vài năm nay.

Việc Sở 4T hay cơ quan AN ra QĐ xử phạt cũng không sao, không nhất thiết phải có khởi kiện thì mới xử lý, vì thủ tục như vậy quá rườm rà. Tuy nhiên luật pháp vẫn có điều khoản cho phép người bị xử phạt khiếu nại QĐ xử phạt vi phạm hành chính hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân ra QĐ xử phạt ra tòa. Mình cho rằng như vậy cũng hợp lý. Miễn là tòa hay cơ quan xử lý đơn khiếu nại phải công tâm, tiếc rằng thường là không có chuyện đó, nhưng đó lại là chuyện khác. Cần phản biện lúc khác. Nếu khởi kiện trước thì cũng vậy thôi.

Với việc phản biện xã hội, phản biện chính sách, pháp luật VN, nếu chúng ta dùng chính luật của họ để phản biện chính họ sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc ta áp dụng luật của Mỹ, chuẩn mực văn hóa, đạo đức, lối sống của Mỹ để phản biện xã hội, chính sách, pháp luật của VN. Việc so sánh như vậy là cần thiết, nhưng khá dễ để phản biện, do 2 bên có nhiều sự khác biệt.

Những so sánh dạng này là vấn đề nhận thức rất cơ bản mà chúng ta gặp thường ngày trên mạng. Ví dụ, 1 số người viện dẫn những đặc quyền đặc lợi của hoàng gia Thái, Anh...hay việc các nước này có những điều luật cấm phỉ báng hoàng gia, rồi suy diễn, quy nạp ẩu là các nước đó còn thiếu tự do ngôn luận hơn cả VN, VN còn dân chủ gấp vạn lần! 

Đó là 1 nhận thức hết sức sai lầm. Không thể quy nạp từ 1 vài điều luật mang tính truyền thống văn hóa, có thể có cả nguồn gốc tôn giáo đó ra để suy diễn tổng quát hóa về nền dân chủ.

Lâu nay mình vẫn hay nhắc đi nhắc lại câu: "Ngu là quyền, nhưng phát tán cái ngu là tội ác, cần phải ngăn chặn."

Tất nhiên phải giải nghĩa rõ ràng khái niệm "ngu" bằng phân tích, lý lẽ, dựa trên luật pháp. Dù gì thì gì, chúng ta đang sống ở VN, vẫn buộc phải tuân thủ pháp luật VN. Chúng ta chỉ nên phản biện những điều luật vi phạm quyền tự do cá nhân dựa trên lý lẽ. 

Dương Quốc Chính



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo