Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BELARUS TRONG CUỘC CỜ CHÂU ÂU

BELARUS TRONG CUỘC CỜ CHÂU ÂU  Sau khi tổng thống Alexander Lukashenko đắc cử thì người dân nước Belarus cho là có gian lận bầu cử và tiến h...

BELARUS TRONG CUỘC CỜ CHÂU ÂU

BELARUS TRONG CUỘC CỜ CHÂU ÂU 

Sau khi tổng thống Alexander Lukashenko đắc cử thì người dân nước Belarus cho là có gian lận bầu cử và tiến hành biểu tình chống đối.

Là một nước nhỏ tại Châu Âu, Belarus từng thuộc về Liên Xô sau Cách Mạng Tháng 10 Nga năm 1917. Đến năm 1991, sau khi chế độ cộng sản Liên Xô bị sụp đổ thì nước này tách ra độc lập lại. 

Không chỉ Belarus chuyển hoá được sau khi Chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ mà nhiều quốc gia Đông Âu và lân cận Nga cũng tương tự. Hungary là một ví dụ khác, nước này nhiều lần muốn chuyển hoá nhưng đảng CSLX đe doạ. Mãi đến 1988 khi đảng CSLX khủng hoảng sâu nặng bên trong thì các nước như Belarus hay Hungary... mới có cơ hội chuyển hoá chính trị. 

Nhìn vào bối cảnh Liên Xô và Belarus như vậy để ta hiểu quan hệ Việt-Trung. Cũng như ta hiểu thêm vì sao đảng CSVN chửi nước Mỹ và giờ đây có thêm một bộ phận “mặc áo dân chủ hoá Việt Nam nhưng chửi tổng thống Mỹ”. Nghĩa là đảng CSTQ thủ hai lá bài tại Việt Nam. Lá bài chính là thúc đẩy đảng CSVN chống Mỹ, lá bài dự trữ để một khi lá bài chính thay đổi thì có lá bài phụ “chửi tổng thống Mỹ” đứng ra thay thế.

Trở lại vấn đề Belarus, bất ổn hôm nay của họ bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa nhất là dù Putin không thích chủ nghĩa cộng sản nhưng ông vẫn có giấc mơ đại đế. Đối với Putin thì Liên Bang Xô Viết không còn nữa nhưng đế quốc Nga vẫn phải mở rộng. 

Đó là một phía từ Nga, ở phía còn lại là cộng đồng các nước Châu Âu. Các nước này hiểu rõ rằng tham vọng bành trướng của Nga là luôn có dù có hay không có mặc áo cộng sản. Nên vành đai phòng ngự Đông Âu được dựng lên là để ngăn chặn nguy cơ đó. Và rồi EU cũng như Mỹ, vì để chống Nga bành trướng nên cần phải gần Trung Quốc. Belarus cũng như Việt Nam, bị cuốn vào vòng xoáy địa chính trị chung.

Chúng ta thấy gần đây những quốc gia có sức ảnh hưởng lớn và dẫn dắt EU như Đức và Pháp có nhiều chính sách khác biệt với Mỹ là có cái lý của họ. Đó là EU vẫn muốn Mỹ giúp họ chống Nga ở gần hơn là lôi kéo họ chống Trung Quốc ở xa. EU là một cộng đồng chứ không phải một quốc gia nên họ không có nhu cầu bá chủ và bành trướng. Nên việc Mỹ hay Trung làm bá chủ không phải là sự quan tâm lớn nhất của họ lúc này. 

Sự quan tâm lớn nhất của EU là an toàn và an ninh. Đó là lý do vì sao EU rất cứng rắn với Nga trong vấn đề Belarus, Đông Âu và các vùng đệm, nhưng bắt đầu chậm trễ trong các vùng ở xa như Biển Đông, Hong Kong hoặc Trung Đông.

Chúng ta đã nói nhiều về việc Mỹ muốn đánh Iran khi các điều kiện trong ngoài đã chín. Muốn EU ủng hộ và phải có EU ủng hộ thì Mỹ mới đủ rộng tay để giữ Indo-Pacific và kềm chế Trung Quốc thâm nhập vào châu Âu (Iran là trọng điểm chiến lược). 

Thế nên dù chỉ trích nhau nhưng quan hệ Đức-Pháp-Mỹ trên cơ bản vẫn đoàn kết trong mấu chốt chiến lược. Đó là lý do vì sao ta thấy lâu nay và gần đây Mỹ vẫn giúp EU củng cố vành đai quân sự Đông Âu để kềm chế Nga dù nguyên thủ ba nước Mỹ-Đức-Pháp hay công kích nhau.

Có lẽ Putin và Tập đã bắt đầu sai lầm khi kiên quyết quá sớm trong việc ủng hộ kết quả bầu cử ở Belarus. Tôi đánh giá là sự nhảy vào vội vã lúc này của Tập và Putin một cách công khai đã chọc đến giới hạn an toàn cuối cùng của EU. Nhất là khi Putin công khai lộ ra là ông muốn Belarus sáp nhập trở lại vào Nga từ năm 2019. EU không thể để tiền lệ này xảy ra. 

Tập hẳn nhiên muốn Belarus duy trì chế độ dân chủ ba rọi lúc này khi nước này vừa qua ủng hộ Luật an ninh Hong Kong của Tập. Chúng ta thấy đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đưa tin là dân Belarus xuống đường ủng hộ kết quả bầu cử. Dĩ nhiên Tập có động cơ để mị dân mình.

Nền “dân chủ ba rọi” mà ta thấy ở Việt Nam đang diễn ra cũng là có sự thúc đẩy lớn từ Tập mà thôi. Một “nền dân chủ” chửi tất cả các nguyên thủ đại cường trên thế giới. Chửi từ Tây sang Đông, chửi tất tật Trump, Putin, Tập.

Việt Nam cũng nên cảnh giác cho mình. Putin muốn Belarus thì có trời mới biết ngày nào đó có đại đế nào của đảng CSTQ muốn Việt Nam làm điều tương tự hay không. Belarus có cái may là bên cạnh họ có EU, còn Việt Nam gần như đã đánh mất cái lưng Campuchia sau một thời gian dài khao khát tiến lên XHCN và chống Mỹ.

Tôi đánh giá là sự công khai tuyên bố thọc tay của Nga và đảng CSTQ vào Belarus lúc nhạy cảm này sẽ làm EU quyết tâm nhanh hơn trong việc thúc đẩy dứt điểm bàn cờ Iran cùng Mỹ. Ba Lan từng nói là EU chưa đủ sức tự vệ cho mình nếu Mỹ rút đi. Belarus sẽ là phép thử để các bên đánh giá lại đường lối của mình. 

Những động thái “cho vào-rút ra”  của Mỹ tại Syria cho thấy Mỹ muốn dùng lá bài Syria để nhử cho Nga và Thổ bỏ rơi Iran. Thêm vào vấn đề Belarus thì tôi đánh giá là EU sẽ càng quyết tâm hơn mà thôi. EU muốn Mỹ vừa chống Trung vừa chống Nga thì cũng tốt thôi, vậy thì họ nên sớm dứt khoát lập trường.

Chủ nghĩa bành trướng của Nga đã công khai lộ mặt ở Belarus. Chủ nghĩa cộng sản và hồi giáo cực đoan đã sắp kết hôn tại Trung Đông. Chưa bao giờ EU cảm thấy cái lưng và cái sườn của họ hở như lúc này.

Hữu Minh










Không có nhận xét nào

Quảng Cáo