Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

FREEDOM OF SPEECH

FREEDOM OF SPEECH Thực ra tiêu đề báo không sai và cũng không đáng bị làm trò tếu. Xã hội chủ nghĩa (đặc tính, có thể làm bổ ngữ cho danh từ...

FREEDOM OF SPEECH

Thực ra tiêu đề báo không sai và cũng không đáng bị làm trò tếu.

Xã hội chủ nghĩa (đặc tính, có thể làm bổ ngữ cho danh từ khác, đóng vai phụ từ - socialist) và Chủ nghĩa xã hội (học thuyết, trường phái, đứng độc lập để xác định với tư cách một chủ thể - socialism) là hai khái niệm khác nhau.

Tự do ngôn luận là một danh từ nói về quyền (right to speak without fear of harm or do not punish by goverment/power); ngôn luận tự do nói về phạm vi (trạng thái) của quyền (right is limited by law).

Vấn đề đơn giản, vấn đề ngôn luận tự do sẽ xác lập địa vị cho tự do ngôn luận.

Quyền (rights) luôn có phạm vi hiệu lực của nó, ví dụ trước các bí mật quốc gia (trật tự công) hoặc quyền riêng tư bất khả xâm phạm của người khác (đời sống dân sự). Nếu phạm vào đó sẽ bị trừng phạt tuỳ theo từng trường hợp của nó.

Hiện tại chúng ta có thể đang có rất nhiều ngôn luận theo cách tự do hoang dã - xâm phạm vào những quyền cơ bản khác mà bất chấp các nguyên tắc cần thiết nhất trong hành xử.

Nhưng cũng trớ trêu, ta cũng chưa có tự do ngôn luận, khi những vấn đề của ngôn luận cơ bản như về chính trị và xuất bản, báo chí đều bị kiểm duyệt và trừng phạt bởi nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một khi nó bị đánh giá là “đã đi quá xa vấn đề được phép” (giới hạn của ngôn luận).

Hơn nữa, những vấn đề như tài sản hoặc thông tin của quan chức lại dần bị đặt vào phạm vi “thiếu minh bạch” (mật) để hạn chế tự do của người dân trong việc giám sát và thực hiện quyền lực của mình.

Tự do ngôn luận đặt ra vấn đề quyền nền tảng được phát ngôn hoặc bày tỏ quan điểm; ngôn luận trong phạm vi nào nói lên mức độ tự do của quyền về ngôn luận.

Ta hay nói tự do theo kiểu hoang dã - không theo luật pháp, hành xử một cách không chỉ bản năng mà còn mất kiểm soát tham chiếu trên các chuẩn mực. Và một nhà nước tự do thì nhân dân trở thành nô lệ, ngược lại, nhân dân tự do thì chính quyền là một thiết chế phục vụ nhân dân.

Chúng ta đng đòi hỏi một nhà nước càng ít “tự do” càng tốt và chính là mục đích đấu tranh của bất kỳ một nền dân chủ nào. Chúng ta cần “tự do ngôn luận để thực hành quyền ấy như là một phẩm chất sức mạnh đầu tiên của quyền lực” (trích Dân trị và Chính quyền).

Tự do ngôn luận là quyền; và ngôn luận tới đâu chính là xác định phạm vi của quyền. Nhưng để xác định và đặt ra được nền tảng của nó, ít nhất, nhà nước đó phải đủ phẩm chất (về sự chính danh (đại diện), nền tảng triết lý, đặc biệt là tính dân chủ...) để có thể đảm bảo thiết lập và bảo vệ được nó hay không.

Trừng phạt người dân bằng những tội danh tư tưởng với hành vi “tuyên truyền chống nhà nước” ngay tại chương đầu đạo luật Hình sự, tức là đang tước bỏ quyền tự do ngôn luận một cách cơ bản của công dân, đương nhiên, vì điều này, ngôn luận trở nên được thực hiện tự do một cách không giới hạn để chống lại sự tước đoạt tự do ngôn luận chính đáng và cơ bản đó. Đây là một hệ quả chính trị mà không thể đòi hỏi vừa cai trị độc tài lại vừa có thể có được tự do ngôn luận dựa trên nền tảng cơ bản về dân chủ.


Lê Luân




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo