Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ ẢI NAM QUAN ĐẾN MŨI CÀ MAU

Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau Mặc dù VN đã nhượng bộ và muối mặt làm lành, nhưng Trung Cộng vẫn không từ bỏ tham vọng. Các cuộc tấn công của...

Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau

Mặc dù VN đã nhượng bộ và muối mặt làm lành, nhưng Trung Cộng vẫn không từ bỏ tham vọng. Các cuộc tấn công của Hải quân Trung Cộng vào ngư dân vô tội, nhưng Hải quân Việt Nam chỉ dám đứng nhìn vì không đủ khả năng bảo vệ Nhân dân. Trung Cộng liên tục leo thang bằng các sự kiện xác nhận chủ quyền trên những hòn đảo đang tranh chấp, Việt Nam chỉ dám phản ứng lấy lệ và biểu tỏ sự khiếp nhược. Quân đội CSVN chỉ giỏi trung thành với Đảng nhưng lại không đủ bản lãnh để bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân.

Cuộc chiến Việt - Trung trước kia đã để lại không biết bao nhiêu tang thương tại các làng biên giới phía Bắc. Chiến tranh chống quân Trung Cộng xâm lược như Hà Nội từng ra rả tuyên truyền đã đi vào quên lãng. Ngày nay, những người Cộng Sản Trung Quốc không cần xua xe tăng, đại pháo và bộ binh để tràn qua biên giới. Trung Cộng chỉ bằng vào miệng lưỡi Tô Tần đã không đánh mà được thành vì Đảng CSVN đã tự nguyện dâng một phần đất màu mỡ tại biên giới và lãnh hải cho Trung Cộng qua hai văn kiện ký kết hồi năm 1999 và 2000. 

Theo cáo giác và công bố của dư luận trong và ngoài nước từ những năm 2000, biên giới Việt Trung đã bị “lấn hơn 700km, các di tích lịch sử như Ải Nam Quan, Thác Bản Dốc v.v..., đã lọt vào tay Trung Cộng.”

Sự kiện những nhà lãnh đạo csVN ngang nhiên ký kết các văn kiện bán nước đã làm phẩn nộ cả một dân tộc. Nhiều tiếng nói từ trong nội bộ đã lên tiếng. Nhiều cáo giác, cảnh báo từ ngoài đảng, trong lẩn ngoài nước đã chất vấn đảng csVN. Tờ L'Express, tuần báo lớn ở Pháp, với tựa đề "Một vụ nhượng bộ bỉ ổi", viết về sự kiện csVN nhượng bộ Trung Cộng, đã nhận định: "Tại vịnh Bắc Bộ, vùng có nhiều tài nguyên hải sản và dầu khí, có ý nghĩa chiến lược, Hà Nội đã để mất đến 10.000km2, thậm chí gấp đôi. Theo hiệp nước Patenotre hồi 1885, Trung Cộng được chia 38% diện tích của toàn vịnh thì nay họ chiếm đến 47%. Còn việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng chiếm năm 1974 và quần đảo Trường Sa mà Trung Cộng chiếm năm 1988 - một vấn đề gai góc giữa hai nước đã bị gác lại do chưa có giải pháp".

Theo các tài liệu từ phương Tây, phương Tây vì csVN không bao giờ tiết lộ công khai. Việt Nam chấp nhận để mất Ải Nam Quan khi ký với Tàu về Hiệp ước Biên giới, và luôn cả những vùng đất đã bị Quân đội csTQ chiếm trong trận chiến tranh biên giới năm 1992. (1)

Tướng nước Nam dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt đã từng mang quân Nam đi đánh Quảng Ðông, quấy rối Quảng Tây và áp lực Quảng Châu. Sự kiện này đã làm vua tôi Nhà Tống Trung Quốc bấy giờ phải một phen hồn vía lên mây. Năm 1076 quân Tống quyết định Nam chinh. Ðại Tướng Lý Thường Kiệt đã viết bốn câu thơ bất hủ để động viên tinh thần kháng chiến dân tộc và nhờ đó nước Nam đã chận đứng mộng xâm lược của nhà Tống.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

(Ðất nước của người Nam phải do người Nam cai tri.
Ðiều đó đã do ý trời định.
Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất ta
Chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi)

Quân Tống thất bại đành phải rút về và chấp thuận ký các nghị ước giao hảo. Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai sứ đưa voi triều cống và đòi lại được những Châu, Huyện ở miền Cao Bằng (Quảng Nguyên) đã bị Tống chiếm giữ. Mùa hạ năm Giáp Tý (1084) Lý triều lại phái Binh bộ Thị Lang Lê văn Thịnh (thủ khoa đầu tiên của nước Việt) sang yêu cầu Tống triều phải phân chia lại địa giới và trả nốt mấy huyện mà Tống vẫn còn chiếm giữ. Vấn đề phân chia địa giới đối với thời bấy giờ đáng kể là một việc quan trọng vì đến đời Lý, cương thổ Việt Nam chỉ mới rỏ rệt về phương Nam vào khoảng Thanh Hóa, cách biệt với đất Chàm do dẫy núi Hoàng Sơn và về phương Bắc từ Cao Bằng sang Ðông. Ðiạ phận Ðông Khê so sánh với ngày xưa không khác lắm. Từ nơi này ra biển, Bắc ngạn sông Kỳ Cùng thuộc về Tống gồm có châu Tây Bình, Lộc Châu và huyện Thanh Viễn rồi tới chổ gần bể, lĩnh thổ Việt Nam còn ăn vào tới tỉnh Quảng Ðông đến gần vịnh Khâm Châu.

Dưới các chế độ phong kiến, trải qua nhiều đời Vua, đất nước có lúc mạnh lúc yếu nhưng người nước Nam chưa bao giờ chịu nhường một tấc đất cho Tàu. Thậm chí khi thế mạnh còn dám đem quân chinh phạt để đòi lại các lãnh thổ đã bị mất. Trước khí thế quật cường và không chịu đồng hóa của dân tộc Việt, thiên triều Tống đã phải ngậm bồ hòn đồng ý đổi nước Nam từng coi như một quận của họ là Giao Chỉ Quận, thành một nước có chủ quyền riêng biệt là An Nam Quốc, phong cho vua Nam là An Nam Quốc Vương năm 1164. (2)

Năm 1206, Thành Cát Tư Hản đưa vó ngưạ Mông Cổ dẩm nát hơn 1/2 phần đất của thế giới. Nhiều quốc gia Âu Châu và Á Châu đã bị Mông Cổ chiếm giữ và cai tri. Cả một đế quốc Trung Hoa dưới triều Tống cũng bị đại bại và thần phục dưới những người lính Mông Cổ thiện chiến nhất hoàn cầu. Câu nói nổi tiếng của người Mông Cổ đã được thế giới chứng nghiệm. "Nơi nào vó ngựa quân Mông Cổ đi qua thì cỏ cây cũng hết sống".

Vậy mà vó ngưạ Mông Cổ đã bị đại bại dưới lòng can đảm và tài dụng binh có một không hai của quân Tướng nước Nam. Gần 30 năm liên tục , không chỉ đem quân có một lần, mà ba lần vượt biên giới Trung Viêt, ba lần quân nhà Nguyên (Mông Cổ) đã phải ôm đầu máu chạy dài. Từ Thoát Hoan, Toa Ðô cho đến Ô Mã Nhi, danh tướng nhưng trở thành bại tướng, quân Mông Cổ, đoàn quân chưa bao giờ bại trận đã kiêng phục và đại bại trước lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc Việt.

Thời nào, thì đất nước cũng có những người bội phản tổ quốc. Thời xưa khi vua tôi nhà Trần lo chống đở ngoại xâm, thì Trần ích Tắc, cùng một số vương tôn tham sống sợ chết cũng đã dâng đất xin hàng. May lắm thay, Việt Nam nhờ có một Trần Hưng Ðạo, bách chiến bách thắng, nhờ có một Trần Thủ Ðộ một lòng báo quốc tận trung, đã nói câu nói để đời trong lịch sử Việt: "Ðầu hạ thần chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo".

Ðọc sử sách hơn 1000 năm trước mà rơi nước mắt. Ngày nay, địch chưa đánh thì vua tôi csVN đã hai tay, qùi gối ký văn kiện bán nước, xin nhường đất. Cả một giải biên giới mênh mông, non sông gấm vóc của tổ tiên với nhiều di tích lịch sữ đã biến mất trên bản đồ địa lý Việt Nam. Ai sẽ trả lại cho dân tộc Việt câu thuộc lòng lịch sử "Nước Việt Nam ta từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau".

Những nhà lãnh đạo đảng csVN mắc chứng bệnh mộng tưởng chính trị. Họ vẫn thường cho đất nước Việt Nam thuộc quyền sở hửu riêng của họ. Vì vậy, đảng csVN độc quyền sang nhượng, ký kết các vùng biển, hải đảo cho nước ngoài để mang lại lợi nhuận riêng cho đảng. Vì an toàn bản thân và vì các mưu đồ chính trị, đảng csVN cũng sẳn sàng nhượng đất cho ngoại bang để giữ vững vị thế độc tài.

Đỗ T. Công
(1) In 1999, after many years of negotiations, China and Vietnam signed a border pact. There was an adjustment of the land border, resulting in Vietnam giving China part of its land which was lost during the battle, including the Ai Nam Quan Gate which served as the traditional border marker and entry point between Vietnam and China, which caused widespread frustration within Vietnamese communities. (China-Vietnam pact signed". BBC News. December 25, 2000) (In Westminster, an Internet Bid to Restore Viet Land, Latimes”.
(2) Việt Sử Toàn Thư - Phạm Văn Sơn










Không có nhận xét nào

Quảng Cáo