Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÊ ĐỨC SẢO BIỆN HỘ CHO CÁ NHÂN LÊ KHẢ PHIÊU, hay cho CHẾ ĐỘ NGUYỄN PHÚ TRỌNG và NGOẠI THÙ BẮC PHƯƠNG ?

LÊ ĐỨC SẢO BIỆN HỘ CHO CÁ NHÂN  LÊ KHẢ PHIÊU, hay cho CHẾ ĐỘ NGUYỄN PHÚ TRỌNG và NGOẠI THÙ BẮC PHƯƠNG ? Huỳnh Hậu. Lê Khả Phiêu vừa nằm xuốn...

LÊ ĐỨC SẢO BIỆN HỘ CHO CÁ NHÂN  LÊ KHẢ PHIÊU, hay cho CHẾ ĐỘ NGUYỄN PHÚ TRỌNG và NGOẠI THÙ BẮC PHƯƠNG ?
LÊ ĐỨC SẢO BIỆN HỘ CHO CÁ NHÂN  LÊ KHẢ PHIÊU, hay cho CHẾ ĐỘ NGUYỄN PHÚ TRỌNG và NGOẠI THÙ BẮC PHƯƠNG ?

Huỳnh Hậu.
Lê Khả Phiêu vừa nằm xuống, kết thúc cuộc đời đầy ô nhục của một kẻ quá nhiều dã tâm, đem bán giang sơn nước Việt cho thằng Tàu để đổi lấy quyền lực ; và thê thảm hơn , đổi lấy thân thể của một con đàn bà Bắc Kinh.
Một súc vật hạ cấp, hèn mọn như vậy, nhưng lại được chế độ Nguyễn Phú Trọng tổ chức quốc tang , và báo chí , truyền thông được lịnh ca ngợi " là một người cộng sản hết lòng vì nước vì dân " . Tại sao ?
Rất đơn giản , vì cả  BCT của Trọng, chả có đứa nào lại không ôm đít thằng Tàu . Ca ngợi Phiêu cũng chính là ca ngợi Trọng, Phúc, Vượng, Ngân , Lâm v.v.
Nhưng đây đó cũng có những tiếng nói rất đáng nghi ngờ . Đọc bài viết của họ, chúng ta tự hỏi , ủa tên này muốn biện hộ cho tên Việt Gian bán nước Lê Khả Phiêu , hay muốn bảo vệ cho chế độ Việt Gian Nguyễn Phú Trọng và thằng Tàu, với những vùng đất, vùng biển của VN mà chúng chiếm được qua sự dâng hiến của Lê Khả Phiêu ?
Lê Khả Phiêu lên làm TBT là do sự sắp xếp hậu trường của thằng chôt Lê Đức Anh và thằng thiến heo Đỗ Mười ; nhưng LKP cũng chả vừa gì , hắn quỳ lạy Bắc Kinh,  và mượn thế ngoại bang để thoát ra khỏi ảnh hưởng của hai Thái Thượng Hoàng Đỗ Mười và Lê Đức Anh . Chính vì vậy mà ĐM và LĐA âm mưu lật đổ hắn , sau đó đặt đứa con hoang của HCM là thằng bất tài, mê gái Nông Đức Mạnh lên làm TBT bù nhìn ,để cho hai lão già ó đâm tiếp tục làm Thái Thượng Hoàng , giật dây ở phía sau.
Phải dông dài một chút như thế để các bạn hiểu rằng , sau khi bị ĐM và LĐA lật đổ , tên Lê Khả Phiêu chả còn chút thế lực nào trong tay , sống vất vưởng như một bóng mờ.
Các bạn nên nhớ, xã hội VN Xã Nghĩa bây giờ chủ trương THỰC DỤNG ( khác với THỰC TẾ nhé ) , do đó nếu có ai đó viết bài binh vực Lê Khả Phiêu , thì phải hiểu , hắn chẳng ăn cái giải gì khi biện hộ cho một cái bóng mờ vừa ngủm củ tỏi. Bài viết của hắn phải nhắm tới cái LỢI ngon hơn, to hơn , mới vừa cái công vận dụng bút máu chứ ?
Thưa các bạn ,
Bài viết " BÁN ẢI NAM QUAN, THÁC BẢN GIỐC : MỘT LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN !" của cái bô vàng LÊ ĐỨC SẢO, là một bài viết điển hình như thế !
Mở đầu bài viết của mình, nhà báo hại Lê Đức Sảo đã láu cá khi phân biệt ý nghĩa của BIÊN BẢN và HIỆP ƯỚC để phủ đầu cho ai đó, đã viết rằng " LKP đã hạ bút ký biên bản nhượng Ải Nam Quan , thác Bản Giốc cho Tàu ".
Quả thực BIÊN BẢN không có ý nghĩa pháp lý như HIỆP ƯỚC ; nhưng muốn đạt tới HIỆP ƯỚC thì nhất định phải có BIÊN BẢN . Không biết Lê Đức Sảo muốn đả kích ai vì hắn không nhắc đến tên tuổi của người nào ; nhưng theo tôi, cái lỗi này quá nhỏ , nhưng tên Sảo này cố ý nêu ra để dằn mặt , phủ đầu khi tố cáo người ta thiếu kiến thức về luật pháp , không rành ngữ nghĩa, đầu óc trống rỗng v.v.
 Thú thật cá nhân tôi chưa hề đặt chân ra tới Hà Nội, chứ đừng nói tới vùng biên giới phía bắc của nước ta ; tôi lại càng mù tịt về cái gọi là Công Ước Pháp - Thanh 1887 và Công Ước Pháp - Thanh 1895 , làm cơ sở phân định biên giới giữa hai nước Việt -Trung , như Lê Đức Sảo đề cập trong bài viết của mình.
Tôi chỉ biết , ngay tại chỗ HỮU NGHỊ QUAN hiện tại, trước đây có hai cửa quan cách nhau chưa tới 100 mét. Cửa quan phía Bắc đồ sộ, hùng vĩ hơn thuộc về Tàu ; cửa quan phía Nam nhỏ hơn , gọi là Ải Nam Quan , thuộc về Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh Pháp - Thanh vào năm 1884- 1885 , Ải Nam Quan bị phá hủy . Nhưng người dân nước ta , hơn trăm năm qua, đã biết phân định rõ ràng , đâu là biên giới đích thực của Việt Nam. Và sự thật là , sau HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI năm 1999 giữa VN và TQ, nơi chốn cũ của ẢI NAM QUAN đã không còn thuộc về VN, nó đã thuộc về Tàu ! 

Lê Đức Sảo cho rằng cột mốc biên giới từ thời nhà Thanh thỏa thuận với Pháp, sau 100 năm đã bị xói mòn , hư hại vì vậy :

" Bộ Ngoại giao nước ta đã phải trải qua chặng đường hơn 30 năm đầy cam go để đưa chính phủ Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, xác lập lại đường biên giới bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, trên hết là đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của người dân vùng biên giới."

Đúng là miệng lưỡi của một thằng bút nô của chế độ ! 
Hiệp ước phân định biên giới Việt - Trung trên đất liền và trên Vịnh Bắc Bộ 1999 chỉ là những bước đi " bắt buộc " mà CSVN không thể không tuân theo tham vọng của Bắc Kinh , sau khi ba thằng già Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh đi Thành Đô, Tứ Xuyên, tháng 9 năm 1990 , chầu hầu hai thằng Giang Trạch Dân và Lý Bằng.
 Hội nghị Thành Đô, mặt nổi là bàn việc sắp xếp nội tình Campuchia, nhưng thực chất là CSVN năn nỉ Tàu Cộng cho nối lại bang giao hữu hảo , sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, để CSVN có thể dựa vào Tàu Cộng mà sống còn , trong khi các chế độ CS khác thi nhau sụp đổ trên khắp thế giới vào đầu thập niên 1990 .
 Chẳng những đời TBT của Lê Khả Phiêu , mà mãi cho đến đời TBT của Nguyễn Phú Trọng, CSVN mắc kẹt vào vòng kìm tỏa của HIỆP NGHỊ THÀNH ĐÔ, để đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác.
 Qua cái miệng trơn như mỡ của Lê Đức Sảo, Hiệp Ước Biên Giới chẳng những không mất đất, mất biển mà còn giúp đảm bảo đời sống bình yên của nhân dân vùng biên giới ?
 Nếu  chế độ CSVN mà biết lo cho dân như thằng Sảo bố láo thì năm 1979, có đâu mà 600 K quân PLA của Tàu Cộng nhập Việt với xe tăng đaị pháo, cày nát mấy tỉnh biên giới , mà phía VN bàng hoàng, không hề biết trước một chút tin tức tình báo ?
 Nếu chế độ CSVN mà có tinh thần dân tộc ; nếu thằng khốn kiếp Lê Khả Phiêu có tinh thần yêu nước như Sảo nói, thì tại sao hơn mấy mươi ngàn chiến sĩ, nhân dân, chiến đấu anh dũng chống quân xâm lược mà hy sinh , lại không được chế độ vinh danh , mà để cho hương tàn khói lạnh ? Ngày kỷ niệm sự hy sinh của nhân dân và chiến sĩ trước họng súng của lũ xâm lược T̀au Cộng , thì chế độ CSVN của Lê Khả Phiêu cho phá rối để  KHÉP LẠI QUÁ KHỨ theo lịnh thằng Tàu ? Lấp liếm, hèn nhát như vậy mà thằng bưng bô Lê Đức Sảo miệng mồm như cứt chảy , nói như thánh , tội lỗi ngập đầu lại biến thành có công  với nước , với dân  ?
 Hãy nghe Lê Đức Sảo ca ngợi Hiệp Ước Biên Giới Việt - Trung :
 " Hiệp ước 1999 vì thế đã định ra những cột mốc biên giới bằng phương tiện, kỹ thuật tiên tiến, bền vững, để từ nay và muôn đời sau, quốc gia láng giềng cũng không thể lợi dụng bất kỳ cái cớ hay một cuộc binh biến nào để thay đổi đường biên giới được nữa. Thành quả suốt 30 năm đấu tranh của Bộ Ngoại giao và cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, trái với suy nghĩ lệch lạc là một “cuộc bán đất”, thực tế chính là chiếc gông cùm vào bất kỳ mưu đồ xâm lược nào từ phương Bắc, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền cho Tổ quốc." 
 
 Lê Đức Sảo không điếc, cũng chưa mù , vậy mà  trong suốt 20 năm , sau khi Hiệp Ước Biên Giới được ký kết , nó không nghe, không thấy những hành động lấn chiếm , bắn giết, can thiệp thô bạo vào VN của thằng Tàu Cộng ư ? 
 Một thằng hèn mọn như Lê Khả Phiêu , bán nước để lấy quyền lực , và để ôm gái Tàu thì nó làm gì có nhân cách mà Lê Đức Sảo ca tụng ? Chỉ cần đọc vài giòng của bài viết là thấy ngay mưu đồ " bán linh hồn cho quỷ để lấy tiền " của tên báo hại Lê Đức Sảo. 

Huỳnh Hậu.
............................................
"BÁN ẢI NAM QUAN, THÁC BẢN GIỐC": MỘT LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN!
Lê Đức Sảo.

Mấy ngày gần đây lại rộ lên luận điệu "Bán Ải Nam Quan, thác Bản Giốc”, “bán 15.000km2 vịnh Bắc Bộ”.
Trước tiên, xin bàn về luận điệu “hạ bút ký biên bản nhượng Ải Nam Quan, thác Bản Giốc” hư cấu. Gọi là hư cấu, vì vào ngày 31/12/1999, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ ký kết duy nhất “Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc”. Bất kỳ một thỏa thuận, giao ước nào giữa hai quốc gia đều phải được gọi đúng tên là Hiệp ước, được cả hai bên và cộng đồng thế giới công nhận. Biên bản, về bản chất, không có hiệu lực pháp lý để thi hành, mà chỉ là “văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.” Chỉ riêng điều này cũng đủ để thể hiện sự thiếu kiến thức trầm trọng về luật pháp lẫn tiếng Việt của những kẻ thích đi rao giảng, “luận tội”, nhưng đầu óc thì lại trống rỗng.
Trong “Hiệp ước Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc” (Hiệp ước 1999), cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều thống nhất chỉ lấy hai tài liệu lịch sử là Công ước Pháp – Thanh 1887 và Công ước Pháp – Thanh 1895 làm cơ sở xác định đường biên giới giữa hai nước, được chính quyền thực dân Pháp khi đó đang đô hộ nước ta với triều đình nhà Thanh, phân định và cắm các cột mốc biên giới. Sau hơn 100 năm, thiên nhiên đã làm xói mòn, thất lạc các cột mốc này, dẫn đến những xung đột về chủ quyền tại vùng biên giới, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh và cuộc sống của người dân nơi đây. Chính vì lẽ đó, Bộ Ngoại giao nước ta đã phải trải qua chặng đường hơn 30 năm đầy cam go để đưa chính phủ Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, xác lập lại đường biên giới bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, trên hết là đảm bảo sự bình yên cho cuộc sống của người dân vùng biên giới.
Việc tranh chấp xung quanh thác Bản Giốc xuất phát từ thực tế Công ước 1887 và 1895 không mô tả cụ thể khu vực cồn Pò Thoong (nơi có dòng chảy của sông biên giới Quây Sơn), mà chỉ phân định “Từ điểm này, đường biên giới chạy theo chính giữa (trung tuyến) dòng sông cho đến thác Ta Tung” trong biên bản phân giới cắm mốc giữa Pháp và nhà Thanh ngày 31/5/1892. Vì vậy mà Hiệp ước 1999 cũng đã không thể giải quyết dứt điểm vấn đề này, mà để bỏ ngỏ 4 khu vực loại C, chứ không hề bị “bán mất” như những luận điệu xuyên tạc.
Đến tận năm 2008, Trung Quốc mới chấp nhận lấy đường biên giới từ mốc 53 cũ đi qua cồn Pò Thoong, rồi đi tiếp đến chính giữa mặt thác chính của thác Bản Giốc, sau đó đi theo trung tuyến của dòng chảy chính của sông Quây Sơn. Với kết quả đó, một phần hai thác chính của Bản Giốc cùng toàn bộ phần thác phụ và một phần tư cồn Pò Thoong quy thuộc Việt Nam. Trong khi nếu theo nguyên tắc quốc tế thì toàn bộ cồn này phải thuộc về Trung Quốc vì dòng chảy chính nằm về phía Việt Nam. Như vậy, kết quả của việc phân định biên giới tại thác Bản Giốc thực tế đã mang lại cho Việt Nam một phần cồn Pò Thoong, chứ không hề mất thác Bản Giốc. Việc lầm tưởng thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam có thể nói xuất phát từ tiềm thức của người Việt, do đời sống và tinh thần gắn liền với dòng thác, mang đến một cảm tình đặc biệt. Nhưng biên giới đã định, không chỉ là câu chuyện mới, mà đã được phân định từ hơn 100 năm trước. Những viện dẫn từ các tài liệu lịch sử khác, đáng tiếc, không phải là bộ phận của hai Công ước ký kết giữa Pháp và nhà Thanh, vì vậy không có giá trị pháp lý.
Thực chất, vào thời điểm đó, chính quyền thực dân Pháp – đại diện bởi Đặc sứ Ernest Constans – vì muốn được ‘danh chính ngôn thuận’ công nhận sự chiếm đóng tại nước ta đã nhân nhượng mà trao cho triều đình Mãn Thanh gần như toàn bộ tổng Tụ Long (khoảng 750m2 thuộc tỉnh Hà Giang thời ấy), và đánh mất luôn hơn chín xã thuộc tổng Kiền Duyên và Bát Tràng (tỉnh Quảng Yên, nay là Quảng Ninh). Vậy câu hỏi ai ‘bán nước cầu vinh’, đến đây cũng đã rõ.
Hơn nữa, nếu xét về về góc độ ngôn ngữ, cái tên Ải Nam Quan có nghĩa là “Cửa ải đi về phía Nam”. Nếu là phần đất của nước Việt, chẳng phải gọi tên Ải Bắc Quan mới đúng? Nếu triều đình nhà Thanh từng xây cổng thành phân định biên giới, hiển nhiên nó phải được xây trên phần đất của nhà Thanh. Như vậy, chỉ riêng cái tên của vùng đất này cũng đã phản ánh thực tế biên giới tại đây.
Đất nước ta đã trải lịch sử mấy nghìn năm, cũng là từng ấy thời gian bang giao với nước láng giếng phương Bắc. Trong những thời kỳ trước, với sự vắng bóng của khoa học công nghệ, sự sai lệch, dị bản trong việc ghi chép sử sách, cùng những biến cố lịch sử, đường biên giới giữa nước ta và Trung Quốc chưa bao giờ được phân định một cách chính xác, thậm chí bị xê dịch, xâm lấn. Hiệp ước 1999 vì thế đã định ra những cột mốc biên giới bằng phương tiện, kỹ thuật tiên tiến, bền vững, để từ nay và muôn đời sau, quốc gia láng giềng cũng không thể lợi dụng bất kỳ cái cớ hay một cuộc binh biến nào để thay đổi đường biên giới được nữa. Thành quả suốt 30 năm đấu tranh của Bộ Ngoại giao và cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, trái với suy nghĩ lệch lạc là một “cuộc bán đất”, thực tế chính là chiếc gông cùm vào bất kỳ mưu đồ xâm lược nào từ phương Bắc, bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền cho Tổ quốc.
Lại nói về luận điệu “mất 15,000km2 vịnh Bắc Bộ”, con số này xuất phát từ Ngân hàng Thế giới World Bank (WB), cụ thể là vào năm 1999, dữ liệu của WB cho thấy chỉ tiêu diện tích đất của Việt Nam bất ngờ “sụt giảm” từ 325.000km2 xuống còn 310.000km2. 15.000km2 này tương đương với khoảng 5% diện tích cả nước, bằng toàn bộ vùng đồng bằng sông Hồng, hay gần như toàn bộ tỉnh Nghệ An. Quả là sự việc “đáng ngờ”, nhưng tại sao lại có sự thay đổi “bất thường” này? Việc này bắt nguồn từ thay đổi của chính WB trong định nghĩa về diện tích đất. Trước thời điểm 1998-2001, WB cùng nhiều tổ chức khác đều tính diện tích nước mặt nội địa và vùng thủy nội địa trong cách tính của mình, và theo đó, diện tích của Việt Nam được tính theo tổng diện tích đất (310.000km2) và diện tích nước mặt (15.000km2). Sau khi thống nhất điều chỉnh cách tính, Ngân hàng Thế giới công nhận diện tích lãnh thổ nước ta là 310.000km2.
Nói cách khác, sự khác biệt về số liệu diện tích trước và sau giai đoạn 1998-2001 – thời điểm cố Tổng Bí Thư bị “luận tội” bán đất – đơn giản chỉ là sự thay đổi về cách tính của các tổ chức trên thế giới. Đáng tiếc rằng, những kẻ đang rung đùi “lên án” cố Tổng Bí thư, một lần nữa lại dùng sự kém cỏi tri thức để làm công cụ bôi nhọ nhân cách của ông.



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo