Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LỬA CHÁY

LỬA CHÁY  Mấy hôm nay trong lúc chúng ta cười xả stress với những vở kịch hài về pháp luật ở Việt Nam thì khu vực Châu Âu như đã dự báo đã b...

LỬA CHÁY
LỬA CHÁY 

Mấy hôm nay trong lúc chúng ta cười xả stress với những vở kịch hài về pháp luật ở Việt Nam thì khu vực Châu Âu như đã dự báo đã bắt đầu nổi lửa. Cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước Armenia và Azerbaizan đã nổ ra và được các nước có liên quan đánh giá là rất dễ dẫn đến chiến tranh toàn diện.

Như bài trước đây đánh giá về châu Âu tôi có nói rằng châu lục này đang đứng trước nguy cơ chủ nghĩa bành trước ở trước mặt và chủ nghĩa cộng sản kết hợp với Hồi giáo cực đoan ở sau lưng nên việc trong vùng này xảy ra va chạm hôm nay là điều tất yếu phải có. 

Điều đáng quan tâm là chiến tranh nổ ra ngay sát cạnh một điểm nóng hừng hực là Iran khiến giới quan sát cho là lửa rất dễ lan rộng ra đồng cỏ khô ở Trung Đông.

Như chúng ta đã biết là Mỹ và EU đang làm phẳng lại các quan hệ trong khu vực để chuẩn bị cho một cuộc thế chiến có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Đây là điều tất yếu phải đến một khi Mỹ liên tục tố cáo Trung Quốc tại bất kỳ nơi nào Mỹ có tiếng nói. Bài phát biểu của Trump tại Liên Hiệp Quốc vừa qua rất gay gắt khi nói thẳng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho dịch bệnh hiện nay.

Đáp trả lại Trump thì Tập cũng không khoan nhượng. Bằng lời lẽ ôn hoà, Tập nói rằng “Trung Quốc không muốn chiến tranh với ai bởi vì các nước có quan hệ với Trung Quốc có cùng chung vận mệnh với Trung Quốc”. Bài phát biểu của Tập nghe qua thì hoà hiếu nhưng hàm chứa thông điệp “cùng chết chung với nhau” là rất rõ. 

Nghĩa là nếu các nước đi theo Mỹ nổ súng vào Trung Quốc thì sẽ bị giáng trả bằng hạt nhân (cùng chung vận mệnh). Nghĩa là nếu đánh hội đồng thì Tập đe doạ là tất cả kéo nhau cùng chết cả.

Tập có lý do để dằn mặt thế giới khi Chủ tịch EU đã công khai phát biểu chính thức rằng “vì EU và Mỹ đã có quá trình hợp tác lâu dài, đủ độ tin cậy và cùng chung lợi ích dù đôi khi có khác biệt nên EU đứng về phía Mỹ”. EU đứng về phía Mỹ thì Nga sẽ không còn ở bên Trung Quốc nữa. Đức ngày xưa còn có Ý và Nhật, còn Trung Quốc bây giờ cô đơn.

Nhìn bối cảnh cuộc cờ Tứ Vùng Chí như vậy để hiểu nguyên nhân sâu xa vì sao Armenia và Azerbaizan nổ súng với nhau. Sau lưng Armenia là Thổ Nhĩ Kỳ, sau lưng Azerbaizan là Nga và gần đây có thêm Mỹ. Việc hai nước nhỏ này nổ súng vào nhau giúp ta thấy rõ là Mỹ-Nga đã xích gần lại và Nga tránh Thổ ra xa. Việc Nga đưa thêm lính lên biên giới Nga-Trung cách đây mấy hôm và cuộc chiến hai nước này cho thấy Putin và Trump gặp nhau bắt tay chính thức chỉ còn là thời điểm mà thôi. 

Một khi Nga đã bắt tay với Mỹ thì việc Thổ đi ngược lại chính sách lớn của Mỹ-Nga-EU sẽ không thể kéo dài lâu, sớm muộn Thổ cũng phải hoà theo xu hướng lớn theo ý Mỹ sắp xếp mà thôi. Thổ là nước có sức mạnh quân sự thứ 2 trong NATO sau Mỹ, việc Thổ muốn vươn lên thành một thế lực quân sự mạnh tại khu vực châu Âu và Trung Đông là có thể hiểu được, nhưng Thổ sẽ phải hạ cờ nếu đi ngược lại sự thống nhất chung của Mỹ-Nga-EU ở bàn cờ quốc tế (cao hơn).

Nghĩa là chính sách lôi kéo Nga-Thổ ủng hộ Iran của liên minh Iran và Trung Quốc đã thất bại. Tiếp theo khi Thổ thiệp bài thì Iran một mình chống tất cả Châu Âu và Trung Đông là chuyện có thể thấy trước. Khi đó dù Tập có muốn cứu Iran cũng không cứu nổi. Ấn Độ vừa tăng cường thêm 100 ngàn quân lên biên giới Ấn-Trung nên sức mạnh quân sự của Trung Quốc dùng vào việc giữ nhà họ e rằng còn khó khăn nói gì thò tay ra giữ vững ngọn cờ cô độc là Iran ở chốn xa xôi.

Thông điệp “cùng chung vận mệnh để kéo nhau chết chùm” của Tập tại LHQ vừa qua cần được diễn dịch nó ra thành một lời đe doạ chiến tranh hạt nhân. Tập nói ra ý này cũng là kiểu chơi sát ván, cũng đã đẩy Mỹ-Nga-EU (và nhất là Mỹ) leo vào thế cưỡi hổ khó xuống. Nghĩa là đội ngũ chống Trung của các đại cường bây giờ cần đặt bối cảnh chiến tranh vào sự chuẩn bị đối đầu hạt nhân. Các đại cường nhất là Mỹ đã không còn đường lùi. Bởi vì nếu Mỹ lùi lần này vì lời đe doạ của Tập thì sau này Mỹ có dựng cờ chống Trung thì cũng không còn ai nghe.

Cuộc nổ súng có dụng ý ở Armenia và Azerbaizan thì các quốc gia EU như Pháp và Đức vẫn nói lời quan ngại như kiểu họ thường nói nhưng e rằng họ chẳng quan ngại lắm. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi Pháp công khai tuyên bố không chấp nhận Luskashenko làm tổng thống Belarus như một động thái đổ thêm lửa vào thùng thuốc súng trong khu vực. 

Mất Luskashenko chưa chắc làm Nga mất Belarus nhưng Tập mất cái đầu cầu BRI mở cửa ngõ vào châu Âu là điều chắc chắn diễn ra. Cần nhìn Belarus và cuộc chiến hai nước kia như vậy để dự báo về tình hình châu Âu và vấn đề Iran.

Cái mà Nga-EU và các xứ khác chờ Mỹ lúc này không còn là đánh giá quyết tâm chống Trung của Mỹ ra sao để họ đi theo nữa, mà là Trump và Bộ chính trị của ông cần trình ra phương án giảm thiểu thiệt hại và xác suất chiến thắng trong đối đầu hạt nhân cho các cường quốc thông qua.

Mỹ cần phải chuẩn bị một Phổ Nghi và một Tôn Trung Sơn tại Trung Quốc ngay từ bây giờ để giới thiệu với các cơ quan tình báo của các nước đồng minh.

Hữu Minh






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo