Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

MẤY TIÊU CHUẨN CỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT TRIẾT GIA.

MẤY TIÊU CHUẨN CỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT TRIẾT GIA. Paul Nguyễn Hoàng Đức  Nhân dân mạng xôn xao bàn về triết học và triết gia, tôi xin có vài ý ...

MẤY TIÊU CHUẨN CỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT TRIẾT GIA.
MẤY TIÊU CHUẨN CỨNG ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT TRIẾT GIA.

Paul Nguyễn Hoàng Đức 

Nhân dân mạng xôn xao bàn về triết học và triết gia, tôi xin có vài ý căn bản:

1- Khởi đầu là thước đo nhận thức từ bên trong. Triết học chắc chắn phải là suy lý thuần khiết dựa trên lý trí. Những đại hiền giả trước công nguyên thì có khá nhiều, nhưng chỉ có Socrate (470 – 399 BC ) mới được gọi là tổ sư - người thiết lập nên môn triết học, với nhận thức tiên thiên hạt nhân là NHẬN THỨC LUẬN ( Epistemology). Nội dung của nó là người ta không thể tư duy cùng lúc về cái nước đôi: vừa nóng – vừa lạnh, vừa cao – vừa thấp, vừa tốt – vừa xấu… mà phải thuần khiết nhân danh cái cao nói về cái cao, nhân danh cái thấp nói về cái thấp, nhân danh đàn ông nói về đàn ông, nhân danh đàn bà nói về đàn bà, cho dù ở đời có loại nửa đực – nửa cái đi nữa, cũng phải xác định được cái qui về tuyệt đối của nó  (nếu nó có chim là đực, hoặc không đẻ được là đực, còn nếu đẻ được thì là cái).

2- Tư duy thuần khiết còn ở chỗ: triết gia Platon nói, ngũ giác phải phụ thuộc vào các đối tượng như mắt nhìn màu, tai nghe âm thanh, tay sờ vải thô, mũi người mùi thơm, miệng nếm vị ngọt… nhưng tư duy không cần đối tượng trực tiếp ở trong phòng kín như bưng nó vẫn có thể tư duy.

3- Triết gia Aristote xác định đầu tiên là môn Vật lý vì liên quan đến mọi vật thể cầm, sờ, nắm được. Nhưng sau đó là tinh thần có tư duy riêng, cái không phụ thuộc và ở cao hơn vật chất, nên còn được gọi là Siêu hình học. Không có tinh thần, không có tư duy, tức không có siêu hình học thì không có triết học!

4- Tiêu chuẩn bên ngoài của triết học là ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: phải là “Cái Là” , “Cái Có” – Ontology. Hay còn được gọi là Bản thể luận - Subtance, tức cái bản tính bên trong của mọi cái Là – cái Có kia. Triết học không bao giờ cho phép bàn về cái hư vô. Hư vô chỉ được hiểu ngược chiều với cái Có theo tương quan đối nghịch.

5- Cây nào quả nấy. Quả chứng minh cây. Ai đó có sách viết triết học thì hiển nhiên là nhà triết học. Nhưng ở đây cần xem vài ngoại lệ: Socrate, Đức Phật, Chúa Jesus không viết sách, Nietzsche có tác phẩm lớn nhất “Zarathustra nói như thế” là tác phẩm văn học nhiều hơn.

6- Biện pháp cao nhất và phổ quát nhất của triết học là Nói. Có tên là “Biện chứng pháp”- Dialectic, Biện cũng là nói,  hoặc Logic – khởi từ logos cũng là Lời. Tựu chung, có nghĩa là nói cho người “Tâm phục khẩu phục”, không phản biện được thì đành chấp nhận. Chữ Biện chứng pháp đến thời Hegel mang thêm ý nghĩa của ông, nhưng đó không phải là qui trình hay biện pháp mà chỉ là một cách tuyên bố:

       A là Phi A

Tuyên bố này không hề được chứng minh mà chỉ bằng cảm xúc: A = A mãi chán lắm rồi. Tuyên bố này chẳng khác gì Nietzsche tuyên bố vu vơ không sở cứ: “Thượng Đế đã chết!” 

Biện chứng pháp của Hegel đã sụp đổ toàn diện khi chủ trương: mọi việc mâu thuẫn và phủ định ngay trong lòng nó, như là nụ thì đang bị hoa phản đề, là hoa bị quả phản đề. Karl Marx áp dụng biện chứng pháp của Hegel vào mâu thuẫn đấu tranh giai cấp đã mang thảm họa bạo lực cho thế giới. Nhiều triết gia nói: sau Hegel chân lý kinh điển A = A trở nên đúng hơn bao giờ hết. 

7- Học nhiều bao nhiêu cũng không thành được triết gia nếu không suy lý và bắc cầu như: A = B
                    B = C 
            Thì   A = C 
Nhưng có thể nối tiếp liên tục: A = D, D = E, thì A = E…

Một dòng sông không chảy sẽ không còn là sông! Tất cả từ xe cút kít, đến ô tô, máy bay, tên lửa đã được chế tạo thì phải vận động. Không vận động là thất bại. Cuộc sống và suy lý cũng vậy: không suy lý nối tiếp cứ ỳ ra đấy, tức là không tiến bộ. Cái học của người Á Đông là không suy lý, không vận động và tiến bộ, vì thế triết gia Mỹ Dewey khi đến Trung Quốc có nói: người Hoa không biết triết học và siêu hình học. Học giả lớn Lâm Ngữ Đường của người Hoa cũng nói: người Tàu không có khoa học. Vì lúc nào cũng nói nước đôi thì làm sao có khoa học?!

Lịch sử Á Đông dậm chân tại chỗ, vì họ học chỉ để khoe mẽ và làm quan “Học nhi ưu tắc sĩ”. Cái học kiểu này thì bao nhiêu bồ chữ cũng khó trở thành nhà triết học cũng như nhà khoa học?!

Paul Đức 22/9/2020 

#paulducmaytieuchuancungchotrietgia

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo