Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỔ CHẾ

TỔ CHẾ Trong các cuộc trao đổi với bạn bè chính trị, tôi thường nhắc nhiều lần về hai từ “Tổ Chế”. Nghĩa là nói về các quy định thành văn ho...

TỔ CHẾ

Trong các cuộc trao đổi với bạn bè chính trị, tôi thường nhắc nhiều lần về hai từ “Tổ Chế”. Nghĩa là nói về các quy định thành văn hoặc không thành văn mà các khai quốc hoàng đế áp dụng vào triều đình sau khi có được giang sơn.

Ở các xứ châu Á và nhất là các xứ độc tài thì tổ chế luôn được nội bộ triều đình coi trọng hơn luật pháp. Nếu luật pháp dùng để duy trì ổn định xã hội cho thứ dân thì tổ chế chính là luật pháp của nội bộ triều đình. Tổ chế không giúp dân được hưởng luật pháp nhiều hơn nhưng giúp triều đình ổn định nhằm kéo dài thời gian vương triều trị vì.

Các khai quốc hoàng đế là những vị giành lấy ngai vàng bằng máu và nước mắt, dựng ra triều đình bằng việc trải qua nhà tù, hòn tên và mũi đạn... Nên chính bản thân các khai quốc hoàng đế là người hiểu rõ nhất vương triều do mình lập nên có đặc điểm như thế nào để định ra tổ chế cho phù hợp. 

Các vị vua đời sau cần được vua trước định hướng và giáo dục để biết sợ tổ chế sau khi đã đứng trên luật pháp. Bởi vì nếu vương triều phạm pháp thì chỉ gây rối loạn xã hội nhưng chưa chắc làm vỡ chế độ, nhưng vương triều kể cả vua mà bỏ qua và xem nhẹ tổ chế nữa thì mầm hoạ bắt đầu.

Kinh nghiệm sụp đổ các triều đại ở Việt Nam đa phần không phải đến từ rối loạn xã hội từ việc bỏ qua pháp luật của các vương công đại thần mà đa phần là từ việc triều đình và vua đời sau thay đổi những gì mà đời trước quy định. Ví dụ như Gia Long trước khi mất thì di huấn lại là phải cân bằng giữa nhà Thanh và Pháp, nhưng Minh Mạng và bộ sậu không nghe.

Hoặc một ví dụ khác nữa thời Trần mạt. Nhà Trần sụp đổ không phải do các vương công đại thần làm dân bức xúc, mà là vua nhà Trần đã nghe lời Hồ Thái sư mà phạm vào tổ chế để lại từ Trần Thái Tổ, đó là không để chức Thái sư chuyên quyền lấn tới chân ngai vàng. Chúng ta thấy rõ là Thái sư Trần Thủ Độ dù quyền hành rất lớn nhưng vua Trần không để Trần Thủ Độ khiến vua phạm vào tổ chế của họ Trần. Nhưng đến Trần mạt thì Hồ thái sư khiến vua phạm vào các cấm kỵ mà Trần thái tổ ban ra.

Nhớ hồi đại hội 12, khi có một nhà báo nổi tiếng hỏi tôi về việc bỏ quy định tuổi, tôi chỉ trả lời ngắn gọn rằng bỏ tổ chế lần đầu được thì bỏ thêm nhiều tổ chế khác là tất yếu mà thôi.

Hữu Minh





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo