Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGHỀ "KINH DOANH THIÊN TAI"

NGHỀ "KINH DOANH THIÊN TAI" Nghị định 94/2014/NĐ-CP, ngày 7/10/2014 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 94) quy định: Các tổ chức kinh tế...

NGHỀ "KINH DOANH THIÊN TAI"

Nghị định 94/2014/NĐ-CP, ngày 7/10/2014 của Chính phủ (gọi tắt là NĐ 94) quy định: Các tổ chức kinh tế hạch toán độc lập (doanh nghiệp, cửa hàng, hợp tác xã...) mỗi năm phải đóng tối thiểu 500.000 đồng, tối đa 100 triệu đồng vào quỹ phòng chống thiên tai (PCTT). 

NĐ 94 cũng quy định: Người lao động, viên chức, công nhân trong các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước phải đóng tối thiểu 1 ngày lương vào quỹ PCTT. (Số tiền này theo mức lương tối thiểu vùng là từ 111.000- 170.000/người/năm). 

Cũng theo NĐ 94, tất cả những người lao động trong độ tuổi ở các lĩnh vực khác (xe ôm, vé số, nông dân, buôn bán đồng nát, phụ hồ thợ xây, cơ khí, thợ mộc...) đều phải đống mỗi người tối thiểu 15.000 VNĐ vào quỹ PCTT. 

Tổng số lao động của Việt Nam là 56 triệu người, nhiều bù ít mỗi người đảng đè ra thu 50.000. Số tiền thu được từ người lao động là khoảng 2.800 tỷ. 

Việt Nam hiện có khoảng 700.000 doanh nghiệp, lớn bù nhỏ các doanh nghiệp này thường bị luộc từ vài triệu đến vài chục triệu tiền đóng vào quỹ PCTT. Con số thu được từ các doanh nghiệp cũng vài ba nghìn tỷ. 

Các cửa hàng, quán xá, nhà hàng, hộ kinh doanh bán lẻ, 100% cũng bị luộc từ vài trăm đến 1 triệu vào quỹ. Co số từ đây cũng phải gần nghìn tỷ. 

Đó là chưa kể ngân sách quốc gia dành cho công tác PCTT. Theo các văn bản từ nhà nước, quỹ PCTT được lấy từ 20% Dự phòng ngân sách Nhà nước (DPNSNN). Theo số liệu, năm 2020, DPNSNN là 37.400 tỷ, như vậy số tiền chi cho PCTT là khoảng 7.480 tỷ. 

Cộng dồn các con số trên ta thấy, hơn 12.000 tỷ là số tiền dành cho công tác PCTT của VN hàng năm (tính theo năm 2020). 

Ấy vậy nhưng, hễ có lũ lụt là đảng nhà nước lại kêu dân đóng góp, ủng hộ bằng nhiều hình thức. 

Thế nên nhiều người nói: Bão, lũ, thiên tai là thảm họa với dân nhưng là cơ hội "trời cho" để cán bộ- đảng viên liên quan đến công tác phòng chống lụt bão, phòng chống thiên tai làm giàu. 

Số tiền "nạn dân" được cứu giúp chỉ là số nhỏ trong tổng số đã chui vào nhà các nhà "kinh doanh thiên tai". Nghề kinh doanh này, không ai kiểm toán, không ai kiểm tra, thanh tra, không ai đối chiếu thu chi kế toán, quyết toán. Muốn chi bao nhiêu cứ làm tờ trình là xong, bởi "cứu dân như cứu hỏa", ai người ta xét nét, so đo, tính toán? Dă ăn và siêu lợi nhuận!

Kinh doanh cái gì cũng có sự rủi ro, bao gồm cả rủi ro tính mạng! 

Ảnh 1: Anh trai thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 đang ngồi trong nhà thiếu tướng chờ tin em.
Ảnh 2: Góc rộng cổng nhà tướng Man.
Ảnh 3: Hàng xóm đang động viên vợ đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Quốc phòng).








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo