Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LÀM GÌ KHI THỦY TIÊN...HẾT TIỀN?

LÀM GÌ KHI THỦY TIÊN...HẾT TIỀN? Đó là một câu hỏi về nghĩa đen. Nghĩa bóng của nó là, người bị thiên tai làm gì khi người làm từ thiện cạn ...

LÀM GÌ KHI THỦY TIÊN...HẾT TIỀN?
LÀM GÌ KHI THỦY TIÊN...HẾT TIỀN?

Đó là một câu hỏi về nghĩa đen. Nghĩa bóng của nó là, người bị thiên tai làm gì khi người làm từ thiện cạn nguồn tiền?
Có cạn không? Cạn!

CUỘC “TỰ NGUYỆN TỔNG ĐỘNG VIÊN TỪ THIỆN”

Từ đầu năm đến nay, kinh tế điêu đứng vì Covid và hiểm họa của nó vẫn lẩn quất đâu đó. Cứ nhìn vào từng hộ gia đình thôi cũng đã biết rồi. Để cầm cự với nó, đã là câu chuyện quá cam go, huống chi, bão lũ liên tiếp xẩy ra, miền Trung như trời long đất lở. Nhân tài vật lực tiêu tốn vô cùng cho thảm họa thiên nhiên gây ra.

Đợt lũ lụt ở Quảng Bình mới rồi, như một cuộc “tự nguyện tổng động viên”. Chưa lúc nào thấy hình ảnh hàng ngàn lượt xe cộ tập trung đi làm từ thiện như lần này. Quảng Bình trở thành một “Mặt trận từ thiện”. Có lẽ, đó là một cột mốc từ thiện của lịch sử. 

Bình tĩnh nghĩ lại, không khỏi giật mình. Rồi sẽ ra sao?

Thủy Tiên có thể có 200 tỷ do những nhà hảo tâm đóng góp, cũng như cộng đồng cộng lại cả ngàn tỷ làm từ thiện, nhưng 200 tỷ, ngàn tỷ đó cứ đi phát thì cũng đến lúc...hết tiền. Thủy Tiên cũng phải trở về đi hát, những người làm từ thiện cũng phải trở về làm công việc của mình để mưu sinh và để...làm từ thiện. Và mưu sinh trong bối cảnh cực kỳ khó khăn. 

Trước mắt chúng ta cũng thấy đó, bão lũ, sụt đất vẫn tiếp tục.
Nếu có những thảm họa xẩy ra, chắc chắn nguồn  “tự nguyện tổng động viên” không thể như bây giờ.

LÀM SAO LÀ PHẢI LÀM SAO?

Chúng ta luôn hỏi nhau: Phải làm sao chứ thế này không ổn? Làm sao là làm sao?
Làm sao là tầm của đất nước, của Chính phủ. Chuyện này khó nên tầm tôi xin “bỏ qua”, chỉ nói việc từ thiện.

Thời gian rồi, nhiều câu chuyện không hay phải nín lại không dám nói vì ai cũng sợ nói ra “người ta lại không đi làm từ thiện cho quê mình nữa”, nhưng bây giờ, mọi người vùng lũ đã thoát chết, đã hoàn hồn, đã có cái ăn, trước mắt không còn đói nữa, phải nói, nếu không thì sẽ nghèo bền vững, đói kinh niên.

Ở đây là nêu ra ví dụ cụ thể thôi nghe.

Cô Tiên có 200 tỷ (tạm cho gọn thế đi), cô Tiên làm việc tốt, không cần tranh cãi. Nhưng cho đến bây giờ hàng ngày, cô ấy vẫn cầm tiền đi phát, người dân đâu đâu cũng ngồi chờ cô Tiên (và nhiều bà Tiên ông Bụt khác), không ổn.

Không ổn chỗ nào? Nói thì dài, chỉ đơn giản thôi: Suốt ngày ngồi chờ nhận quà, không dọn một mảnh đất phù sa mà cắm ngọn rau khoai, tra hạt rau muống để ăn. Trồng thì tháng sau là có rau ăn, không trồng, tháng sau giá rau cao tận nóc nhà. Nông dân đáng lẽ trồng rau ra bán lại đi mua rau với giá ngất trời bằng tiền từ thiện? Mấy cho đủ? 
Thế là thấy rồi.

Vì thế, tôi cũng khá ngạc nhiên là cô Tiên không chọn giải pháp từ thiện khác căn cơ. Cô không nghĩ ra hay do yêu cầu của nhà tài trợ thì tôi không biết, nhưng lạ.

200 tỷ không nhiều nhưng có thể làm vài chục cái nhà chống lũ trong các trường học để bình thường làm phòng học, khi bão lụt thành nhà cộng đồng. Đại để thế.
Đến đây có người sẽ nói, đó là việc của trên, nói thế là đúng nhưng phải tự cứu mình (giúp dân tự cứu mình) trước khi “trời” cứu. Chứ việc dân đói dân rét không phải là việc của trên sao, mình vẫn đi làm đó thôi.

CÔNG BẰNG?

Từ thiện thì không có sự công bằng, ai cho ai, ai nhận của ai là chuyện... từ thiện.
Công bàng mà tôi nói ở đây là để cho người muốn làm từ thiện công bằng.

Ví dụ: Ở vùng bị thiên tai, cán bộ cơ sở lập danh sách. Nhà nghèo, thiệt hại nhiều được nhận trước. Nhưng đoàn về trước chỉ có mì tôm và nước mắm. Những nhà khá giả hơn,ít thiệt hại hơn nhận sau, nhưng đoàn sau không chỉ quà mà còn tiền. 
Thế mới có chuyện người sơn móng tay, đeo vàng có danh sách đi nhận từ thiện của cô Tiên.

Mọi người tranh luận nhiều, ai cũng co cái lý của mình, nhưng thực tế thì rất đa dạng. Cán bộ cũng chẳng công bằng gì, cứ đoàn nào có quà lớn thì danh sách toàn bà con dòng họ họ.

Bảo cô Tiên cho ai người nấy nhận, sao có thể thu lại chia đều? Có lý. Nhưng hỏi, danh sách đó toàn là bà con, dòng họ trưởng thôn thì sao? Danh sách họ lập, cô Tiên phát. Cô Tiên có lập đâu? Dân kiện sao được, nhà anh nhận 10 lần, nhà này mới nhận lần này mới nhận, kiện gì? 

Ở khía cạnh khác, bão tàn phá các tỉnh khác tan hoang, núi lở vùi người, thì sao? Thì đó, nhìn đi thôi.

CÔ CHÁU Ở LÀNG

Cô cháu dâu ở làng tôi, người Hà Tĩnh, ngày ngày dọn nhà, dọn vườn, vun đất trồng rau. Bà con í ới gọi, cháu, đi lấy hàng từ thiện. Cô cháu nói, cháu không đi mô o nờ.
Có tiền từ thiện, nhiều ông rượu chè say khật khưởng. (Có vụ mấy thanh niên giật tập phong bì của sư cô nói xin tiền uống rượu kể sau).
Dân gian nói: Miệng ăn núi lở.
Cô cháu này không dại đâu.

Trước hết, tôi thấy, cái được cho con cô ấy.

NGUYỄN THẾ THỊNH

***
TÍCH XƯA KỂ LẠI
Thời Càn Long, vào năm thiên tai mất mùa, dân tình bị đói kéo về kinh thành rất đông. Thường thì triều đình mở kho phát lương nhưng năm đó kho đã cạn. Nhàn quý phi vừa lên kế ngôi hậu bèn nghĩ ra cách, vận động tất cả hào phú đóng góp để nấu cháo cứu đói. Cách làm này vừa không phải phạm vào kho lương triều đình mà còn để người dân biết đến hoàng hậu đương triều. Nghĩa là từ thời đó, từ thiện đã gắn với việc làm thương hiệu.
Nhưng khi phát cháo, đã xẩy ra việc chen lấn xô đẩy, tranh giành nhau. Bèn nghĩ ra cách, chỉ phát cho trẻ con và người già, còn thì đưa người đến các nơi làm việc, làm việc để đổi cái ăn. Như thế, người nhận từ thiện không phải ám ảnh về chuyện mình xin bố thí mà do sức mình làm ra. Từ đó mới yên.
***


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo