Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SAI LẦM KHÔNG PHẢI LÀ KẾT THÚC

SAI LẦM KHÔNG PHẢI LÀ KẾT THÚC Có những người ngây ngô đến mức, mặc nhiên coi rằng thể chế chính trị Mỹ (mặc dù nó khoa học và khả năng tự s...

SAI LẦM KHÔNG PHẢI LÀ KẾT THÚC

Có những người ngây ngô đến mức, mặc nhiên coi rằng thể chế chính trị Mỹ (mặc dù nó khoa học và khả năng tự sửa chữa cao nhất thế giới) là không thể có sai lầm (gian lận) được.

Bài toán nào cũng có lời giải, cũng như các hệ thống bảo mật ngân hàng đều ở mức “tối tân” nhất về độ phức tạp, nhưng nó vẫn bị thâm nhập. Nó được chứng ninh nhờ sự có mặt của vi rút. Nói gì tới “chu trình do con người tạo nên và con người thực hiện”.

Nền chính trị Mỹ, dù được thiết kế và tổ chức chặt chẽ, nhưng nó vẫn có khả năng bị “tấn công”. Và nếu mặc định nó không thể gian lận, tức nó đã hoàn hảo, hẳn họ đã không thể phát triển được nữa. Cũng như vậy, xã hội Mỹ vẫn có tội phạm (thậm chí rất kinh khủng như tội phạm hàng loạt, xả súng...) nhưng nó là một đất nước có khả năng tự sửa chữa cao nhất so với các thể chế chính trị khác.

Bản hiến pháp đó, vì thế, được sửa đổi bởi 28 lần với các Tu chính án kéo dài cho đến lúc này. Nó cho thấy những thiếu sót và đòi hỏi thực tế buộc nó phải “cải cách” là như thế nào. Nhưng nó vẫn giữ được các nền tảng (tinh thần) trụ cột của nó nên nó được đứng vững.

Và cũng có một nguyên tắc - cái gì cũng có lần đầu tiên. Mà vì vậy, một khi có sự gian lận trong bầu cử xảy ra, thì ta không nên phủ nhận nó, mà nên đặt ra các câu hỏi: ai gian lận (chủ thể), gian lận thế nào (cách thức) và để làm gì (mục đích), cuối cùng là giải quyết ra sao (giải pháp)?

Cho đến năm 1965 -1968 mới có 2 đạo luật về dân quyền cho người da đen tham gia thực tế vào đời sống chính trị một cách sâu sắc ở quốc gia này (sau cách mạng của Martin Luyher King, mà Lyndon Johnson đã chấp nhận để tìm cách thông qua).

Nước Mỹ cũng là một quốc gia có điểm yếu và khả năng bị tổn thương bởi chính trong lòng nội tại của nó. Nó phải có các xung đột, mà xung đột đều đặt họ vào việc phải tìm cách để giải quyết (xử lý) nó, nếu thực sự theo hướng tốt đẹp thì nó sẽ nhân văn, ngược lại sẽ là thủ đoạn và tha hoá.

Nếu bầu cử Mỹ có xảy ra việc gian lận (trong cử tri và phiếu bầu) chúng ta không nên coi đó là một điều khủng khiếp, mà nên xem đó như là một sự kiện mà hoàn toàn có thể và phải đối diện với nó để đem đến sự cải tiến mạnh mẽ.

Nếu một hệ thống tài chính có thể khủng hoảng và sụp đổ hoặc bị đánh cắp mật mã, nó là điều dễ hiểu, mà nhờ đó nền công nghệ lại có cơ hội phát triển. Bằng không, nhân loại đã chỉ dừng lại ở một chiếc máy đánh chữ chứ không phải là máy tính nhiều tiện ích như bây giờ.

Và vì người Mỹ không phải chỉ tin vào mỗi bản Hiến pháp tuyệt vời của họ, cho nên họ vẫn cần có những khẩu súng.

Lê Luân






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo