Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIẢI THƯỞNG VINFUTURE: LỢI ÍCH CHO KHOA HỌC VIỆT?

Giải thưởng VinFuture: Lợi ích cho khoa học Việt? Mới đây, tỉ phú người Việt, Phạm Nhật Vượng, đã công bố quỹ giải thưởng VinFuture dành cho...

VinFuture

Giải thưởng VinFuture: Lợi ích cho khoa học Việt?

Mới đây, tỉ phú người Việt, Phạm Nhật Vượng, đã công bố quỹ giải thưởng VinFuture dành cho khoa học, không phải chỉ dành riêng cho người Việt mà là dành cho các nhà khoa học trên thế giới, không phân biệt quốc tịch màu da. Tổng giải thưởng lên đến 7,5 triệu đô, trong đó có giải cao nhất là 3 triệu đô (khoảng 70 tỉ vnđ). 

Đây là một quỹ giải thưởng cho khoa học với mức thưởng lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay. Về mặt tiền thưởng thì còn lớn hơn giải Nobel hay Fermie. 

Đây là một nước đi táo bạo, và rất đáng khen, của những tỉ phú như ông Vượng. Việc này sẽ là sự khích lệ rất lớn cho nhiều nhà khoa học trên thế giới nếu họ được đề cử và may mắn trúng giải với đóng góp cho khoa học của họ.
Hơn nữa, việc làm này sẽ mang về thêm nhiều hình ảnh đẹp cho ông Vượng và Vingroup. Cũng có thể thế giới sẽ biết đến Việt Nam, rằng: Quốc gia này hoá ra không nghèo, họ có tỉ phú “chịu chơi” nhất trong giới giải thưởng khoa học.

Nobel ngày xưa cũng làm điều tương tự, khi ông đã quá giàu. Và giải Nobel trở thành danh giá đến ngày nay.

Tôi cũng hy vọng, tên ông Vượng sau 100-200 năm nữa cũng được lưu danh tốt đẹp như vậy, nếu quỹ giải thưởng của ông góp phần ghi nhận được những giá trị khoa học lớn.
Điều này cần thời gian, một thời gian có thể nói là không ngắn.

Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng: Việc làm này của ông PNV sẽ thúc đẩy nền khoa học Việt Nam, và hình như bản thân ông Vượng có lồng quan điểm này khi phát biểu, thì cá nhân tôi không đồng tình - hoặc ít nhất tôi chưa thấy cơ sở nào cho việc đó.

Thứ nhất, nói chung ở bất cứ đâu, chuyện giải thưởng và sự phát triển cả một nền khoa học hầu như ít có sự liên quan. Bởi để một nền khoa học phát triển, các trưởng ĐH phải có sự đầu tư về các yếu tố vật chất: như tiền lương cho giáo sư, hỗ trợ giáo sư và các nghiên cứu sinh, từ đó họ có điều kiện nghiên cứu tạo ra các giá trị mới với hy vọng là thúc đẩy 1 khía cạnh nhỏ của tri thức. Rồi từ đó với hiệu ứng tích luỹ và chọn lọc, từ rất nhiều cơ sở như vậy, nền khoa học mới có triển vọng để cùng phát triển.

Cho nên, bản chất của một nền khoa học phát triển là các chính sách đến từ cả phía chính phủ (nếu đất nước đó vận hành theo hướng State-based, nghĩa rằng nhà nước nắm nhiều vai trò) hay đến từ các cơ sở giáo dục tư.

Nhìn lại Việt Nam thì chưa có những điều này. Điều kiện làm việc nghiên cứu của phần lớn các nhà nghiên cứu còn thấp. Một số nơi đã phát triển riêng để tạo môi trường tốt, như chính VinGroup Research của ông Vượng hay 1 số cơ sở tư nhân ở Saigon, tuy nhiên điều này là chưa có sự nhân rộng. Chính vì thế, mà hiệu ứng tích luỹ và chọn lọc, là chưa tồn tại ở quốc gia này.

Chưa kể, việc quỹ giải thưởng toàn cầu này lại không liên quan gì đến việc đầu tư cho khoa học nước nhà. Cho nên, với 1 suy nghĩ logic thông thường, tôi khó thấy có sự liên quan nào giữa quỹ giải thưởng này mà nhằm mục đích phát triển nền khoa học Việt Nam như một số người nói.


Nam Le




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo