Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỌC THỬ DỊCH PHẨM CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÀ TÂY SƠN CỦA CHÚ LÊ NGUYỄN -BÀI 3 - DỊCH VÀ VIẾT NGHIÊN CỨU KHÔNG DẪN NGUỒN NHƯ THẾ NÀY LÀ RẤT NGUY HIỂM

Đọc thử dịch phẩm Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn của chú Lê Nguyễn #cuoc_noi_day_cua_nha_tay_son_reviews Bài 3 - Dịch và viết nghiên cứu không...

Đọc thử dịch phẩm Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn của chú Lê Nguyễn

#cuoc_noi_day_cua_nha_tay_son_reviews

Bài 3 - Dịch và viết nghiên cứu không dẫn nguồn như thế này là rất nguy hiểm

Ngay trong phần Dẫn Nhập (Introduction) có đoạn này
Bài 3 - Dịch và viết nghiên cứu không dẫn nguồn như thế này là rất nguy hiểm


****

Nguyên văn Anh ngữ:

At their head was a part-time betel-nut trader and minor tax collector named Nguyễn Nhạc. Lacking the resources for a direct attack on the citadel, the rebel forces employed a ruse

Bản dịch của chú Lê Nguyễn:

Cầm đầu đạo quân này là một người buôn trầu cau và làm biện lại, tên Nguyễn Nhạc. Không tìm ra phương kế tấn công trực diện vào thành, lực lượng nổi dậy sử dụng một mưu chước

Bản dịch (lại) của Brian Wu:

Đứng đầu họ là một kẻ THI THOẢNG buôn bán trầu cau và là một viên (quan) thu thuế MỌN, tên là Nguyễn Nhạc. Thiếu nguồn lực để tấn công trực tiếp vào thành, các lực lượng nổi dậy đã sử dụng một mưu mẹo.

****

Như vậy ở đây chúng ta không hiểu tại sao chú Lê Nguyễn, ngay trong đoạn văn đầu rất quan trọng này, lại dịch cắt xén đi cụm từ "thi thoảng" (part-time) và "nhỏ mọn" (minor) khá là quan trọng này.

Tại sao chúng lại là quan trọng ? Bởi vì nếu đúng là ngài Nguyễn Nhạc chỉ là "một kẻ thỉnh thoảng buôn bán trầu cau và là một kẻ thu thuế mọn", thì chúng ta cần phải đặt lại dấu hỏi, là làm sao mà một kẻ như thế, mà lại có mối quan hệ sâu rộng với những người Thượng vùng cao và với giới thương nhân / nông dân nào đó ở miền xuôi ? 

Mà đáng hỏi hơn, là chúng ta muốn biết, học giả George Dutton đã dựa vào đâu để mà khẳng định ngài Nguyễn Nhạc là "một kẻ thi thoảng buôn bán trầu cau và là một kẻ thu thuế mọn" ? Và câu hỏi tiếp theo là thời chúa Nguyễn, một người làm việc tại các sở tuần, có đúng là rãnh đến mức độ đi buôn bán trầu cau qua mọi miền rừng núi và có mối quan hệ sâu rộng không ?

Và chết người hơn, là hóa ra đoạn đầu trong phần Dẫn Nhập trên, thì học giả George Dutton viết ngài Nguyễn Nhạc là "a part-time betel-nut trader and minor tax collector", nhưng trong đoạn Nguồn tư liệu và đối tượng nghiên cứu, cũng trong phần Dẫn Nhập này thì lại viết ngài Nguyễn Nhạc là "a betel-nut trader and part-time tax collector for the Nguyễn court" mà chú Lê Nguyễn dịch là "Nguyễn Nhạc vốn là một người buôn bán trầu cau kiêm nghề thu thuế theo thời vụ cho triều đình nhà Nguyễn". Ở điểm này, chúng ta lại đặt thêm ra câu hỏi cho học giả George Dutton là từ nguồn nào mà thầy Dutton đã dùng để khẳng định rằng là ngài Nguyễn Nhạc đã làm nghề thu thuế theo thời vụ thế nhỉ ?

Cuối cùng, học giả George Dutton trong Chương I trang 39 còn viết "The eldest brother, Nguyễn Nhạc, belonged to the very administrative machinery that he would ultimately topple, for he served as a public clerk (tuần biện lại) responsbile for collecting taxes in the circuit of Vân Đồn. Nhạc was also a trader in betel nut, an important local commodity".  Và thế là chúng ta lại đặt ra câu hỏi kế tiếp luôn, là thầy Dutton đã dựa vào nguồn nào để khẳng định có cái chức "tuần biện lại" có trách nhiệm đi thu thuế ở tuần Vân Đồn thế nhỉ ? Vì theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí thì "遂為雲屯巡卞吏,人呼為卞岳" tức là "Nhạc từng làm biện lại ở Vân Đồn, nên người ta vẫn thường gọi là biện Nhạc.". Như vậy chức vụ Biện lại ở đây chưa bao giờ có thể khẳng định là một chức vụ có quyền thu thuế gì cả. Nên mình e, có khi thầy Dutton đã dựa vào các bài viết của những nhà Tây Sơn học Việt Nam, mà viết túa ra luôn là ngài Nguyễn Nhạc còn giữ nhiệm vụ thu thuế gì đó chăng ? Mà viết khẳng định như thế này có là đáng sợ không ? 

Nên chỉ từ hai cụm từ nhỏ bị cắt xén khi dịch trên, nếu bạn đọc bản Anh ngữ, bạn sẽ có vài câu hỏi như trên để mà đặt ra hỏi học giả George Dutton.

Nhưng nếu dịch giả (tức chú Lê Nguyễn) đã dịch cắt xén như thế này rồi, mà lại cắt xén ngay luôn đoạn văn đầu trong quyển sách này, thì câu hỏi mà mình rất muốn biết là tại sao chú Lê Nguyễn lại cần phải cắt xén 2 cụm từ quan trọng này thế ?

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks
Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo