Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

ĐỀ THI HỌC SINH... NGU

ĐỀ THI HỌC SINH... NGU Sở Giáo dục Hà Nội vừa lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9. Tôi, tiến sĩ Lý luận văn học, vừa đọc xong thấy mình bị ngu nga...

ĐỀ THI HỌC SINH... NGU

Sở Giáo dục Hà Nội vừa lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9. Tôi, tiến sĩ Lý luận văn học, vừa đọc xong thấy mình bị ngu ngay lập tức! Ngu cả hai câu.

Câu 1: Giúp bạn khóc

Hồi giờ tôi chỉ biết khóc là bản năng tự nhiên. Em bé ra đời đã khóc. Khi buồn, đau khổ, người ta khóc. Cũng có trường hợp gặp nhau mừng đến phát khóc.

Có hai trường hợp khóc khó. Em bé ra đời do bị nghẽn thanh quản,  người đỡ đẻ phải đét cho mấy phát để nó khóc. Thánh Gióng ra đời không khóc, không cười, cả không chịu nói. Trường hợp thứ nhất cần sự giúp đỡ. Nhưng trường hợp thứ hai thì không, vì đó là huyền thoại.

Bạn đi xe đạp đến trường, xe bị hư, không phải cổ bị hư. Vậy giúp cho bạn khóc bằng cách nào? Chỉ có thể đánh cho bạn một trận, vừa đánh vừa lột quần áo bạn ra giữa đường để bạn khóc?

Ôi, ý nghĩa của câu chuyện rất thời sự, đúng tinh thần bạo lực học đường. Nếu không phải ý nghĩa ấy thì là người ra đề lôi một câu chuyện nhảm nhí trên mạng ra cho học sinh thi thố à? 

Câu 2: Đề tài, chủ đề có thể xem như "chủ ngữ", còn phương diện chủ quan của nội dung là "vị ngữ"

Không biết sách Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 2002, là của tác giả nào viết. Nếu là của thầy từng dạy tôi thì tôi xin cúi đầu lạy tạ thầy, rằng tôi học đến tiến sĩ, không chỉ học thầy mà còn đọc vô số sách lý thuyết văn học của thế giới, mà vẫn ngu trước thứ lý luận như vậy. 

Chủ ngữ, vị ngữ là sự phân tích thành phần câu theo ngữ pháp cấu trúc. Khái niệm này có dùng trong Hình thái học cổ tích của Propp, Tự sự học của Todorov nhưng không đơn giản và thô thiển như vậy. Họ chỉ mượn khái niệm "chủ ngữ", "vị ngữ" để nói đến quan hệ giữa nhân vật và sự kiện như một thứ trật tự cú pháp của truyện kể. Không ai nói "chủ ngữ" là đề tài, chủ đề, "vị ngữ" là nội dung chủ quan. Tôi chẳng thấy quan hệ giữa đề tài, chủ đề với nội dung chủ quan của tác phẩm giống quan hệ chủ ngữ/vị ngữ của cấu trúc câu bao giờ.

Mà tỏ ra hàn lâm để đánh đố học sinh lớp 9 làm gì? Sao không nói "Từ đề tài, chủ đề mà em yêu thích, hãy làm rõ những phương diện độc đáo, đặc sắc của nội dung tác phẩm ở Chương trình Ngữ văn trung học cơ sở" mà phải thay thế thành phân tích "chủ ngữ", "vị ngữ" cho trẻ em bị loạn não? Làm rõ "vị ngữ" của "chủ ngữ" mà em yêu thích là sao? Phân tích quan hệ giữa đề tài, chủ đề với nội dung tác phẩm giống như phân tích ngữ pháp câu sao? Chẳng hạn, câu "Lý Nhã Kỳ lộ vú to trong phim Điện Biên". Từ sự yêu thích chủ ngữ Lý Nhã Kỳ, em hãy phân tích cái vị ngữ độc đáo, đặc sắc "lộ vú to" à? Lý Nhã Kỳ là đề tài, chủ đề, còn "lộ vú to" là phương diện nội dung chủ quan? Nhảm nhí hơn cả chuyện "giúp bạn khóc"!

Ai là tác giả đề thi này thì lên tiếng đi? Chỉ có thể là người ủng hộ sâu sắc sách giáo khoa Cánh Diều của ông Thuyết ông Thống. Ra đề như vậy để chứng tỏ sách ông Thống, ông Thuyết không chỉ bắt học sinh học tri thức cũ như ngữ pháp cấu trúc mà còn cập nhật cả những lý thuyết hiện đại như Ngữ dụng học, Tự sự học? Trẻ em học ngữ văn để sử dụng hay để thành nhà nghiên cứu chuyên nghiệp? 

Mà có là nghiên cứu chuyên nghiệp thì cũng phải ngô cho ra ngô, khoai ra cho khoai chứ râu ông nọ cắm cằm bà kia như cái đầu của các giáo sư tiến sĩ nhiều chữ sao?

Chúc các em thi thố thật giỏi để sau này sống bằng... trò nhảm nhí, râu ông nọ cắm cằm bà kia. Nhảm nhí đang là kỹ năng sống hiện thời, như đám Huấn Hoa hồng làm trò để câu view, có thể hái được nhiều tiền đấy!

Chu Mộng Long
ĐỀ THI HỌC SINH... NGU




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo