Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÁM CHUYỆN MYANMAR

TÁM CHUYỆN MYANMAR Việc quân đội đảo chính ở Myanmar, hiện đang có 2 luồng dư luận.  - Một là phe quân đội thân Trung Cộng nên lật đổ chính ...

TÁM CHUYỆN MYANMAR

TÁM CHUYỆN MYANMAR

Việc quân đội đảo chính ở Myanmar, hiện đang có 2 luồng dư luận. 
- Một là phe quân đội thân Trung Cộng nên lật đổ chính phủ. Có vài lý do đưa ra là trước khi đảo chính, tổng tư lệnh quân đội Myanmar đã trực tiếp được tướng Trung Cộng tới gặp; Trung cộng không lên án đảo chính mà bộ ngoại giao gọi là "cuộc cải tổ nội các" và các hãng truyền thông thổ tả lớn đều đưa ra nhận định phe quân đội thân Trung Cộng và Tập Cận Bình gấp rút hoàn thành kế hoạch "Nhất đới, nhất lộ".
- Hai là chính phủ dân sự bầu cử gian dối và thân Trung Cộng nên quân đội đảo chính. Các chứng cứ đưa ra là những hình ảnh bà San Suu Kyi thân cận với Tập Cận Bình, Obama và bà Clinton.

Cả hai hướng suy luận như vậy đều chưa chính xác vì chỉ nhìn vào các biểu hiện ngoại giao chứ không xem xét các chính sách và hành động của chính phủ bà San Suu Kyi và tổng tư lệnh Min Aung Hlaing đối với Trung Cộng như thế nào. 

Thực sự, chính phủ bà San Suu Kyi thực thi chính sách mở cửa thì hàng hóa Trung Cộng tràn vào Myanmar cùng với việc thực thi kế hoạch "một vành đai, một con đường" của Tập Cận Bình. Ảnh hưởng của Trung Cộng lên thành phần nội các của chính phủ rất rõ. Tập Cận Bình hiểu rõ, khi quân đội đảo chánh, hầu hết các nước sẽ lên án phía quân đội và sẽ cô lập kinh tế đối với chính quyền quân sự. Do vậy, chính quyền quân sự Myanmar buộc phải tìm chỗ dựa ở quốc tế. Trong lúc Trung Cộng mở rộng vòng tay ủng hộ chính quyền quân sự thì trong thế triệt buộc, chính quyền quân sự Myanmar sẽ rơi vào thế thần phục Thiên triều. 

Nếu không có đảo chánh, chính phủ bà San Suu Kyi ngả theo Trung Cộng vì phát triển kinh tế với cam kết thực thi kế hoạch "Nhất đới, nhất lộ" và sau khi quân đội đảo chánh, chính quyền quân sự cũng sẽ bị đẩy vào vòng tay của Tập Cận Bình. Nhận thấy rõ mưu kế của Trung Cộng, có lẽ, chính phủ Nhật Bản thấy rõ nhất khi không lên án cuộc đảo chính này.

Tuy cách suy luận của hai hướng dư luận khác nhau, nhưng đều có điểm chung là sự nguy hiểm của chế độ xã hội chủ nghĩa Trung cộng  đối với chủ quyền các quốc gia láng giềng và an ninh thế giới.

Pham Nhat Vuong


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo