CÁI GỌI LÀ CHỨNG CHỈ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành một loạt Thông tư và sẽ có hiệu lực...
CÁI GỌI LÀ CHỨNG CHỈ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành một loạt Thông tư và sẽ có hiệu lực từ ngày 20/3/2021. Theo đó, các giáo viên các cấp muốn đứng lớp cần phải có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, nói nôm na là giấy xác nhận hành nghề dạy học. Theo các thông tư này, mục đích của loại giấy này là để tăng lương, xếp hạng và bổ nhiệm. Giáo viên đang đứng lớp mà thiếu giấy này sẽ bị tụt hạng, giảm lương, không được xem xét để có chức vụ....Muốn có giấy này, giáo viên phải đi học để lấy cái gọi là chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Học phí từ 2,5 triệu đến 3 triệu tuỳ địa phương và do giáo viên tự lo.
Theo Thông tư Bộ GDĐT ban hành tháng 2 năm 2021, đối với cấp Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông có ba hạng chức danh nghề nghiệp gồm hạng III, hạng II và hạng I. Còn đối với cấp Tiểu học thì có bốn cấp. Dù là giáo viên mới ra trường với hạng thấp nhất là hạng III thì vẫn phải thi chứng chỉ mới được đứng lớp. Giáo viên lâu năm đang giữ hạng cao nếu không có chứng chỉ sẽ bị xuống hạng. Như thế, thầy cô giáo bây giờ còn có thêm hạng, và trong hồ sơ cá nhân của mỗi người ngoài tên tuổi còn có thêm thứ hạng như: Ông, Bà X, giáo viên cấp ba, hạng ba kkkk, vui nhỉ! Lúc ấy học sinh sẽ tha hồ so sánh thày này, cô kia hạng 1 hạng 2, giáo viên cũng sẽ vô cùng khó xử.
Chợt nghĩ và thấy buồn cười cho mấy cha lãnh đạo Bộ Giáo dục. Bởi người giáo viên dù ở cấp nào cũng đều có bằng cấp. Đa số là từ các trường Sư Phạm. Giáo viên mầm non thì xuất phát từ Sư phạm mầm non, Cấp 1 thì từ Cao đẳng hoặc Trung học Sư Phạm, cấp 2, 3 thì từ Đại học Sư phạm. Có thể có một số từ các trường Cao đẳng, Đại học khác nhưng tất cả đều có đủ trình độ chuyên môn mới được thu nhận để đứng lớp. Nhớ hồi trước 1975 ở miền Nam, các trường Sư Phạm đào tạo giáo viên từ tiểu học cho đến trung học đệ nhất cấp hay đệ nhị cấp, khi ra trường là họ đã có đủ trình độ chuyên môn và kiến thức sư phạm để làm nghề dạy học. Và họ đứng lớp cho đến tuổi về hưu mà chẳng cần phải bổ sung thêm giấy tờ gì, ngoại trừ họ muốn học thêm lên Cao học hay Tiến sĩ. Bây giờ nhà nước ta lại yêu cầu phải đi học để có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hoá ra các cha xổ toẹt cái bằng Sư phạm của người ta à? Hay chính các cha cũng không tin vào khả năng đào tạo của các trường Sư phạm do mấy cha quản lý và đào tạo? Đã đành là làm nghề gì cũng vậy, phải tự học thêm, tự trau dồi kiến thức để phù hợp với những thay đổi, tiến bộ của xã hội, của thế giới. Nghề giáo cũng vậy thôi. Đó là việc cần làm của mỗi người, chẳng cần phải tốn tiền đi học để lấy thêm tờ giấy vô dụng đấy. Chẳng qua cũng chỉ là một cách kiếm tiền của quan chức Giáo dục. Hiện nay ở nước ta có khoảng trên dưới 1 triệu giáo viên các cấp, nếu tất cả đi học lấy giấy, số tiền thu được không phải là nhỏ. Từ lâu, đời sống giáo viên đã quá khó khăn với đồng lương eo hẹp, giờ lại phải một số tiền để đến lớp, vừa tốn của, vừa mất thì giờ mà thật sự chẳng mang lại hiệu quả gì. Chắc chắn là khi có tờ giấy này trong tay, việc dạy dỗ của họ cũng chẳng thay đổi chút nào, chẳng qua đi học là để đối phó thôi. Một việc làm phí công, phí của mà chẳng mang lại ích lợi gì cho học sinh, cho nhà trường, cho ngành giáo dục và cho xã hội. Cuối cùng nó cũng chỉ là một loại giấy phép con, tạo ra những hành vi tiêu cực để đạt chuẩn theo yêu cầu. Chưa kể tạo cơ hội cho những kẻ mua bán chứng chỉ hoạt động, không cần học chỉ đóng một số tiền sẽ có ngay cái giấy cần thiết. Đây cũng chỉ là một kiểu hình thức vớ vẩn, chẳng mang lại lợi ích gì.
Việc cần thiết là nên thay đổi cách dạy và học, thay đổi cách thức thi cử, sách giáo khoa để cho giáo dục có chất lượng và thực tế hơn. Nặng vào giấy tờ và mấy loại bằng cấp linh tinh chỉ là trò kiếm chác của lãnh đạo, những thứ hình thức vô bổ, chẳng có chút lợi ích gì cho một nền giáo dục đã rơi vào hố thẳm.
7.3.2021
DODUYNGOC
#LINHTINHDODUYNGOC
Quả thật đảng nhà nước ta quá ưu việt.
Trả lờiXóaTổng trưởng giáo dục đào tạo và nhiều hiệu trưởng còn chưa phân biệt và phát âm đúng L và N .
Nay chúng đặt ra CHỨNG CHỈ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO , để làm kí gì nhỉ ?
Phải chăng để chuẩn bị giải thể các trường đào tạo giáo chức ? Vì giải thể nó , chính phủ sẽ tiết kiệm rất .. rất nhiều tiền cùng thời gian
Đào tạo hay không đào tạo cũng giống nhau thôi. Đôi khi tốt nghiệp đào tạo còn tệ , còn dở hơn cả dân thường ! Dở tệ hơn cả phó thường dân nhìn rõ nguy cơ này , nhà nước phải yêu cầu CHỨNG CHỈ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA BỘ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO là rất đúng đắn .
Khi giải tán các trường sư phạm , ta tiết giảm bao nhân lực , vật lực , tài lực .... Nhớ nhá vị trí các trường đa số là nằm trên "đất vàng "
Phen này ta giàu to !!!!