Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI HIỆU PHÓ NÉM SÁCH/SỔ VÀO GIÁO VIÊN

KHI HIỆU PHÓ NÉM SÁCH/SỔ VÀO GIÁO VIÊN Cuộc họp chiều 29/4, khi cô Lịch đang đưa ra yêu cầu chính đáng và giao tiếp lịch sự, nhã nhặn, từ tố...

Khi hiệu phó ném sách/sổ vào giáo viên

KHI HIỆU PHÓ NÉM SÁCH/SỔ VÀO GIÁO VIÊN


Cuộc họp chiều 29/4, khi cô Lịch đang đưa ra yêu cầu chính đáng và giao tiếp lịch sự, nhã nhặn, từ tốn thì một hiệu phó đã thẳng tay ném cuốn sách/sổ vào cô giáo, làm chiếc điện thoại trên tay cô rơi xuống sàn nhà. Hành vi này nói lên rất nhiều điều.

1. Đó là hành vi vô văn hóa, thô bạo, và thể hiện tính chất bạo lực của côn đồ. Nó trái hẳn với tư cách một nhà giáo và biểu hiện sự xuống cấp trầm trọng về phẩm chất sư phạm ở môi trường giáo dục này. Hành vi ấy tuyệt đối không thể được dung thứ trong môi trường giáo dục.

2. Đây là một cuộc họp, hiệu trưởng là người chủ trì, nhưng hiệu phó đã thản nhiên ném sách/ sổ vào gv như chốn không người, trong khi hiệu trưởng vẫn im lặng từ đầu. Nếu không có sự thông đồng, "hợp tác", "ăn rơ", thống nhất trong nội bộ ban giám hiệu thì hiệu phó không bao giờ giám có hành vi như thế?

3. Sự việc cô giáo Lịch tố cáo bgh vi phạm nhiều vấn đề từ tài chính tới chuyên môn đã hơn nửa năm nay, nhưng thay vì xử lý kẻ vi phạm thì các cấp lãnh đạo ở Hưng  Yên lại kỷ luật người tố cáo. Chính sự "xử lý" kỳ lạ này nói lên nhiều điều và đã làm "cơ sở" cho vụ "ném sách" côn đồ, coi trời bằng vung kia. Trong cuộc chiến này, người gv đã cô độc và bị cô lập hoàn toàn.

4. Đằng sau cú "ném sách/sổ" rất bình thản này đã hé mở cho chúng ta thấy cả một chuỗi những hành động lồng hành vô pháp kéo dài và diễn ra thường xuyên của ban giám hiệu trường này. Nó phản ánh lối hành đã thành xử phổ biến và mang tính bản chất.

5. Câu chuyện sai phạm của tổ chức và các cá nhân cụ thể ra sao thì cần các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, nhưng riêng cú ném sách này là không thể chấp nhận và là chỉ dấu để các ban ngành tiếp cận vấn đề một cách quyết liệt và đúng đắn. Nếu bộ giáo dục không xử lý dứt điểm vụ việc thì giáo viên cả nước và nhân dân sẽ mất luôn chút niềm tin ít ỏi còn lại, nhất là đối với tân bộ trưởng vừa mới ngồi vào "ghế nóng".

6. Tình trạng chuyên chế quan liêu trong các nhà trường là đang phổ biến và rộng khắp, làm tàn phá ngành từ bên trong. Phải có một cuộc "cải cách hành chính" có tính cách mạng trong giáo dục trước khi thực hiện những "đổi mới" về chuyên môn. Phần mềm phải tương thích với phần cứng, không thể cài một ứng dụng hiện đại vi diệu vào một chiếc nokia cục gạch được. Bộ máy cần được tổ chức lại, phân chia quyền lực và có cơ chế kiểm soát quyền lực một cách khoa học, tiến bộ  để chấm dứt tình trạng chuyên quyền lộng quyền và độc đoán trong môi trường giáo dục. Không thực hiện được một cải cách như thế thì mọi đổi mới về chuyên môn sẽ tất yếu thất bại.

Vì tương lai của ngành giáo dục, tương lai thế hệ trẻ và tiền đồ của đất nước, chúng tôi tha thiết đề nghị bộ trưởng và các cấp có thẩm quyền xử lý dứt điểm vụ việc, kiên quyết đưa các thành phần không có tư cách và năng lực làm giáo dục ra khỏi ngành và thực hiện những cải cách căn bản về bộ máy.

Đừng để hành vi ấy trở thành cú ném thẳng tay vào những nỗ lực và quyết tâm đổi mới của cả "hệ thống chính trị" và ngành giáo dục.


Thái Hạo


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo