Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - VỀ CỤM TỪ NGỌC LÂN TRONG SẮC PHONG THẦN TRIỀU NGUYỄN DÀNH CHO CÁ VOI

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 3 - Về cụm từ Ngọc Lân trong sắc phong thần triều Nguyễn dành cho cá voi  Nếu bạn đọc về các...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi

Bài 3 - Về cụm từ Ngọc Lân trong sắc phong thần triều Nguyễn dành cho cá voi 

Nếu bạn đọc về các sắc phong thần triều Nguyễn dành cho cho cá voi, thì thường thấy các nhà nghiên cứu Việt Nam hay viết là cá voi được phong tặng mỹ hiệu "Nam Hải cự tộc ngọc lân tôn thần 南海巨族玉鱗尊神". Và người ta lôi ra bao nhiêu là sắc phong từ thời Minh Mạng tới hết triều Nguyễn về cụm từ mỹ hiệu này.

Ví dụ bạn đọc bài viết này của tác giả Lê Đình Hùng trên mạng hannom.org (xem >> http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=2386&Catid=485).


Về cụm từ Ngọc Lân trong sắc phong thần triều Nguyễn dành cho cá voi

Nhưng lạ một điều, là không có nhà nghiên cứu Việt Nam nào đã dẫn đoạn sử kiện trong Đại Nam Thực Lục (bản dịch tập 4) Đệ Nhị kỷ - quyển CLXX, năm Bính Thân, Minh Mạng 17 [1836], mùa hạ, tháng 6 như sau:

****

Vua cho rằng cá voi bấy lâu nay cứu người bị nạn gió bão, vẫn có linh nghiệm. Chuẩn định : từ nay, hễ có cá voi chết giạt vào các cửa biển thuộc Kinh kỳ, thì phủ Thừa Thiên phải đem chôn, cấp cho 1 tấm vải, 10 quan tiền. Lệnh này được ghi làm lệ. Nhân bảo thị thần rằng : “Cá voi là giống cá biển to, tính hay cứu người, nên gọi là “Nhân ngư”. Còn những tên gọi là “Ngọc lân” hay “Hải long”, là tục truyền lầm. Chỉ lạ là người ở hải phận nước ta truyền nhau rằng cá ấy phần nhiều thiêng, còn biển nam từ Hà Tiên trở vào Nam, biển bắc từ Quảng Yên trở ra Bắc, thì lại không thế, nên nhiều người lấy thịt cá ấy đem nấu dầu, gọi là dầu cá thu tức là cá ấy, không biết vì lẽ gì !”

****
Như vậy nếu chính vua Minh Mạng vào năm 1836 đã cho rằng tên Ngọc Lân 玉鱗 là một tục truyền lầm, thì mình thắc mắc là tại làm sao lại có các sắc phong từ Thiệu Trị trở đi, vẫn khơi khơi mà giữ cái tên Ngọc Lân trong các sắc phong cho cá voi dưới triều Nguyễn vậy ?

Đáng ngờ hơn, là sắc phong nào cho cá voi, nơi nơi, đâu đâu cũng hầu như đều có cụm từ Ngọc Lân cả (ở tỉnh Khánh Hòa rất là nhiều). Thế các sắc phong thần này thiệt hay giả ạ ? 

Nếu đúng là vậy, hay là từ nay về sau, có hội nào đó chuyên làm lại sắc phong, nhớ bỏ cụm từ Ngọc Lân cho sắc phong có vẻ thiệt chút hả 

Quan trọng hơn là, sao đoạn sử kiện quan trọng như thế này về cá voi, mà không thấy có các nhà nghiên cứu nào đưa ra ánh sáng lâu nay nhỉ ?

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo