Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - ĐỌC THỬ ĐOẠN PHÂN TÍCH TRONG CHƯƠNG VIII QUYỂN THẦN NGƯỜI ĐẤT VIỆT CỦA THẦY TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 4 - Đọc thử đoạn phân tích trong Chương VIII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại T...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi

Bài 4 - Đọc thử đoạn phân tích trong Chương VIII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường

Thầy họ Tạ đã khẳng định như thế này:

****

Ngoài miếu Long Vương ở Lệ Thuỷ đã nói, còn có một miếu khác bên trong đầm Thi Nại, nơi cửa con sông có trên Tích Kinh Giản (sông/suối chảy qua một vùng mồ mả xưa.) Có thể nghĩ đó là sông Gò Chàm ngày nay. Chắc đồng dạng với thần này là thần trong Long Vương Miếu do Nguyễn Cửu Vân lập, cũng vào thế kỉ XVIII, trên vùng đất mà tên Bà Rịa đoán định từ Po Riyak cho ta biết chân tướng vị thần nằm trong miếu. Không thấy ghi rõ việc thờ các thần cá voi, vích... nơi các miếu Nam Hải, Long Vương, nhưng cá voi, theo tin tưởng của người Chàm cũng là thần sóng(9) và cá voi trên các sắc thần triều Nguyễn còn lại đã được gọi là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần
Đọc thử đoạn phân tích trong Chương VIII quyển Thần Người Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường


****

Nhưng đáng tiếc, ở tỉnh Biên Hòa, có 2 đền miếu khác nhau là đền Long Vương và đền Nam Hải Tướng Quân. Theo GĐTTC quyển 6 Thành Trì Chí phần tỉnh Biên Hòa, thì đền Long Vương đã có trước thời ngài Nguyễn Cửu Vân đi đánh Cao Miên, và ngài họ Nguyễn đã cho làm lớn hơn sau khi đến đây và cầu khẩn thần cho sóng yên gió lặng mà đi đánh Cao Miên. Còn đền thờ Nam Hải Tướng Quân (tức thờ cá voi) thì lại là một ngôi đền khác.

Nên đoạn văn trên của thầy họ Tạ là hoàn toàn không có cơ sở. Bạn đọc nên rất cẩn thận.

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi

Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo