Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỤC THỜ CÁ VOI Ở VIỆT NAM - BÀN VỀ NHƠN VẬT PO RIYAK VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÁ VOI

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam #nhan_ngu #ca_voi Bài 5 - Bàn về nhơn vật Po Riyak và tín ngưỡng thờ Cá Voi Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, thì ...

Tục thờ Cá Voi ở Việt Nam

#nhan_ngu #ca_voi

Bài 5 - Bàn về nhơn vật Po Riyak và tín ngưỡng thờ Cá Voi

Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, thì có một thuyết là tín ngưỡng thờ Cá Voi là bắt chước từ người Chàm từ thời xa xưa (còn xa xưa là xưa lúc nào thì không ai cho chúng ta biết). Và hầu như đâu đó trong các bài viết của họ đều có nhắc đến nhơn vật Po Ryiak tức thần Đại Dương với hóa thân là cá voi để làm bằng chứng cả.

Nhưng chưa ai cho chúng ta biết rằng nếu đúng là tục thờ Cá Voi ở miền Nam Việt Nam có bắt nguồn từ thần Po Riyak này, thì họ sẽ giải thích ra sao cho những câu hỏi dưới đây:

(1) Theo mình hiểu, nhơn vật Po Riyak trong văn hóa Chàm, xuất hiện vào thế kỷ 17 với chuyến đi về Mã Lai - Phan Rí (xem >> https://nghiencuulichsu.com/2018/04/04/su-ban-dia-hoa-o-vuong-quoc-champa-the-ky-xv-xvii/). Nếu đúng là vậy, thì việc thờ cá voi là hóa thân của thần Po Riyak ban đầu chỉ có thể là giới hạn tại khu Phan Rang / Phan Rí, và tục thờ cá voi ra đến tận sông Gianh ở phía Bắc chỉ có thể là do người Việt (dân Ngũ Quảng) sau này, đã ở Phan Rang / Phan Rí đem về ngược lại ra làng xóm người Việt ngoài Ngũ Quảng, chứ không là do người Việt đã đem tập tục thờ cá voi của người Chàm nào từ Ngũ Quảng mà vào Nam cả. Và phát hiện này, nếu đúng cho ta thấy, là tục thờ cá voi, là một tập tục bản địa của người Chàm ở miệt Phan Rang / Phan Rí, được người Việt theo, và chính người Việt đem tập tục này ra lại ngoài Ngũ Quảng đó chứ, chứ không là dân Ngũ Quảng nào đem vô miền Nam cả
Bàn về nhơn vật Po Riyak và tín ngưỡng thờ Cá Voi
(2) Theo mình hiểu, nhơn vật Po Riyak trong văn hóa Chàm, xuất hiện vào thế kỷ 17 với chuyến đi về Mã Lai - Phan Rí (xem >> https://nghiencuulichsu.com/2018/04/04/su-ban-dia-hoa-o-vuong-quoc-champa-the-ky-xv-xvii/). Nếu đúng là vậy, thì việc thờ cá voi của người Chàm chỉ xuất hiện vào thế kỷ 17 trở đi, và như thế thì việc người Việt tiếp thu tập tục thờ cúng cá voi này còn xảy ra muộn hơn nữa. Bạn nên nhớ, triều đình Đàng Trong sát nhập toàn bộ Chiêm Thành vào bản đồ Đàng Trong (mà quan trọng nhất là nuốt trọn đất Thuận Thành - khu Ninh Thuận / Bình Thuận thời nay) là vào năm 1692. Như vậy có khi tục thờ cá voi của người Việt, chỉ mới bắt đầu từ thế kỷ vào thế kỷ 18 kìa, lúc triều đình Đàng Trong đã nuốt trọn Chiêm Thành, trong đó có khu vực Thuận Thành, là nơi mà thần Po Riyak được biết đến. Nếu đúng là vậy, thì tập tục thờ cúng cá voi của người Việt, không hề "xưa ơi là xưa" như các nhà nghiên cứu Việt viết, mà đáng ra tập tục này chỉ mới có vào thế kỷ 18 cũng nên

(3) Và đáng nói hơn nữa, là nếu nhơn vật Po Riyak trong văn hóa Chàm, chỉ xuất hiện sớm nhất vào thế kỷ 17 với chuyến đi về Mã Lai - Phan Rí, thì có rất nhiều kết luận liên quan đến tục thờ cá voi trong quyển Thần Người và Đất Việt của thầy Tạ Chí Đại Trường, cần được cho vào thùng rác.  Những kết luận về tập tục thờ cúng cá voi trong quyển sách này, xoay quanh vị thần Po Riyak này. Nhưng nếu chúng ta có thể xác định được là thần Po Riyak chỉ xuất hiện ở thế kỷ 17, trong khu vực Phan Rang / Phan Rí, thì hầu như toàn bộ những kết luận trong sách trên của thầy họ Tạ đều là tào lao cả, ví dụ thầy đoán là sách Ô Châu Cận Lục có viết liên quan tới tục thờ cá voi của người Chàm, nhưng Ô Châu là thuộc vùng Thuận Hóa, Trà Kiệu, cách rất là xa khu vực Phan Rang / Phan Rí, và sách Ô Châu Cận Lục xem ra là viết trước khi có truyền thuyết Po Riyak, nên thầy họ Tạ đem việc nọ xọ vô việc kia không thể nào là một việc làm nghiên cứu khoa học nghiêm túc vậy.

Mời bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hio?

Thanks
Brian 

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo