Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ ÔNG PHAN HỨA THỤY TRÍCH SỬ BẬY MÀ CŨNG ĐƯỢC CHO ĐĂNG LÊN TẠP CHÍ HÁN NÔM

Về ông Phan Hứa Thụy trích sử bậy mà cũng được cho đăng lên tạp chí Hán Nôm #giac_Chay_Voi Ông Phan Hứa Thụy trên Tạp Chí Hán Nôm số 14 năm ...

Về ông Phan Hứa Thụy trích sử bậy mà cũng được cho đăng lên tạp chí Hán Nôm

#giac_Chay_Voi

Ông Phan Hứa Thụy trên Tạp Chí Hán Nôm số 14 năm 1988 có viết bài nghiên cứu sử có tiêu đề là Tự Đức Khiêm Cung Ký và Lịch Sử (xem >> http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/8801.htm).

Về ông Phan Hứa Thụy trích sử bậy mà cũng được cho đăng lên tạp chí Hán Nôm
Trong bài này, ông Thụy phê bình vua Tự Đức quá trời quá đất, từ việc vua xa hoa vô trách nhiệm cho đến việc vua ngụy biện khi dùng chữ Khiêm để đặt tên Khiêm Cung mà hành động của vua không hề có "khiêm" chút nào cả.
Nhưng ô kìa lạ chưa, ông viết phê bình vua nhiều đến thế, ấy thế mà làm sao, đoạn sử kiện rất là quan trọng khi vua Tự Đức trả lời ngài Thân Văn Nhiếp, thì ông Thụy lại "nhớ nhầm" và "trích nhầm" đúng chỗ quá nhỉ ?

Tức là đoạn này trong bài viết của ông Thụy:



*****



Sự xa hoa và vô trách nhiệm của Tự Đức không chỉ bị nhân dân lên án mà ngay cả thuộc hạ của ông cũng không thể chấp nhận. Năm 1866, công trường Vạn Niên đang lỡ dở, dân phu công trường lại nổi dậy, Tổng đốc Bình Phú (tức Bình Định - Phú Yên) là Thân Văn Nhiếp gởi sớ cho Tự Đức với vẻ trách móc oán hận. Sớ viết: “Chính sự của ta hay dở các nước láng giềng đều biết cả, họ chỉ rình chỗ hở của ta, làm ta lo, thật đáng sợ. Mối thù ấy, sự hổ thẹn ấy xin hoàng thượng đừng một phút nào quên... Ngồi trên chín lần cung điện nguy nga, nên nghĩ đến nhà cửa của dân Nam Kỳ đang bị đốt phá; ngắm lâu đài lộng lẫy ở Vạn Niên cơ, nên nghĩ đến một phần mộ của dân Nam Kỳ đang bị bỏ hoang; ăn uống của ngon vật lạ, nên nghĩ đến sản vật đất Nam Kỳ nay còn gì; úy lạc dân nghèo ở Kinh đô, nên nghĩ đến dân Nam Kỳ có ai thương xót?” 



Nhưng Tự Đức vẫn không lay chuyển ý đồ của mình, ông trả lời Thân Văn Nhiếp: “Những điều ngươi chỉ trích đều là lỗi của trẫm. Nhưng trẫm nay nhiều việc, người lại hay đau, nếu cứ khắt khe với những việc nhỏ ấy e thân này không còn sức đâu nữa mà làm việc!”.



****



Và ông Thụy cho độc giả biết, đoạn văn trên là trích từ sử Đại Nam Thực Lục



Nhưng trời ơi, sử Đại Nam Thực Lục nào có chép là vua Tự Đức trả lời như thế, mà đáng ra dưới đây mới là câu mà vua Tự Đức trả lời ngài Thân Văn Nhiếp trong đoạn sớ trên:



****



Hộ lý Tổng đốc Bình -  Phú là Thân Văn Nhiếp dâng sớ nói rằng : Tôi nghe việc ngang trái càng nhiều là giúp cho người quân tử tiến đức, trộm xét Nhà nước 8 - 9 năm nay thường gặp biến cố, bên trong thì lụt hạn, tật dịch, dân không sống sung sướng, bên ngoài thì Nam, Bắc rối loạn, đền tiền, cắt đất, đó chính là lúc tôi con đem mình hết sức, là hội Hoàng thượng nằm gai nếm mật, thế mà việc đã qua thì cho là ngẫu nhiên, chưa thấy có thực sự tu tỉnh bổ cứu mà pháp lệnh thay đổi, chỉ so sánh về lợi, không tính kế lâu dài, gần đây ở ngay kinh sư 2 lần phát ra việc phản nghịch phi thường, đó không từ một việc mà sinh, không từ một việc mà hết, chỉ việc ấy việc khác kính cẩn, lúc nào cũng kính cẩn, Kinh Thư có nói : Oán đâu có rõ ràng, lo từ lúc không thấy, nay đã trông thấy rõ, có nên không lo gấp không ? Cũng chỉ ở  trong bụng mà thôi, mà chính sự của ta tốt hay không tốt, nước láng giềng mà chưa từng không biết, dòm chỗ sơ hở của ta để xen vào lo của ta, rất là đáng sợ, thù hằn hổ thẹn như thế, không thể lúc nào quên, tính cách chóng được tự cường tự trị, không ngoài việc đoàn kết lòng dân, vững bền gốc nước mà thôi. Kính xin Hoàng thượng để ý sửa sang, đem lòng kính sợ, ngự trên cung khuyết 9 tầng tôn quý, thì nghĩ đến nhà cửa dân Nam Kỳ bị đốt phá, xem lầu gác đẹp đẽ ở lăng tẩm, thì nghĩ đến mồ mả gò đống của dân Nam Kỳ, tiến các thứ ngọc thực vua dùng, thì nghĩ đến thổ sản ở Nam Kỳ còn gì ? Vỗ yên dân điêu tàn ở nơi gần kinh kỳ thì nghĩ đến nhân dân ở Nam Kỳ ai thương ? Nghĩ đi nghĩ lại, lòng vua tự thấy cảm động, phấn khởi, phàm những việc không cần cấp, chính sự không thuận tiện, cho đến dùng người nuôi quân, bỏ sự xa xỉ, chuộng sự cần kiệm, lần lượt thay đổi, khiến cho được tốt, nhưng lại phải làm ngay một vài việc, bãi bỏ việc sai người sang Quảng Đông, sang Tây, triệu những viên đi mua hàng hoá trở về, thuyền máy rút về cửa Thuận An để đi tuần tiễu, quân lính làm việc, cho làm vừa sức, chớ đốc thúc quá, cốt cho đem lòng thực làm việc, tiếng đồn đến đâu, nhân tình thoả mãn, thì lòng người cảm mộ, tức lòng trời giúp theo, gốc nước bền vững đến vô cùng, chính như câu nói gặp nhiều hoạn nạn thì nước hưng vượng, gặp lo nghĩ nhiều thì mở trí khôn vậy, nếu coi là việc tầm thường thì sự lo ngại về sau e chưa thể hết được. Tôi tuổi già lại ốm yếu, đâu dám nghĩ việc ra ngoài địa vị, nhưng lòng trung thành không thể thôi được, kính xin bày tỏ lòng thành, gọi là báo đáp mảy may, cúi xin Hoàng thượng xét soi, ngõ hầu có được câu nào, xin cho thi hành ngay, nếu cho là cuồng bậy nói càn, mà cách chức hay phanh thây bỏ vào vạc, tôi không dám trốn.



Vua bảo rằng : Lời nói giản dị mà thiết tha, đáng gọi là bắt làm việc khó, lòng sức trẫm thế nào tự có mặt trời soi, mọi người biết, chẳng dám nói nhiều, chính phải tuyên bố để tin khuyên răn, tỏ lòng trung ái, nhưng việc liên quan đến giao thiệp với nước láng giềng không nên coi thường, giao cho viện Cơ mật và đình thần xét kỹ cùng biết, hiện nay việc gì nên làm có thể gọi là việc cốt yếu về tự cường tự trị, mong để đem lại khí hoà, cho được bày tỏ, chớ có lo sợ, để giúp chỗ trẫm không nghĩ tới, tất vui lòng theo mà đổi, cầu để giúp nước mà thôi, ngoài ra chẳng tiếc gì.



****



Như vậy theo sử Đại Nam Thực Lục:



(1) Chẳng những ngài Thân Văn Nhiếp không hề có vẻ "trách móc oán hận" vua gì cả, vì ngài này cho vua biết "Tôi tuổi già lại ốm yếu, đâu dám nghĩ việc ra ngoài địa vị, nhưng lòng trung thành không thể thôi được, kính xin bày tỏ lòng thành, gọi là báo đáp mảy may, cúi xin Hoàng thượng xét soi, ngõ hầu có được câu nào, xin cho thi hành ngay, nếu cho là cuồng bậy nói càn, mà cách chức hay phanh thây bỏ vào vạc, tôi không dám trốn."



(2) Mà vua Tự Đức còn rất là thưởng thức lời tấu trên của vị đại thần triều đình, và vua còn từ tốn mà cho biết "chính phải tuyên bố để tin khuyên răn, tỏ lòng trung ái, nhưng việc liên quan đến giao thiệp với nước láng giềng không nên coi thường, giao cho viện Cơ mật và đình thần xét kỹ cùng biết, hiện nay việc gì nên làm có thể gọi là việc cốt yếu về tự cường tự trị, mong để đem lại khí hoà, cho được bày tỏ, chớ có lo sợ, để giúp chỗ trẫm không nghĩ tới, tất vui lòng theo mà đổi, cầu để giúp nước mà thôi, ngoài ra chẳng tiếc gì"



Như vậy đâu có việc vua Tự Đức trong sử kiện trên, "vẫn không lay chuyển ý đồ của mình" và rồi vua Tự Đức lại còn biện hộ "Những điều ngươi chỉ trích đều là lỗi của trẫm. Nhưng trẫm nay nhiều việc, người lại hay đau, nếu cứ khắt khe với những việc nhỏ ấy e thân này không còn sức đâu nữa mà làm việc" như ông Thụy khẳng định.



Nhưng sự trích bậy như thế này của ông Thụy, làm cho chúng ta rất là thắc mắc, ông phê bình vua Tự Đức trong bài viết này nhiều đến thế, với đủ thứ câu từ linh tinh đến thế, thế mà sao trong đoạn sử kiện trên, rất là dễ dàng tra trong sử Đại Nam Thực Lục, thế mà ông lại làm sao mà trích "lầm" hay thế ? Trích lầm tuyệt vời ở chỗ là ông biến một câu trả lời rất là từ tốn của một ông vua thành ra là một câu trả lời biện hộ xấu xí của ông vua ấy cơ đấy.



Hay hơn nữa, là cái sự lầm "tuyệt vời" này của ông Thụy, nó được cho đăng luôn lên Tạp Chí Hán Nôm của sĩ phu Hán Nôm Việt Nam cơ đấy



Hình như thời xưa có việc học trò kêu quân địch bắt vua hay chúa, thầy đào lỗ tự chôn vì xấu hổ mà đúng không ?



Chứ làm gì có việc như ngày nay, sĩ phu Hán Nôm để luôn cho người ta đăng bài viết trên báo của họ, và vu khống luôn một ông vua của triều đại trước nước họ, một cách ác độc như thế nhỉ ? Thế thì cái tư tưởng Quân Sư Phụ xưa đâu rồi, có phải là giới sĩ phu Hán Nôm nước Việt Nam thời nay, đã cho vào cái thùng rác rồi đó phải không ? 



Đây mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo