Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LOẠN GIẶC CHÀY VÔI VÀ NGÀI NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Loạn giặc Chày Vôi và ngài Nguyễn Tri Phương #giac_Chay_Voi  Theo các cán bộ sử học như hai thầy Đỗ Bang hay Đinh Xuân Lâm, cùng ông / bà Ki...

Loạn giặc Chày Vôi và ngài Nguyễn Tri Phương

#giac_Chay_Voi 

Theo các cán bộ sử học như hai thầy Đỗ Bang hay Đinh Xuân Lâm, cùng ông / bà Kiệu Mậu Oánh nào đó, khi viết về cuộc loạn giặc Chày Vôi, đã khẳng định rằng là:

Loạn giặc Chày Vôi và ngài Nguyễn Tri Phương

(1) Vua Tự Đức do vì lo cho sự an nguy Kinh Sư sau loạn giặc Chày Vôi, nêu điều ngài Nguyễn Tri Phương từ Bắc về lại Kinh Sư

(2) Ngài Nguyễn Tri Phương đã tâu xin cho kết thúc vụ án này để chấm dứt mọi liên lụy

Nhưng đáng tiếc, cả 2 điều nêu ra trên là đến từ sự tưởng tượng của các cán bộ sử học Hà Nội (hay Huế), chứ sử Đại Nam Thực Lục chưa bao giờ viết như thế cả.



Mà sử Đại Nam Thực Lục cho ta biết:



(1) Việc vua Tự Đức muốn ngài Nguyễn Tri Phương về lại Kinh Sư, đã xảy ra từng năm Giáp Tý, Tự Đức năm thứ 17 [1864] tháng 5 rồi kìa, với đoạn "Vua cho Kinh sư là nơi căn bản, muốn triệu bọn Nguyễn Tri Phương về" rồi kìa. Nên vua đâu có đợi tới cuối năm 1866 sau loạn giặc Chày Vôi mới điều ngài Nguyễn Tri Phương về Kinh Sư. 



Và còn rõ hơn nữa, là khi ngài Nguyễn Tri Phương về lại Kinh Sư, thì "Trước đây vua nghĩ Kinh sư là căn bản làm trọng, cho triệu Võ hiển điện Đại học sĩ sung Tổng thống quân thứ Hải Yên là Nguyễn Tri Phương ; thự Hiệp biện Đại học sĩ sung Kinh lược sứ là Vũ Trọng Bình về Kinh, đến nay Tri Phương và Trọng Bình sắp đến Kinh, bèn sai quan trong triều (Thượng thư bộ Công là Nguyễn Văn Phong, Đề đốc Thuỷ sư là Nguyễn Hiên) đón tiếp Nguyễn Tri Phương ở nhà nghênh tiếp ngoài cửa tây bắc (lần này dự sai làm nhà đón tiếp), giáng Dụ vì Tri Phương là quan huân cựu đại thần, võ công rực rỡ, cho nên ưu đãi đặc biệt, đến khi Tri Phương vào yết kiến, cho ngồi, thăm hỏi, lại triệu Trọng Bình vào hỏi han yên ủi, rồi sai may áo ban cho",  nên đoạn văn này đâu không có liên quan gì đến việc dẹp loạn giặc Chày Vôi đâu bạn.



(2) Ngài Nguyễn Tri Phương chưa bao giờ tâu xin cho kết thúc vụ án giặc Chày Vôi cả.



Mà theo sử Đại Nam Thực Lục, là ngài Nguyễn Tri Phương đề nghị vua Tự Đức "xin xuống chiếu trách mình, bá cáo khắp thiên hạ, khiến cho quan dân trong ngoài đều biết lòng thành tu tỉnh khiêm tốn của nhà vua, để trên thì lòng trời trông lại, dưới thoả lòng mong của mọi người".  Tức là đoạn sử kiện dưới đây:



****



Tháng 9, Nguyễn Tri Phương, Vũ Trọng Bình dâng sớ nói : Hoàng thượng sửa làm lăng tẩm, thực là việc bất đắc dĩ, chứ không phải cần làm việc thổ mộc, nhiều lần được phê bảo những viên trông coi công việc, làm nghỉ có thì giờ, cho đỡ mệt nhọc, ngày rằm ngày mồng một thưởng cho, ốm đau cho thuốc chữa, thế mà Thống chế Nguyễn Văn Xa, Biện lý Nguyễn Văn Chất không biết thể theo đức ý, khéo vỗ về luôn (đầu canh năm thì làm, đến canh 2 mới nghỉ), nên quân sĩ nhọc ốm oán giận, khiến cho kẻ cuồng phu hô một tiếng, người theo đến hàng nghìn, tội của lũ ấy đã phải cách chức giao tra xét, phái người làm thay, nhưng nay đương kỳ mưa lụt, xin hãy tạm hoãn, cho đỡ mệt nhọc, còn như các quan dự có đi lại đốc trách và quan văn võ đình thần điềm nhiên không biết xét, xin giao nghị xử cả, lũ tôi tuy ở ngoài mới về, nhưng giúp nước không được chu đáo, để có tai biến ấy, tội không xứng chức cũng khó từ chối, xin cũng giao nghị xử cả. Lại nói : Tai biến sinh ra là lòng nhân của trời yêu đấng nhân quân, từ xưa đến nay các đời thịnh trị chưa từng không có tai lạ, duy ở vua lúc bấy giờ gặp tai biến biết sợ, thì đổi tai biến thành điềm lành, cho nên vua Thành Thang trách mình, mà hưng thịnh vùn vụt, ông Thái Mậu sửa đức, mà nhà Thương trung hưng. Nay lăng tẩm là cục đất tốt muôn năm, sẽ để lại nghìn muôn đời về sau, thế mà mùa hè sét đánh ở trước điện, đó là biến tự trời, giặc Trưng dụ thợ xâm phạm triều đình đó là biến ở người, cả hai việc biến ấy so với việc đại hạn lâu, cây dâu chóng lớn quái gở có tệ hơn. Lũ tôi kính thấy Hoàng thượng nghiên cứu tìm đạo trị, biết rõ điềm trước, tất nghĩ phương pháp để trị loạn lạc, thực dẹp tai biến, tưởng không ngoài sự thành thực trách mình, xin xuống chiếu trách mình, bá cáo khắp thiên hạ, khiến cho quan dân trong ngoài đều biết lòng thành tu tỉnh khiêm tốn của nhà vua, để trên thì lòng trời trông lại, dưới thoả lòng mong của mọi người.



Vua bảo rằng : Các quan đình thần không biết xét, đều là có lỗi, thì ai nghị xử được, 2 quan đại thần có dự gì ? Công việc gần xong, nên bỏ hay nên bớt, khám xét rõ thực, bàn thoả đáng, còn như xuống chiếu trách mình, thì phàm việc nhiều lần đã hiểu thị rõ ràng, mọi người tai nghe mắt thấy, trẫm nay không phải nói nhiều, vả lại thờ trời cốt lòng thực, không phải văn hoa, trẫm ngày thường chỉ dốc một lòng thành, không phải đợi đếp gặp tai biến mới biết sợ, kìa như có lỗi thì như mặt trời mặt trăng bị che, mọi người đều trông thấy, há đợi xuống chiếu mà mọi người mới biết hay sao ? Việc gì phải bắt chước câu sáo ngữ của Lục Kính Dư ((1) Lục Kính Dư, tức Lục Chí, đời nhà Đường (xem ở Từ nguyên).), chỉ muốn các quan lớn nhỏ, tin ở lòng chân thành của trẫm, xét hặc lầm lỗi, ngăn ngừa tai nạn, giữ vững Phước tốt nước nhà nghìn muôn năm, trẫm cũng giữ được không có lỗi lớn, thế là may. Rồi đình thần xử án Văn Sa, Văn Chất dâng lên, chuẩn cho đều cách chức, cho làm việc chuộc tội, còn như đình thần (trừ phái viên ra) cũng chuẩn cho phân biệt giáng phạt có từng bậc.



****



Như vậy trong đoạn sử kiện trên:



(1) Chính ngài Nguyễn Tri Phương tự cho là bản thân ông không làm tròn trách nhiệm, nên xin bị xử chung luôn nhưng vua Tự Đức nói "Các quan đình thần không biết xét, đều là có lỗi, thì ai nghị xử được, 2 quan đại thần có dự gì"



(2) Và chính ngài Nguyễn Tri Phương đã bị vua Tự Đức khiển trách với việc "bắt chước câu sáo ngữ" và "kìa như có lỗi thì như mặt trời mặt trăng bị che, mọi người đều trông thấy, há đợi xuống chiếu mà mọi người mới biết hay sao", tức là vua khiển trách các quan đình thần không biết xét xử, chứ làm gì có việc vua Tự Đức khép lại án gì ở đây đâu bạn ?



Nên cả 2 sử kiện trên chắc là do các cán bộ sử học Việt Nam tưởng tượng ra, để mà đi dạy dân cho cái gọi là "cuộc khởi nghĩa Chày Vôi" này, chứ sử chưa bao giờ chép về 2 sử kiện trên như thế.



Và đáng buồn hơn, là 2 sử kiện tưởng tượng trên, là có từ quyển Bản triều bạn nghịch liệt truyện soạn năm 1901 của ông / bà Kiều Mậu Oánh mà ra. Nên có khi là từ thời ông cố ông sơ của bạn, vào đầu thế kỷ 20, đã bị người trí thức Việt Nam lừa gạt đầu độc kiến thức sử học rồi kìa, chứ không phải là chỉ tới đời bạn và mình mới bị lừa gạt.



Nên bạn mà đọc các bài nghiên cứu của các cán bộ sử học Hà Nội (nói chung và cả Việt Nam từng tỉnh nói riêng), coi chừng nha. Không hẳn họ già hay họ là GS mà họ đã đúng hay nghiên cứu kỹ về sử đâu, có khi họ chính là những người trí thức Việt, cả trăm năm nay, đã và đang dạy dòng họ của bạn và mình, từ đời ông cố ông sơ, cho đến sau này con cháu chúng ta, sử bậy đó bạn.



Thanks

Brian



P.S: Bạn để ý là thầy Đỗ Bang viết ngài Nguyễn Tri Phương đề nghị vua Tự Đức "kết thúc vụ án nhanh nhanh", nhưng hóa ra theo sử Đại Nam Thực Lục, việc giải quyết vụ án trên đã diễn ra trước khi có lời tấu nghị của ngài Nguyễn Tri Phương, và sử Đại Nam Thực Lục không hề có viết gì về việc ngài Nguyễn Tri Phương đề nghị vua Tự Đức "kết thúc vụ án nhanh nhanh" cả, đó là do thầy Đỗ Bang tưởng tượng ra mà thôi


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo