Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ THẦY TRẦN NGỌC THÊM ĐÃ GIẢNG SAI VỀ VĂN HÓA NAM BỘ CHO BẠN NHƯ THẾ NÀO ?

Về thầy Trần Ngọc Thêm đã giảng sai về Văn Hóa Nam Bộ cho bạn như thế nào ? #thay_Tran_Ngoc_Them  Trong bài viết Tính Cách Văn Hóa Người Nam...

Về thầy Trần Ngọc Thêm đã giảng sai về Văn Hóa Nam Bộ cho bạn như thế nào ?

#thay_Tran_Ngoc_Them 

Trong bài viết Tính Cách Văn Hóa Người Nam Bộ Như Một Hệ Thống (xem >> http://www.namkyluctinh.com/a-vh-vminh/tranngocthem-vanhoanguoinambo.pdf), thầy Trần Ngọc Thêm viết rất nhiều về khái niệm "Văn Hóa Nam Bộ". 
Về thầy Trần Ngọc Thêm đã giảng sai về Văn Hóa Nam Bộ cho bạn như thế nào ?
Nhưng mình chỉ mới đọc có vài trang đầu trong tổng số 14 trang mà thấy viết, và nhận thấy hầu như những gì thầy viết đều có vấn đề (vấn đề từ khẳng định vô căn cứ cho đến khẳng định sai).  Do vậy, mình xin viết bài phân tích này, trước là để các bạn có thể tự đọc và tham khảo đúng sai. Sau là để các bạn cùng mình phải suy gẫm, là làm sao các bài viết nghiên cứu của những GS TS tại Việt Nam lại có thể hời hợt đến thế này.



Mời các bạn đọc



****

(1) Ở trang 2, thầy viết "tính cách truyền thống của văn hóa Việt Nam theo chúng tôi .... (a) Thiên về âm tính ..."



Và để chứng minh về tính "Thiên về âm tính" này của người Việt, trong một bài viết khác (xem >> https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/gs-tran-ngoc-them-nguoi-viet-thuoc-van-hoa-am-tinh-nen-thu-dong-n20130718130711043.htm), thầy viết "Xuất phát từ cội nguồn văn minh lúa nước, văn hóa Việt rất âm tính, nên người Việt thường có tính thụ động. Sự thụ động này còn được củng cố bởi tính cộng đồng là một đặc trưng khác cũng rất điển hình của nền văn minh lúa nước, nơi mà cuộc mưu sinh cần tới sự cộng sinh nhiều hơn là sức mạnh riêng lẻ của từng cá nhân."



Nhưng thưa với bạn, chưa có một nền VĂN MINH nào trong lịch sử loài người mà "KHÔNG có tính Cộng Đồng" cả. Do vì, để có được một nền văn minh, thì điều kiện tiên quyết cần có là một tập hợp (hay cộng đồng) của nhiều người, chứ chưa bao giờ có một cá nhân độc lập hoặc nhiều cá nhân hoạt động độc lập riêng rẽ mà tạo ra nền VĂN MINH nào cả.



Như vậy khi chúng ta đọc cụm từ VĂN MINH, thì chúng ta cần tự hiểu là điều tiên quyết trong khái niệm VĂN MINH ấy là một hay nhiều cộng đồng người hợp lại cùng nhau, họ có thể tương sinh hoặc cộng sinh để tạo ra và gìn giữ nền văn minh ấy.



Nên việc thầy Thêm khẳng định "tính cộng đồng là một đặc trưng khác cũng rất điển hình của nền văn minh lúa nước", đó là một câu tuyên bố THỪA và SAI bởi vì chưa có nền văn minh nào trên thế giới xưa nay mà không có tính cộng đồng cả.



Vậy bạn nên coi chừng, kết luận "văn hóa Việt Nam thiên về âm tính" của thầy Thêm, là một kết luận SAI dựa trên sự hiểu biết (SAI) của thầy Thêm rằng là tính cộng đồng là sự đặc trưng của văn minh lúa nước.

 

****

(2) Ở trang 2, thầy viết "Nam Bộ là nơi gặp gỡ của những điều kiện tự nhiên thuận tiện ... không bao giờ bị bão lớn như miền Trung"



Đây cũng là một câu kết luận SAI



Vì chúng ta không hiểu thầy Thêm sẽ giải thích ra sao về các trận Bão Linda (1997), Bão Durian (2006) và Bão Tembin (2017) đã diễn ra tại miền Nam Việt Nam ? Mà nhất là trong trận bão Linda (1997), theo Wikipedia, thì tổng số người miền Nam Việt nam chết đạt tới con số rất lớn là 3.111. Một trận bão mà có đến hơn 3 ngàn người chết, chắc là quá đủ để chứng minh về sức tàn phá của các cơn bão Nam Bộ không hề thua kém những cơn bão lớn diễn ra tại miền Trung Việt Nam đâu đúng không ?



Vậy bạn có thể gạch ngang đi kết luận SAI này của thầy 



****

(3) Ở trang 2, thầy viết "Nam Bộ là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường biển quốc tế" 



Nhưng đáng tiếc rằng là mặc dù Nam Bộ có địa thế rất thuận lợi để là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường biển quốc tế nhưng trong lịch sử Việt Nam, Nam Bộ chưa bao giờ là "nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường biển quốc tế" cả. Vào thế kỷ 18 thì chúng ta có Hà Tiên là một thương cảng gạo Đông Nam Á, vào thế kỷ 20 thì chúng ta có Sài Gòn là một Hòn Ngọc Viễn Đông nhưng chưa bao giờ được biết là nơi trung tâm giao thương hàng hải quốc tế cả. Và dưới thời Cộng Sản, Nam Bộ chưa hề bao giờ được biết là một "nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường biển quốc tế" cả, mà danh dự ấy chắc là thuộc về Mã Lai hoặc Singapore mới đúng hơn.



Nên câu tuyên bố trên của thầy Thêm, là một câu tuyên bố mang đầy tính chính trị phản khoa học và vô căn cứ mà bạn có thể gạch ngang đi.



****

(4) Ở trang 2, thầy viết "Văn hoá Nam Bộ là sản phẩm của quá trình dương tính hóa trong không gian và thời gian"



Và "quá trình dương tính hóa" nghĩa là gì, thì ở một bài viết khác (xem >> http://baophuyen.com.vn/93/143084/can-xay-dung-ban-linh-ca-nhan.html), thầy Thêm đã khẳng định như thế này "Xã hội bây giờ đang thay đổi mạnh, văn hóa truyền thống của chúng ta đang trải qua quá trình dương tính hóa. Từ chỗ coi trọng sự ổn định, chả ai muốn di chuyển cả; giữa giàu có và ổn định, người Việt xưa thích sự ổn định hơn, thì đến bây giờ đã thay đổi nhiều rồi."



Nhưng đáng tiếc câu kết luận "dương tính hóa" trên của thầy Thêm là THỪA và TỒI (cũng như kết luận văn hóa Việt Nam thiên về âm tính của thầy vậy)



Nếu bạn đọc về lịch sử loài người, thì con người ta đã bắt đầu di cư từ rất xưa, tức là từ lúc ra khỏi Châu Phi và đi khắp thế giới vậy. Và truyền thống di cư này, khắp nơi nơi trên thế giới đều có cả, từ Tây đến Ta, từ Phi Châu cho tới Á Châu.



Do vậy, theo định nghĩa trên của thầy Thêm, thì ngay cả việc người Việt xưa mà di cư đến miền Bắc cũng là một "sản phẩm của quá trình dương tính hóa", ví dụ các triều đại Chàm mà di chuyển từ Trà Kiệu xuống Phan Rang cũng là "sản phẩm của quá trình dương tính hóa trong không gian và thời gian", hoặc ví dụ người Âu Châu mà qua Mỹ khai thác cũng là "sản phẩm của quá trình dương tính hóa trong không gian và thời gian" đó thôi.



Nên văn hóa Nam Bộ, hay văn hóa của hầu như tất cả mọi nền văn hóa trên thế giới, đều là "sản phẩm của quá trình dương tính hóa trong không gian và thời gian" tức là đều đến từ việc di cư và nhập cư cả.



Nên khi thầy Thêm viết rằng là "Văn hoá Nam Bộ là sản phẩm của quá trình dương tính hóa trong không gian và thời gian", đó là một kết luận THỪA và TỒI. Nó cũng tựa như bạn viết "Văn hóa Nam Bộ là có đi ỉa" vậy.  Việc đi ỉa là một điều hiển nhiên của con người. Nhu cầu đi ỉa không chỉ có trong văn hóa Nam Bộ, mà trên thế giới ai ai cũng cần cả. Khẳng định "Văn hoá Nam Bộ là có đi ỉa" cho ta thấy, một kiến thức bình thường như thế không cần đến một GS chuyên nghiên cứu về văn hóa tuyên bố, mà ngay cả một gã chăn vịt cũng có thể nói và viết được.



Và chúng ta hoàn toàn không hiểu, thầy Thêm đã dựa vào đâu để khẳng định "người Việt xưa thích sự ổn định hơn, thì đến bây giờ đã thay đổi nhiều rồi" ? Bởi vì nếu đúng là "người Việt xưa thích sự ổn định hơn", thì chắc là đã không có việc di cư của người Việt từ Bắc vào Nam trải qua hàng thế kỷ, để mà đất nước Việt Nam có được hình chữ S ngày nay. Việc khẳng định "người Việt xưa thích sự ổn định hơn, thì đến bây giờ đã thay đổi nhiều rồi" là một cái tát vào lịch sử Việt Nam, vì nếu đúng là "người Việt xưa thích sự ổn định hơn", thì chắc là người Việt sẽ không bao giờ có được đất phương Nam như ngày nay.



Nên câu tuyên bố trên của thầy Thêm, là một câu tuyên bố THỪA và TỒI, bạn quên đi cũng không ảnh hưởng gì đến kiến thức của bạn, có khi bạn nên quên nó đi là hơn.



****

(5) Ở trang 4, thầy viết "Thứ hai là thuỷ sản và các loại động thực vật sông nước là thức ăn chủ lực của người Nam Bộ"



Nhưng thầy hoàn toàn không cho chúng ta biết là thầy đã dựa vào tài liệu nào để khẳng định như thế ?



Ngay luôn trong bộ Gia Định Thành Thông Chí mà thầy Thêm đã dùng như tài liệu chính cho bài viết nghiên cứu này, thì ở quyển 5 Vật Sản Chí phần Trấn Hà Tiên, ngài Trịnh Hoài Đức đã có viết rất rõ rằng là "Gia Định là xứ lúa gạo cá muối". Và chúng ta vẫn thường đọc và nghe về thành ngữ "Cơm Nai Rịa, Cá Rí Rang" đó mà.  Và nếu bạn đọc kỹ bộ Gia Định Thành Thông Chí, còn thấy có bao nhiêu là sản phẩm nông nghiệp khác tại Gia Định như khoai đậu bắp mía, hay các loại gia cầm như gà vịt, v.v.  Nên chúng ta thật sự không hiểu là thầy Thêm đã dựa vào đâu mà cho rằng thủy sản là thức ăn chủ lực của người Nam Bộ ?



Có phải do vì thầy tưởng tượng là Nam Bộ sông rạch rất nhiều nên chắc là người Nam Bộ toàn ăn cá như món ăn chủ lực chăng ?



Nên bạn cũng có thể gạch ngang cho lời tuyên bố TƯỞNG TƯỢNG này của thầy Thêm



****

(6) Ở trang 4, thầy viết "Cá đã tạo nên một món ăn rất phổ biến ở Nam Bộ là mắm. Trịnh Hoài Đức từng nhận xét: "người Gia Định thích ăn mắm" [mục Phong tục chí]".



Nhưng đáng tiếc, là thật ra câu văn trong bộ Gia Định Thành Thông Chí đó, mà dịch đúng cần là "Người Gia Định thích ăn vị mặn" chứ không phải là mắm (xem bản dịch mới nhất của thầy Phạm Hoàng Quân)



Nên bạn cũng có thể gạch ngang cho lời tuyên bố SAI này của thầy Thêm



****

(7) Ở trang 4, thầy viết "Thứ ba là phương ngữ Nam Bộ rất giàu các từ ngữ chỉ các sự vật, khái niệm liên quan đến nước mà trong tiếng Việt toàn dân không có. Chỉ tính riêng các từ đơn đã có: rạch, xẻo, láng, xáng, lung, bung, bưng, bàu, đìa (nơi chứa nước); cù lao, cồn, bãi, bưng, biền, trấp (vùng đất có nước bao quanh); rong, nhửng, ương, giựt, ròng (sự vận động của nước); ghe, xuồng, tam bản, vỏ lái, tắc ráng ..."



Nhưng nếu bạn đọc bộ Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí thì 



(a) Ở Bình Thuận có bưng Lão Trừng và bưng Mụ Hoan



(b) Ở Quảng Ngãi có Bàu Tró



(c) Ở Bình Thuận có Láng Bò Truông Sải Tay



(d) Miền Trung có cù lao Ré



v.v. 



Và bạn nếu có thời gian có thể nên tra bộ Hoàng Việt kỹ hơn nữa



Nên chắc là cái bảng liệt kê phương ngữ Nam Bộ trên của thầy Thêm, cần phải cập nhật lại bạn ạ



Nên bạn cũng có thể gạch ngang cho lời tuyên bố KHÔNG HOÀN TOÀN ĐÚNG này của thầy Thêm



****



Mình mới dò sơ sơ tới trang 4 (trong tổng số 14 trang) của bài viết nghiên cứu Văn hóa Nam Bộ của thầy GS Trần Ngọc Thêm mà đã tìm thấy quá trời những hạt sạn trong việc nghiên cứu như thế này.  Điều này có đáng suy gẫm về trình độ chuyên môn của một GS  tại Việt Nam không ? Thì mình để bạn suy gẫm vậy 



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo