Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ NGƯỜI ĐÀ NẴNG ĐỪNG QUÁ TỰ HÀO LÀ CÁ NHÂN VUA LÊ THÁNH TÔNG CÓ LƯU LẠI GÌ ĐÓ Ở QUẢNG NAM

Về người Đà Nẵng đừng quá tự hào là cá nhân vua Lê Thánh Tông có lưu lại gì đó ở Quảng Nam #xu_quang_hay_cai Nếu bạn đọc bài viết Người Đà N...

Về người Đà Nẵng đừng quá tự hào là cá nhân vua Lê Thánh Tông có lưu lại gì đó ở Quảng Nam

#xu_quang_hay_cai


Nếu bạn đọc bài viết Người Đà Nẵng với vua Lê Thánh Tông của nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng (xem tại đây >> https://baodanang.vn/channel/5433/202101/nguoi-da-nang-voi-vua-le-thanh-tong-3876182/), thì bạn thấy rõ là thầy Tiếng có nêu ra 2 điều mà hầu như người Đà Nẵng nào ngày nay cũng đều tự hào cả. Đó là:

Về người Đà Nẵng đừng quá tự hào là cá nhân vua Lê Thánh Tông có lưu lại gì đó ở Quảng Nam



(1) Vua Lê Thánh Tông còn để lại bài thơ với 2 câu "Tam canh dạ tĩnh Đồng Long nguyệt/ Ngũ cổ phong thanh Lộ Hạc thuyền"



(2) Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có trong bộ Hồng Đức bản đồ 



Và từ 2 điểm này, mà các nhà nghiên cứu xứ Quảng phăng ra và tán dương lên tới mây đủ thứ như là điều mà người Đà Nẵng rất tự hào. Ví dụ thầy Tiếng khẳng định:



(1) "Danh xưng Quảng Nam được vua Lê Thánh Tông đặt cho đạo thừa tuyên thứ 13 sau khi cuộc nam chinh năm Tân Mão 1471 kết thúc thắng lợi, nhưng có thể thấy ý tưởng quảng-nam-mở-cõi sớm hiện lên trong câu thơ thứ hai của bài Hải Vân hải môn lữ thứ sáng tác trước khi kéo quân vào cửa Thi Nại và thành Trà Bàn"



(2) "Không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị hết sức đanh thép về việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc qua lời dặn quần thần đương thời cũng như hậu thế, vua Lê Thánh Tông còn là nguyên thủ đầu tiên của nước ta đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ - Hồng Đức bản đồ sách/ Bản đồ Hồng Đức, góp phần đáng kể và đáng nể vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo"



Nhưng đáng tiếc rằng là:



(1) Cho đến nay, chưa có ai khẳng định rõ ràng qua văn bản học rằng là vua Lê Thánh Tông đã sáng tác ra bài thơ Lộ Hạc thuyền cả. Cá biệt, chúng ta còn biết là tập II, III & IV của bộ Thiên Nam Dư Hạ Tập ngày nay nằm trong viện Hán Nôm là sản phẩm ngụy tạo (xem >> http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=2039&Catid=915) nữa kìa. Nên chắc là trước khi các nhà nghiên cứu xứ Quảng lại tiếp tục viết ca tụng bài thơ này hay cần nghiên cứu khoa học về địa danh Lộ Hạc trong bài thơ này, họ cũng nên chịu khó mà làm thử một công trình nghiên cứu văn bản học trước chứ nhỉ ? 





Và chính vì cần phải văn bản học trước, nên chắc là các nhà nghiên cứu xứ Quảng, ví dụ như thầy Bùi Văn Tiếng, cũng thôi đi, từ nay đừng có mà viết ca tụng "Danh xưng Quảng Nam được vua Lê Thánh Tông đặt cho đạo thừa tuyên thứ 13 sau khi cuộc nam chinh năm Tân Mão 1471 kết thúc thắng lợi, nhưng có thể thấy ý tưởng quảng-nam-mở-cõi sớm hiện lên trong câu thơ thứ hai của bài Hải Vân hải môn lữ thứ sáng tác trước khi kéo quân vào cửa Thi Nại và thành Trà Bàn". Chúng ta nghiên cứu sử học thì có gì nói đấy, chứ có phải viết cho tuyên giáo để đầu độc kiến thức độc giả đâu mà, đúng không ?





(2) Về bộ Hồng Đức bản đồ, thôi thì khỏi nói, chúng ta đều đã rõ là chả có bộ Hồng Đức bản đồ nguyên gốc nào thời Hồng Đức cả, mà đó chỉ là tập bản đồ Đỗ Bá có niên đại rất sau này vào thế kỷ 17/18, có phải là sao chép lại từ nguyên bản bộ Hồng Đức xưa không thì còn chưa có ai đã nghiên cứu kỹ cả. Mà chưa hề có một nghiên cứu đúng đắn nào về thời Hồng Đức, người Việt đã có biết gì về Hoàng Sa / Trường Sa chưa, thì làm thế nào mà thầy Tiếng lại viết khoe tung lên về vua Lê Thánh Tông "Không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị hết sức đanh thép về việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc qua lời dặn quần thần đương thời cũng như hậu thế, vua Lê Thánh Tông còn là nguyên thủ đầu tiên của nước ta đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bản đồ - Hồng Đức bản đồ sách/ Bản đồ Hồng Đức, góp phần đáng kể và đáng nể vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo", thế nhỉ ?



Nên chắc là các nhà nghiên cứu xứ Quảng cũng nên học cách nghiên cứu sử học một cách khoa học chăng ? Nghiên cứu sử học một cách khoa học có nghĩa là nói có sách, mách có chứng, và nhất là nếu bàn về sách vở Hán Nôm xưa, cũng nên đặt vài câu hỏi về văn bản học và niên đại trước tiên, đừng có mà thấy có gì lại khoe tung lên là của quý. Còn sách vở Pháp ngữ, thì xin các thầy (please please please) khi dịch thuật, đừng cắt xén đoạn văn nào "có hại" liên quan tới người Việt, rồi lại khoe tung lên là dịch cho người Việt nâng cao kiến thức. Chúng ta là dân mê sử học và sống với sử, chứ không đi làm việc tuyên giáo đúng không các thầy ?



Và bây giờ đã làm năm 2021 mà sao thầy Bùi Văn Tiếng vẫn còn viết bài y như thời xưa lúc người ta cần viết bài tuyên giáo hô hào tẩy não dân tộc thế nhỉ ? 



À, sẵn luôn, trong bức phù điêu vua Lê Thánh Tông được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Đà Nẵng, không hiểu tại sao các thầy lại chế ra địa danh Lộ Hạc viết bằng Hán ngữ ra sao mà khác viết địa danh Lộ Hạc 路鶴 này viết trong bộ Toàn Thư thế ? Có phải các thầy nghĩ là chữ Lộ trong Lộc Hạc cần là chữ Lộ 鷺 này, để mà Lộ Hạc 鷺鶴 là chỉ cho hai con cò & con hạc không ? Nhưng hình như địa danh này chỉ là một cách phiên âm tên nào đó, chứ có phải là có ý nghĩa Cò Hạc gì đâu đúng không ? Tại sao bộ Toàn Thư viết Hán ngữ Lộ Hạc 路鶴 mà các thầy lại chế thành ra là Lộ Hạc 鷺鶴 này thế nhỉ ?



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo