Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ TAM PHẬT TỀ 三佛齊 CÓ LÀ CAO MIÊN NHƯ THẦY LIAM KELLEY KHẲNG ĐỊNH KHÔNG ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ? #tam_phat_te_cambodia Gần đây, thầy Liam Kelley có đăng một loạt b...

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

#tam_phat_te_cambodia

Gần đây, thầy Liam Kelley có đăng một loạt bài nghiên cứu mà thầy viết rất (và rất) hay về chủ đề liệu địa danh Tam Phật Tề 三佛齊 trong sử sách có thật là Srivijaya bên Mã Lai / Indonesia hay không, hay thật ra Tam Phật Tề chính là chỉ cho Cambodia (Cao Miên), và rất có thể, khu vực Tam Phật Tề trong sử sách chính là chỉ cho khu vực Sài Gòn / Vũng Tàu ngày nay.

Bạn bắt đầu xem từ bài viết này >> https://leminhkhai.blog/srivijaya-2-0-12-the-lost-multinational-history-of-the-saigon-vung-tau-coast/

Ok, trong loạt bài viết này, thầy Kelley đưa ra nhiều tài liệu lắm, nhưng để mình giới hạn việc phản biện trong 2 tài liệu pièce de résistance mà thầy cho là quan trọng nhất, chứng minh rằng Tam Phật Tề có thể là Cao Miên. Đó là:



(1) Theo thầy, nhơn vật 俾那智施氏大娘仔 - Tỉ na trí Thi thị Đại nương tử - Lady Binazhi née Shi - có thể chính là nhơn vật người phụ nữ đến từ Cao Miên, như đã viết trong quyển The History of Java của tác giả Thomas Stamford Raffles xuất bản năm 1817. Xem >> https://leminhkhai.blog/srivijaya-2-0-12-the-lost-multinational-history-of-the-saigon-vung-tau-coast/



(2) Theo thầy, thì chính vì trong lá thư sứ đoàn Lưu Cầu ngày 08 tháng 10 năm 1431 gởi cho triều đình Xiêm La (văn kiện XL Doc No 11) có viết về việc vua Xiêm năm 1431 có dẹp (punished) một vị vua Tam Phật Tề và lập một vị vua mới, và vì theo sử sách là vào năm 1431, có việc vua Xiêm đánh dẹp Angkor, nên theo thầy Kelley thì sự kiện năm 1431 trong lá thư sứ Lưu Cầu này, là một bằng chứng chắc chắn cho thấy là sự kiện vua Xiêm trừng phạt vua Tam Phật Tề này xảy ra ở Cao Miên, nên Tam Phật Tề = Cao Miên, và đây là bằng chứng không thể nào rõ hơn nữa về Tam Phật Tề = Cao Miên. Xem >> https://leminhkhai.blog/srivijaya-2-0-13-the-ryukyu-letter-to-siam-that-mentions-sanfoqi/



Những tài liệu khác mà thầy đưa ra, để mình từ từ đọc và phản biện luôn.



Về hai tài liệu quan trọng này mà thầy đưa ra, thì nếu thầy đọc thêm chút, sẽ thấy chúng hoàn toàn có vấn đề về logics và ngôn ngữ học. Đó là:



****

(1) Về nhơn vật Thi thị Đại nương tử 施氏大娘仔 có là đến từ Cambodia (Kamboja) hay không, thì thầy Kelly nên đọc bài nghiên cứu rất hay này >> https://rune.une.edu.au/web/bitstream/1959.11/18681/5/open/SOURCE04.pdf (xem từ trang 63 đến trang 70 bắt đầu từ đoạn "The babad asserts that Pinatih is Kambodian, being the wife of the Patih (Vice Regent or Governor) of that country...".  



Vậy đọc bài nghiên cứu Rowe này xong, thì câu trả lời là không, nhơn vật Thi thị Đại nương tử 施氏大娘仔 KHÔNG là người phụ nữ đến từ xứ Cao Miên (Kamboja - Caombodia), danh từ Kamboja đã bị viết sai (lẫn lộn) tại đây, và danh từ "Pi Na Chih" có thể được giải thích rõ ràng từ ngôn ngữ Javanese. Thi thị Đại nương tử 施氏大娘仔 vốn là người bản xứ họ Thi có dòng máu Tàu ở xứ Palambang bên Mã Lai / Indonesia, chứ không phải là đến từ Kamboja như tác giả Thomas Stamford Raffles đã viết, và thầy đã dùng như một tài liệu để chứng minh về Tam Phật Tề = Cao Miên



****

(2) Về sử kiện lá thư sứ đoàn Lưu Cầu gởi đến triều đình Xiêm La vào năm 1431 có nhắc đến việc vua Xiêm trừng phạt vua Tam Phật Tề và lập vua mới



Thì trong quyển Ryukyuan Relations with Korea and South Sea Countries mà thầy Kelley có chụp lại (xem >> https://leminhkhai.blog/srivijaya-2-0-13-the-ryukyu-letter-to-siam-that-mentions-sanfoqi/), có viết rõ ràng về điều này "Now, according to Chief Envoy Ufuma Utchi and others, who have recently returned from their official mission to Palembang in the Country of San-fu-ch'i [Southern Sumatra], they saw a Siamese ship which happened to come to Palembang and heard people say that the King [of Siam] had punished the previous chief and had put a new chief in power."



Như vậy, câu văn này cho chúng ta biết, rằng là sự kiện triều đình Xiêm La tấn công và trừng phạt vua (hay quốc vương) Tam Phật Tề năm 1431, không hẳn đã được các sứ giả Lưu Cầu tận mắt chứng kiến, mà đó chỉ là trên đường về lại Lưu Cầu sau khi đi sứ sang Palembang, sứ đoàn Lưu Cầu đã gặp được một tàu buôn Xiêm La có ghé qua Palembang và những người trên chiếc tàu buôn Xiêm La này, có nghe người ta nói là vua Xiêm La đã trừng phạt vị vua Tam Phật Tề trước và lập ra một ông vua Tam Phật Tề mới.



Như thế:



(1) Thứ nhất, thông tin vua Xiêm trừng phạt vua Tam Phật Tề vào năm 1431 là đến từ nhóm người của tàu buôn Xiêm La, vừa ghé qua Palembang, và nói lại cho sứ đoàn Lưu Cầu, nên đây là thông tin secondhand, không chắc là sự thật vì nó không được tận mắt chứng kiến bởi sứ đoàn Lưu Cầu



(2) Thứ hai, quan trọng hơn, là theo quyển Ryukyuan Relations with Korea and South Sea Countries, trong chương Relations between Ryukyu & Palembang trang 138-142, còn để lại rõ ràng 2 bức thư gởi đến triều đình Lưu Cầu từ Palembang vào tháng 3 năm 1431. Và cả 2 bức thư này, đều được viết vào ngày 16 tháng 3 năm 1431 và được viết bởi nhơn vật 俾那智施氏大娘仔 - Tỉ na trí Thi thị Đại nương tử - Lady Binazhi née Shi đã nói trên. Như vậy dựa vào 2 lá thư này, chúng ta biết vào tháng 3 năm 1431, ở Palembang có một vị nữ quốc vương, đã viết thư gởi đến triều đình Lưu Cầu.  Nhưng trong lịch sử Cao Miên vào giai đoạn năm 1431, thì quốc vương Angkor lúc đó là một nam quốc vương, chứ không là một nữ quốc vương, nên không hiểu thầy Kelley sẽ giải thích điều này như thế nào ? Việc khẳng định Palembang năm 1431 chắc chắn là Cao Miên là không thể, vì vào năm 1431 Cao Miên chỉ có nam quốc vương, chứ không có nữ quốc vương (như 2 lá thư năm 1431 gởi đến triều đình Lưu Cầu từ Palembang đã khẳng định là do một nữ quốc vương viết)



(3) Thứ ba, ví dụ nếu thầy không cảm thấy thuyết phục, và phản luận là Palembang chỉ là một polity trong thế giới mandala Cao Miên, tức là Bolin Polity như thầy đã nêu ra (xem >> https://leminhkhai.blog/srivijaya-2-0-12-the-lost-multinational-history-of-the-saigon-vung-tau-coast/), chứ không phải là cả vương quốc Cao Miên. Nhưng nếu Palembang chỉ là một polity trong thế giới mandala Cao Miên, như vậy thì xem ra sự kiện vua Xiêm đánh dẹp quốc vương Palembang năm 1431 mà thầy dựa vào và khẳng định đây chính là chỉ cho việc Palembang = Cao Miên, là không còn đúng rồi (vì theo thuyết này, thì Palema = Bolin Polity, chứ không là Cao Miên nên sự kiện 1431 vua Xiêm đánh Cao Miên không thể áp dụng vào Bolin Polity không ai biết ở đâu này). Nếu Palembang không là Cao Miên, và nếu chúng ta không thể áp dụng sử kiện năm 1431 vua Xiêm đánh Angkor (Cao Miên) để mà làm bằng chứng Palembang có liên quan đến Cao Miên, thì như thế đâu có lý do gì để chúng ta có thể tự cho là Bolin Polity liên quan tới Cao Miên như thầy Kelley đã đưa ra giả thuyết ?



****



Nên cả 2 tài liệu quan trọng trên của thầy Kelley, dùng để chứng minh Palembang = Cao Miên hay có liên quan đến Cao Miên, đều hoàn toàn có thể dễ dàng phản biện như mình đã nêu trên. Vậy với 2 tài liệu trên, thì chắc chắn là không đủ để khẳng định Palembang = Cao Miên như thầy đã nêu. 



Do vậy, chắc là thầy nên xem lại câu khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột của thầy "This letter makes that COMPLETELY CLEAR, BLAZINGLY CLEAR, BLINDINGLY CLEAR, VISIBLE FROM MARS CLEAR, SO CLEAR THAT NOTHING COULD POSSIBLY BE CLEARER CLEAR, because we know from Siamese sources that the king of Siam overthrew the king of Angkor in 1431, and that is what is referred to here. Sanfoqi was Kambuja/Angkor. End of story.".



Checkmate chưa, thầy Liam ? 



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Cheers,

Brian 

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?

Về Tam Phật Tề 三佛齊 có là Cao Miên như thầy Liam Kelley khẳng định không ?


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo