Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BÊNH CHÓ HAY BÊNH CHÍNH QUYỀN?

BÊNH CHÓ HAY BÊNH CHÍNH QUYỀN? Mình đã định không viết về vụ cho’ chết này, vì nhiều người viết quá rồi. Nhưng mấy ngày qua thấy thông tin c...

BÊNH CHÓ HAY BÊNH CHÍNH QUYỀN?

Mình đã định không viết về vụ cho’ chết này, vì nhiều người viết quá rồi. Nhưng mấy ngày qua thấy thông tin có vẻ hỗn loạn quá. Nhiều người phán xét cảm tính và chạy xa khỏi bản chất vấn đề, nên mình thấy cần phải viết. 

Vụ này mình đánh giá dưới góc nhìn khách quan và lý trí. Mình không thuộc nhóm tuyệt đối kiêng ăn thịt cho’, chỉ không coi đây là món khoái khẩu, mấy năm nay không ăn và không bao giờ tự mua ăn. Mặt khác mình thích cho’, mèo và các vật nuôi nói chung. Nhà cũng từng nuôi cho’ ta và rất gắn bó với nó. 

Vụ này lẽ ra chỉ cần trả lời chính xác 3 câu hỏi dưới đây là có thể phân xử được đúng sai:

1. Cho’ có làm lây lan và là vật trung gian truyền dịch không?

2. Tính pháp lý của việc việc đem cho’ từ vùng dịch về và việc tiêu huỷ đàn cho’. 

3. Trách nhiệm chăm sóc của quyền định đoạt, gồm cả tính mạng, đàn cho’ thuộc về ai?

Hiện tại chưa có tài liệu khoa học nào cho rằng cho’ là vật trung gian truyền dịch, tức là cho’ mắc Covid rồi lây cho người khác. Cho’ chỉ có thể truyền dịch giống như đồ vật, tức là virus bám trên lông cho’ rồi truyền cho ai đó vuốt ve chúng. 

Vì thế, không thể áp dụng điều 12, nghị định 117 cho loài cho’ được. Bởi vì lúc này việc làm lây lan virus của cho’ giống y như các đồ vật khác mà người ta đem từ vùng dịch về, như đồ đạc cá nhân, xe máy, quần áo... Nếu cho’ phải bị tiêu huỷ vì lý do này thì cũng phải tiêu huỷ sạch mọi vật dụng cá nhân của người từ vùng dịch trở về và ai từ vùng dịch về cũng bị phạt với cùng lý do.

Với vai trò truyền virus giống đồ vật thì cũng chỉ cần khử khuẩn đàn cho’ và nhốt/xích chúng lại là xong. Cụ thể là chỉ cần xịt nước xà phòng vào đàn cho’ để tắm hoặc phun thuốc khử khuẩn (các trung tâm cách ly rất sẵn). 

Đàn cho’ là tài sản của chủ nhân chúng nên họ mới có quyền định đoạt, gồm cả tính mạng chúng, cũng như phải chịu trách nhiệm về đàn cho’. 

Ngân sách không chi trả cho việc tắm cho’, nuôi (cách ly) và chăm sóc đàn cho’. Chủ nhân phải chịu tất cả chi phí đó cũng như là người quyết định xem có tiêu huỷ chúng hay không. 

Như vậy, để vừa đúng luật, vừa đảm bảo phòng, chống dịch, thì nhân viên y tế chỉ cần trả lời 3 câu hỏi như trên và lập biên bản với chủ cho’. Biên bản cần nêu rõ trách nhiệm của chủ cho’ như trên. Chủ cho’ phải chịu chi phí khử khuẩn và cách ly đàn cho’ (có thể cách ly tại chỗ khác, không nhất thiết trong trại), gọi là cách ly cho nó đảm bảo yên tâm về dịch chứ thực tế chỉ là nuôi cho’, không ôm ấp vuốt ve, trong thời gian chủ chúng phải đi cách ly. Nếu chủ cho’ không làm tròn trách nhiệm thì nhân viên y tế được tự quyết về đàn cho’, có thể là tiêu huỷ. 

Thực tế không có biên bản đó mà phía chính quyền chỉ kể với báo chí (chưa được chủ cho’ xác nhận) là người dân trong khu cách ly bức xúc vì đàn cho’ chạy quanh, rủi ro cho họ và đại diện chính quyền có gọi điện cho chủ cho’ và họ tỏ ra tiếc nuối và có vẻ như chấp nhận tiêu huỷ đàn thú cưng. Dưới sức ép của người dân, phía chính quyền quyết định tiêu huỷ đàn cho’ và có lập biên bản vắng mặt chủ cho’ (là sai luật vì định đoạt tài sản của họ). 

Như vậy là phía chính quyền đã dùng giải pháp cực đoan, như thông lệ, với đàn cho’ với lý do chống dịch. Không nhất thiết phải cực đoan thế mà vẫn có thể đảm bảo yêu cầu về chống dịch. Chính quyền đang hành xử sai luật nên phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản cho chủ đàn cho’. Giá trị đàn cho’ chỉ tương đối, khó định giá chính xác, nhưng vẫn cần phải bồi thường. 

Ở đây mình không phán xét theo hướng tình cảm với loài cho’ kiểu “độc ác”, “dã man”. Vì giê’t cho’ ở Việt Nam không phạm pháp cũng không vi phạm đạo đức nói chung. Đây thuộc về quan điểm về loài cho’ của mỗi người, không thể có 1 đánh giá mang tính tổng quát. Mình cũng không phán xét theo hướng ngược lại, đại ý: “Cho’ thả rông, đập chê’t cmn đi cho đỡ rủi ro mắc dịch, cắn càn.” Đây cũng là vấn đề quan điểm theo hướng ngược lại. 

Dương Quốc Chính









1 nhận xét

  1. Chuyện giết chó là chuyện bình thường ở huyện ; bác từng nói :"con người vốn quí" ; vậy thì chó chết cho người sống thì có gì mà ầm ĩ ...."con người vốn quí" nên trong cuộc chiến đẫm máu tang thương vừa qua , người Việt vượt vĩ tuyến 17 ngăn chia 2 miền , hăm hở vào Nam giết nhau , chết và què quặt đui mù ... khoảng 5 triệu dân Việt thôi , có đức đếch nào dám mở mồm than vãn ?
    Con người cách mạng vô sản không từ bất kể cơ hội nào , hình thức nào , ngay cả đặt mìn nơi quán ăn , quăng lựu đạn nơi chợ búa ... giết người gây tiếng vang , giết người cho ai nấy run sợ . Biết bao em bé khóc dưới hầm bị bịt mồm bịt miệng cho đến chết , chết để người khác , để đảng viên an toàn !

    Sinh làm chó Việt Nam khổ lắm , khổ từ thời cách mạng khổ đi . Trong tiêu thổ kháng chiến , nhà không vườn trống .... múc đích cho địch đói nhăn răng ; địch đói chưa thấy vì chúng có đồ hộp , lương khô mang theo ; nhưng ta thì đói rụng răng ... anh nào anh nấy đói vêu mỏ , biến thành họ nhà vẩu .
    Thèm đủ thứ , nhất là thèm thịt , bèn đưa ra chính sách DIỆT CHÓ ; lấy cớ du kích bò vào làng bị động vì chó sủa ... nên phải giết hết chó . Giết chó để bảo vệ đảng , bảo vệ bằng những món luộc , rựa mận , sáo chó ....

    Thế nên 15 chú chó lớn nhỏ hy sinh là chuyện bé như móng tay ; hy sinh cho bác cho đảng sống còn , là một vinh dự to lớn . Giả sử không vì quá đói khổ , còn tiền còn bạc ... thì 15 chú Cún vẫn sống vui vẻ , nhảy nhót vui đùa tại Long An ; chỉ vì không tiền , không trợ cấp , không tất cả , kể cả đi đứng bòn mót đồ ăn thức uống , chôn chặt trong 4 bức tường chật chội , chồng nhìn vợ , con nhìn mẹ cha , người nhìn chó , chó nhìn người .... mà nốc , nuốt toàn những lời hứa hão .

    15 chú khuyển được chủ nhịn ăn san sẻ thực phẩm dù khốn khó trăm bề , chạy trốn những lời hứa hão huyền trên đoạn đường dài 400 km , nắng , mưa vùi dập , người có áo mưa , chó cũng có áo mưa ... những tưởng về quê mang lại an bình cả người lẫn chó ... ai ngờ là chia ly , đứt ruột : cách mạng tính .

    Hai vợ chồng nuôi chúng coi như con , từ 6 năm trời nay , vui buồn có nhau , đói no có nhau ... dù dịch bệnh , dù chạy giặc , cũng cố gắng mang theo "đàn con " quyết không bỏ đứa nào ! Trích từ :https://www.yahoo.com/news/owners-heartbroken-12-dogs-killed-034333780.html

    Bảo rồi , làm chó Việt Nam khổ trăm bề , ngay cả làm người Việt Nam cũng thế thôi : Cộng Sản sinh ra để làm 2 việc : Bịp và Làm bậy !
    Hễ chúng nói là nói bịp ,chúng làm là làm bậy !!!
    Em là Lê văn Tám : sản phẩm của Trần Huy Liệu ..đí ạ...không phải phản động đâu ,bạn ui !

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo