Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

PHÁT CÁU VỚI HỌC VIÊN TẠI CHỨC

PHÁT CÁU VỚI HỌC VIÊN TẠI CHỨC Có những trường hợp không cáu không phải là thầy giáo có lương tâm và trách nhiệm. Hôm qua tôi đang dạy onlin...

PHÁT CÁU VỚI HỌC VIÊN TẠI CHỨC

Có những trường hợp không cáu không phải là thầy giáo có lương tâm và trách nhiệm.

Hôm qua tôi đang dạy online thì có hàng loạt cú điện thoại của học viên tại chức phàn nàn, rằng đề thi của thầy khó quá, chúng em không làm được. Họ gọi ngay trong lúc đang thi online. Tôi biết họ kêu khó vì lý do gì rồi, nhưng vẫn giả vờ hỏi: "Thế nào là khó?" Ai cũng nói: "Chúng em tìm mỏi mắt, không thấy trong tài liệu", "Ba câu hỏi của thầy không có câu nào trong tài liệu, làm sao chúng em có thể làm được?"

Thảo nào có lần người quản lý đào tạo trao đổi với tôi, rằng học viên phản ánh đề thi của thầy khó quá! Tôi phải phát cáu lên, rằng "khó" vì người học bây giờ đã bị liệt não. Tôi nói, cứ bảo họ làm theo lời dạy của A. Einstein: "Đi thi gặp đề khó, không nên bỏ cuộc mà nên bỏ thi". Bỏ thi hết đi cho tôi dễ chấm, vì hiện tại có gần cả trăm lớp, mỗi lớp cả trăm người học, chấm ròng rã đến kiệt sức đấy!

Đề thi của tôi thực hiện chuẩn đầu ra theo dạy học phát triển năng lực. Một câu là hoạt động trải nghiệm, đánh thức tiềm năng cá nhân, gồm trải nghiệm sống và tri thức nền đã có, một câu yêu cầu diễn giải kiến thức tôi vừa dạy, và một câu ứng dụng và sáng tạo.  Nếu não không bị liệt, tất cả đều có thể làm được bài.

Trước khi dạy, khi công khai chuẩn đầu ra của học phần, tôi có nhắc đi nhắc lại, rằng các bạn không học thuộc lòng, không chép theo mẫu, các bạn tự do suy nghĩ, sáng tạo, có vụng về nhất tôi cũng đánh giá cao hơn là chép tài liệu. Mọi sự do chính bàn tay và khối óc ta làm ra đều phải bắt đầu từ vụng về mới đi đến khéo léo. Nhưng kết quả là... vô tác dụng đối với nhiều người.

Einstein nói đề thi "khó" là trường hợp người ra đề bắt người học phải thuộc lòng thứ kiến thức phi thực tế. Trong thang đo năng lực Bloom, nhớ hay thuộc lòng kiến thức (bài mẫu) mới là khó nhất, nhưng được xếp ờ đáy thấp nhất, không cao hơn con vẹt. Học viên tại chức thấy dễ vì lâu nay thi cử của họ toàn lật tài liệu ra chép. Đó là lý do hoc lớp 3, tức chỉ cần biết đọc, biết viết là có thể học và thi đại học, cao học được tất.

Phải thừa nhận rằng, giáo dục Việt Nam đã làm được "điều kỳ diệu mà thế giới không làm được": học đến đại học, cao học không cần động não! Phải phong anh hùng lao động cho các Bộ trưởng qua suốt mấy nhiệm kỳ dạy và học theo mẫu.

Bây giờ thì tôi hiểu vì sao có chuyện báo đăng một số thầy cô dạy online mắng học trò "não trâu", "óc trâu" gì đó mà dư luận cho là "thiếu chuẩn mực". Tôi thì không dám mắng học trò (vì kẻ đáng bị mắng là giáo sư tiến sỹ đầu têu sách mẫu) như vậy, nhưng xét về thực chất người học hiện nay, biết đâu những ngôn từ đó là chuẩn mực?

Mỗi lần dạy lớp tại chức, với câu kèo nhèo, "Thầy ơi ra đề cho chúng em chép tài liệu" là tôi phát chán đến tận cổ. Đến khi thi, lại bị học trò tra tấn với điệp khúc: "Thầy ơi, tra mãi không có trong tài liệu" thì tôi phát khóc.

Các thầy cô thiếu bình tĩnh từng bị báo và dư luận chỉ trích ấy, theo tôi là còn lương tâm và trách nhiệm đấy. Chứ loại thầy cô xem đó là việc đương nhiên, mình cứ dạy và lấy tiền, còn học trò học sao mặc xác nó thì đó không còn là thầy cô giáo nữa.

Việc thầy cô nỗ lực, tâm huyết nghiên cứu, sáng tạo, suốt ngày, suốt đêm lên lớp dạy cho trò cách tư duy và sáng tạo đã thành vô nghĩa. Người học bỏ cả đống tiền ra để học lấy bằng, chứng chỉ cũng vô nghĩa, không chỉ vô nghĩa mà còn lãng phí công sức và tiền bạc.

Hôm có người quản lý khuyến cáo tôi nên ra đề cho học viên chép tài liệu, tôi phải phát cáu lên mà nói rằng: "Sao không khuyên Hiệu trưởng bán bằng như Đông Đô cho nhanh, đỡ lãng phí công sức, thời gian của thầy cô?"

Chu Mộng Long





1 nhận xét

  1. Đọc mà thấm :"Vì lợi ích 10năm trồng cây _ Vì lợi ích 100 năm trồng người "
    Lần nữa xin tuyên dương công trạng các thày cô, các tiến sĩ giáo sư được XHCN VN đào tạo; đặc biệt các bộ trưởng bộ dâm dục gần đây đã tiếp xúc với thế giới văn minh , công nghệ 4.

    Nguyễn thiện Nhân , Phùng xuân Nhạ , Nguyễn kim Sơn .... thằng nào cũng như thằng nấy , chỉ khác cái tên !!!!
    Tiểu sử Nguyễn kim Sơn cả đời bưng bô Tàu cộng , nghiên cứu văn chương Tàu khựa , nhập nhằng Harvard- Yenching :
    Sep. 1985 - Jun. 1990: Student at Faculty of Vietnamese Language and Linguistics (majoring in Sino - Norn), University of Hanoi (now Vietnam National University, Hanoi)

    Jul. 1990 - Mar. 1991: Studying foreign language; preparing research topic; completing procedures for doing advanced study at Vietnam National University, Hanoi

    Apr. 1991 - Dec. 1992: Lecturer at Faculty of Literature, Postgraduate of literature (majoring in Vietnamese literature), Member of Youth Union Standing Board, Vietnam National University, Hanoi (Since Sept. 1991)

    Jan. 1993- Feb. 1999: Lecturer at Faculty of Literature, University of Social Sciences & Humanities, Postgraduate of literature (Until Apr. 1996)

    Mar. 1999 - Mar. 2002: Lecturer at Faculty of Literature, Secretary of Youth Union, University of Social Sciences & Humanities; Vice Secretary of Youth Union, Vietnam National University, Hanoi

    Apr. 2002 - Mar. 2003: Deputy Director of Centre for Chinese Studies, Lecturer at Faculty of Literature, Secretary of Youth Union, University of Social Sciences & Humanities; Vice Secretary of Youth Union, Vietnam National University, Hanoi

    Apr. 2003 -Apr. 2006: Head of Academic Affairs Office, Deputy Director of Centre for Chinese Studies, Lecturer at Faculty of Literature, University of Social Sciences & Humanities; Secretary of Youth Union, University of Social Sciences & Humanities; Vice Secretary of Youth Union, Vietnam National University, Hanoi (Until Dec. 2003)

    May 2006-May 2007: Head of Academic Affairs Office, Director of Centre for Chinese Studies, Lecturer at Faculty of Literature, University of Social Sciences and Humanities

    Nov. 2009-Jul. 2010: Vice Rector, Director of Centre for Chinese Studies; Vice Secretary of Party Committee, University of Social Sciences and Humanities (Since Jun. 2010)

    Aug. 2010 - Dec. 2011: Member of Party Committee, Vietnam National University, Hanoi; Vice Secretary of Party Committee, Vice Rector, Director of Centre for Chinese Studies, University of Social Sciences & Humanities

    Jan. 2012-Feb. 2016: Vice Secretary of Party Committee, Vice President, Vietnam National University, Hanoi

    Feb. 2016 -Jun. 2016: Standing Vice Secretary of Party Committee, Standing Vice President, Vietnam National University, Hanoi

    Jun. 2016-Sep. 2016: Standing Vice Secretary of Party Committee, President, Vietnam National University, Hanoi

    Sep. 2016-Jan. 2019: Secretary of Party Committee, President of Vietnam National University, Hanoi; Director of Tran Nhan Tong Institute (Since Feb. 2017)

    Jan. 2019- Jan. 2021: Secretary of Party Committee, Chairman of Council and President of Vietnam National University, Hanoi; Director of Tran Nhan Tong Institute

    April 8, 2021: Education and Training at the 11th session of the 14th National Assembly

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo