Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

KHI GS. NGUYỄN MINH THUYẾT KỂ CHUYỆN VÀ LÀM THƠ CHO TRẺ EM HỌC

KHI GS. NGUYỄN MINH THUYẾT KỂ CHUYỆN VÀ LÀM THƠ CHO TRẺ EM HỌC Sách lớp Hai Cánh Diều do GS. Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên kiêm chủ ...

KHI GS. NGUYỄN MINH THUYẾT KỂ CHUYỆN VÀ LÀM THƠ CHO TRẺ EM HỌC

KHI GS. NGUYỄN MINH THUYẾT KỂ CHUYỆN VÀ LÀM THƠ CHO TRẺ EM HỌC

Sách lớp Hai Cánh Diều do GS. Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên kiêm chủ biên có bài kể chuyện và làm thơ rất "ngộ nghĩnh". Có lẽ đó là lý do Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời trước Quốc hội, rằng trẻ em rất thích!

Một phụ huynh thắc mắc hỏi tôi: Câu chuyện và câu thơ lồng trong câu chuyện đó có ý nghĩa gì, chúng tôi nghĩ mãi không ra?" Tôi trả lời đại khái theo mục tiêu của Chương trình, rằng môn Tiếng Việt hiển nhiên là phát triển cả Trí, Đức, Mỹ. Trí là rèn trí tuệ, hiểu về ngôn ngữ và cách tư duy bằng ngôn ngữ. Đức là rèn các chuẩn mực, luân lý. Mỹ là giáo dưỡng tâm hồn, chắp cánh cho trẻ vươn đến cái đẹp...

Tôi nói huyên thuyên. Phụ huynh ngứa tai quá bèn nổi cáu: "Vậy thì theo thầy, cụ thể cái câu chuyện "Mít làm thơ" thể hiện Trí, Đức, Mỹ gì?" Tôi dụi mắt đọc lại văn bản và... không trả lời được. Loại văn này chỉ có ông Thuyết trả lời được, vì cũng như những văn bản khác được chế từ các nhà văn để thành… văn của ông Thuyết. Thực ra chỉ ngửi thôi đã nhận ra đó là văn mẫu của ông Thuyết, nếu không thì là văn dỏm của nhà văn Nô-xốp Nô-xép nào đó mà ông Thuyết cho là hay.

Về Trí thì đúng là trí của ông Thuyết giả giọng ngây ngô trẻ con. Ông vừa đóng vai một đứa trẻ ngu dốt gọi là Mít (sách 2000 gọi là Mít Đặc, nay bỏ chữ Đặc vì nói lái thành tục) phát ra cái từ vô nghĩa và ngọng nghịu như từ “phé”. Rồi ông lại đóng vai một trẻ em khác tỏ ra Biết Tuốt như ông, một chuyên gia tiếng Việt và một nhà thơ chân chính, chỉnh ngô, chỉnh ngọng cho trẻ bằng giảng giải rằng thơ phải có vần, chuẩn và chỉnh đến mức câu trên câu dưới phải hiệp vần và vần phải có nghĩa để khai cả Trí, Đức, Mỹ cho Mít. Đơn giản vậy mà Thuyết Mít vẫn thốt lên: "thật là kì diệu"! Và thế là Mít Đặc thành Biết Tuốt khi sáng tạo ra cái câu thơ kỳ diệu: “Một hôm, đi dạo qua dòng suối/ Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối”. Không bắt cá chuối ăn thịt một cách man rợ là Đức. Nhảy qua suối thì giống như tâm hồn đang cất cánh bay, đó là Mỹ. 

Phần kết, lũ trẻ trong bài cho đó là thơ chế giễu, và doạ "không chơi với Mít nữa", là lũ trẻ hư, vì lẽ nào thơ không thực tế là có thể giải tán một đám đông hay gây xung đột giữa trẻ em với nhau?

Phụ huynh hỏi tôi: “Vì sao phải có dấu phảy sau “một hôm”? Tôi cười và trả lời thay ông: “Chắc là ông Thuyết muốn ngắt nhịp thơ đấy! Thơ phải sáng tạo luôn cả cú pháp tân kỳ để làm giàu tiếng Việt.” Phụ huynh lại hỏi: “Vậy cái câu chuyện và câu thơ ấy có ý nghĩa gì? Chẳng nhẽ dạy thơ là dạy cái thứ chập cheng, vô nghĩa cho con trẻ?” Tôi lại trả lời thay ông: “Chắc là ông Thuyết làm văn làm thơ hậu hiện đại. Tính chất hậu hiện đại là trò chơi ngôn ngữ, người đọc tự nghĩ ra cái ý nghĩa nằm trong cái vô nghĩa, nhảm nhí. Cái "kì diệu" là thế đấy!”.

Phụ huynh lại nổi cáu: "Vậy trẻ lên lớp Một, lớp Hai là học tiếng Việt chuẩn để phát triển ngôn ngữ hay quay trở lại cái tuổi mới học nói, nói ngọng, nói nghịu, nói ngô, nói nghê?" Hỏi vậy thì tôi chịu thua. Chỉ có thể giải thích nhanh, gọn, rằng ngọng nghịu, ngô nghê mới thành giáo sư, tiến sĩ!"

Không biết tôi trả lời như vậy có đúng ý ông Thuyết không? Mong ông trả lời thêm. Hội đồng phản biện sách ông Thuyết cũng nên trả lời cho phụ huynh. Mong là trẻ con học sách ông Thuyết sẽ từ Mít Đặc thành Biết Tuốt, tức "phát triển toàn diện" chứ không bị chập cheng tiếng Việt...

Chu Mộng Long 
--------
Hướng dẫn học tập Mít làm thơ:

https://www.youtube.com/watch?v=GOaB6cJSdwc





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo