Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

LỰA CHỌN NGƯỜI TÀI BẰNG CÁCH NÀO?

LỰA CHỌN NGƯỜI TÀI BẰNG CÁCH NÀO? Ông Nguyễn Sĩ Dũng, 1 quan chức đã nghỉ hưu ở Quốc hội, mới có 1 bài viết về vấn đề này trên VNE. Bài viết...

LỰA CHỌN NGƯỜI TÀI BẰNG CÁCH NÀO?

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, 1 quan chức đã nghỉ hưu ở Quốc hội, mới có 1 bài viết về vấn đề này trên VNE. Bài viết so sánh cách lựa chọn nhân sự kiểu dân chủ phương Tây với TQ. Ông cho rằng tỉ lệ chọn cán bộ thành công kiểu DC là 50%, còn kiểu TQ là 75%, vì cách của TQ là dựa trên cái tài thực tế của cán bộ, còn cách của Tây là dễ bị lừa bởi dân túy và chém gió mị dân (làm thì kém, chém thì giỏi).

Trong bối cảnh bầu cử TT Mỹ vừa xong sẽ khiến nhiều người bị rơi vào khủng hoảng niềm tin về các thiết chế dân chủ phương Tây. Nhất là với nước Mỹ, khi phương thức tranh cử cũng như bầu cử được coi là ưu việt nhất của thế giới tư bản, mà hiện nay đang bị chính TT Mỹ và dân Mỹ vạch mặt là gian lận! Thì bài viết này được đăng tải sẽ khiến cho nhiều người vững tin vào giải pháp đảng cử dân bầu kiểu TQ. Đây là 1 bài viết chào mừng ĐH đảng sắp diễn ra.

Dĩ nhiên, bài viết mang tính định hướng chứ rất thiếu logic, vì nó chỉ nêu 1 nửa sự thật.

Về lý thuyết, chế độ nào cũng cần thu hút được người tài vào bộ máy. Ông Dũng chẳng cần ví dụ về ông Võ Văn Kiệt làm gì, bởi vì nguyên tắc này có từ ngàn năm nay rồi. Không phải do ông Kiệt nghĩ ra.

Nhưng tại sao ông có thể biết chắc là TQ đã tập hợp được người tài vào bộ máy? Theo cách lý giải của ông, là người ta chọn cán bộ giỏi từ địa phương để đẩy lên cao hơn, thì đó chỉ là chọn được người giỏi trong số cán bộ, đảng viên thôi, chứ không thấy ông nói có cách gì để TQ thu phục người tài ở trong dân? Nhờ truyền thống khoa bảng sao?!

Vấn đề lớn nhất để thu hút người tài vào bộ máy công của TQ cũng như VN là ở vấn đề CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ chứ không phải là vấn đề tư tưởng. Vấn đề mấu chốt này thì ông Dũng lờ tịt đi.

Hiện tại, mức lương của TBT là hơn 19 triệu. Mình không có thời gian tính cụ thể các mức lương cấp dưới, tạm nhẩm lương Bộ trưởng/CT tỉnh là cỡ 15-17 triệu, GĐ Sở/CT huyện cỡ 10-12 triệu. Trưởng phòng cỡ 7-8 triệu. Công chức quèn không quá 5 triệu/tháng.

Trong khi đó, DN tư nhân có thể trả cho quản lý cấp thấp cỡ 40 triệu rồi. Tức là hơn gấp 2 lần lương TBT!

Như vậy là đảng chỉ có thể thu hút được người tài vào hệ thống để sống bằng đam mê, vì lòng yêu nước, yêu CNXH, sẵn sàng cống hiến hi sinh vì nước vì dân. 

Nhưng thực tế, đúng là người tài mà xin vào làm công chức lại cực kỳ khó! Thế mới éo le. Tức là đừng tưởng có tài, có tâm, mà được làm cán bộ. Vì cạnh tranh rất khốc liệt, bây giờ cán bộ lãnh đạo cấp phòng cũng phổ cập Ths, TS rồi. Lên TƯ có khi còn phải là GS nữa, tài đến thế là cùng.

Để thu hút được người vào làm cán bộ, thì người ta phải trao cơ hội kiếm tiền cho cán bộ. Chứ vì hoàn cảnh, đất nước ta còn nghèo, thì lương không thể cao được, lương cao thì vỡ ngân sách, anh em phải tự xoay xở kiếm ăn với cơ hội trong tay. Có nghĩa là nhà nước thu hút người tài bằng lậu chứ không phải bằng lương, tức là thu nhập không chính thức. Ai cũng hiểu chỉ 1 người không hiểu.

Vì thế mới có câu: 3 tố chất tài năng, đạo đức và lòng trung thành không thể tồn tại được đồng thời trong 1 người cán bộ (đương nhiên là đảng viên). 

Vậy cái gọi là người tài và trung thành trong bộ máy của TQ thì cũng sẽ vô đạo. Cán bộ mà vô đạo thì nhà nước cũng vô đạo mà thôi.

Với mô hình có 1 vài điểm tương đồng, đảng PAP Singapore lại dễ dàng thu hút người tài vào bộ máy. Bởi vì họ có thể trả lương rất cao cho cán bộ, công chức, không kém tư nhân. Từ đó dẫn tới bài toán là làm thế nào để có đủ ngân sách để trả lương cao cho cán bộ? Đó mới là bản chất của vấn đề lựa chọn người tài mà ông Dũng đang lờ đi. Vì nếu bàn tới đây thì sẽ đi vào ngõ cụt đối với khuôn khổ bài báo CM!

Nhà nước CS là nhà nước muốn cai trị tất cả, thì bộ máy phải to, cán bộ phải đông, mà thu ngân sách lại kém nữa thì lương cán bộ không thể cao được. Nếu cố cho lương cán bộ cao như lương CA, QĐ thì nợ công sẽ cao, thuế phí càng cao, dân sẽ càng trốn thuế hoặc đói khát. Đó là cái vòng luẩn quẩn. Vì thế cán bộ lại phải loay hoay kiếm ăn bằng lậu. Và thế là không thể thu hút được người có tài và có tâm.

Muốn bộ máy nhà nước nhỏ lại, cán bộ làm việc hiệu quả hơn, thì lại không còn là nhà nước XHCN nữa! Ông nào bi bô tư vấn chính sách đến đây thì sẽ thành PĐ.

Còn cách tuyển chọn người tài kiểu dân chủ thì đương nhiên sẽ vướng vào vấn đề dân túy. Dân càng ngu thì càng dễ dân túy và phe CS mới là bậc thầy về dân túy! Vì dân trí chính trị ở các nước CS dĩ nhiên là ngu hơn dân các nước giãy chết. Các nước DC cũng không phải chỉ lấy cán bộ dựa trên chém gió của các ứng viên. Tranh cử cũng phải dựa trên thành tích thực đã đạt được thì mới được bầu hay được chọn (trong trường hợp được cấp trên lựa chọn, quốc hội phê duyệt).

Ở đây mình không bàn tới con số 50% và 75% của ông Dũng, vì nó là mơ hồ, cảm tính nên vô nghĩa.

Tóm lại, vấn đề nhân sự luôn là vấn đề đau đầu nhất với mọi chế độ CS, đặc biệt là chế độ CS 2.0, khi mà đảng viên vừa phải có lý tưởng CM, vừa phải có động lực vật chất kiểu tư bản giãy chết. Mà 2 cái này nhìn chung là mâu thuẫn! Lý tưởng của anh em cán bộ bây giờ là lý tưởng CS định hướng TBCN. 

Dương Quốc Chính

30/12/2020


















1 nhận xét

  1. Bài viết lột trần sự thật về tham nhũng tại csVN cũng như các nước độc tài toàn trị khác .
    Từ đồng LƯƠNG chết đói , giả tạo , giả tạo vì không ai có thể sống được với đồng lương như vậy .

    Từ trên xuống dưới , sống vững sống hùng sống mạnh là nhờ LẬU . Lương chỉ cà phê ăn sáng , Lậu mới là trụ cột ; nhờ chức nhờ quyền kiếm tìm Lậu thật dễ dàng.
    Nên Bắc ta mới có chữ LƯƠNG LẬU ; cũng như VIẾT LÁCH . Viết mà không lách là bỏ mẹ !!! Lương mà không LẬU .... thì cạp đất ăn à ????

    Trả lờiXóa