Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Thả mồi bắt bóng - nỗi buồn của sự thăng trầm Việt ngữ

Thả mồi bắt bóng - nỗi buồn của sự thăng trầm Việt ngữ Sau khi biết thêm về ý kiến của các bạn liên quan đến khái niệm Sinh Ngữ, mình nghĩ n...

Thả mồi bắt bóng - nỗi buồn của sự thăng trầm Việt ngữ
Thả mồi bắt bóng - nỗi buồn của sự thăng trầm Việt ngữ

Sau khi biết thêm về ý kiến của các bạn liên quan đến khái niệm Sinh Ngữ, mình nghĩ người Việt Nam chúng ta rất có vấn đề về kiến thức văn viết, hay nói cho rõ hơn, viết và hiểu đúng về những gì chúng ta đang muốn thuyết phục đối phương. 

Ví dụ như trong trường hợp tranh luận nên hay không nên dùng "diễu binh" hay "diễn binh" trong tiếng Việt ở Việt Nam ngày nay chẳng hạn, các bạn nêu ra việc ủng hộ cho cách dùng từ "diễu binh" ở Việt Nam ngày nay, vì theo các bạn, tiếng Việt là Sinh Ngữ và Sinh Ngữ là hiện trạng (current status) một số từ ngữ, cách diễn đạt xưa, giờ được đổi khác, do thời cuộc, chính trị, chế độ... v.v & v.v. 

Nhưng định nghĩa Sinh Ngữ (Living Language) theo mình hiểu (đến từ từ điển Hoàng Phê hay từ điển Anh ngữ) chưa bao giờ là chỉ cho hiện trạng biến đổi trong ngôn ngữ nào cả, mà đơn giản Sinh Ngữ chỉ là hiện trạng một ngôn ngữ hiện vẫn đang được dùng, chỉ vậy ! Ví dụ, tiếng Tamil qua cả ngàn năm rất ít thay đổi. Trường ca Manimekalai and Silappadikaram viết cách đây 2 ngàn năm, mà người Tamil hiện thời vẫn có thể đọc và hiểu (xem >> https://www.quora.com/Which-languages-have-changed-the-least-in-the-last-1000-years). Nên chúng ta không thể nào lại nêu ra định nghĩa Sinh Ngữ (Living Language) là hiện trạng một số từ ngữ, cách diễn đạt xưa, giờ được đổi khác, do thời cuộc, chính trị, chế độ cả.

Còn hiện trạng một số từ ngữ, cách diễn đạt xưa, giờ được đổi khác, do thời cuộc, chính trị, chế độ mà các bạn muốn nêu ra, đó là chỉ cho hiện tượng (phenomenon) Semantic Change, mà trong Hán ngữ gọi là Ngữ Nghĩa Biến Hóa 語義變化, tiếng Việt chúng ta nôm na gọi là sự thay đổi trong ngữ nghĩa. Như vậy việc ngày xưa ở Việt Nam dùng "diễn binh" (với chữ n), ngày nay ở Việt Nam dùng "diễu binh" (với chữ u), đó là một hiện tượng Ngữ Nghĩa Biến Hóa Semantic Change rất bình thường ở mọi ngôn ngữ, chứ không có liên quan gì đến hiện trạng (current status) của ngôn ngữ ấy cả.

Nói cho chính xác hơn, là nếu ở Mỹ mà người Việt vẫn dùng thứ tiếng Việt của họ với từ "diễn binh" xưa, thì thứ tiếng Việt đó vẫn là một Sinh Ngữ, như là tiếng Việt ở Việt Nam ngày nay là một Sinh Ngữ vậy. Còn ngày nay ở Việt Nam người ta dùng "diễu binh" (với chữ u) thì đó không là sự khác nhau Sinh Ngữ / Tử Ngữ gì cả, mà chỉ đơn thuần đó là hiện tượng (phenomenon) Ngữ Nghĩa Biến Hóa Semantic Change mà thôi. Và hiện tượng này, tiếng Việt ở hải ngoại cũng có, chứ không hẳn chỉ là "đóng băng và lạc hậu" như các bạn hay ai đó suy diễn cả.

Như vậy, trước khi chúng ta sau này bước vào cuộc tranh luận học thuật về tiếng Việt bên này bên kia khác nhau ra sao, có lẽ điều cần thiết trước tiên là chúng ta cần đồng ý về định nghĩa trước, rồi tranh luận học thuật sau cũng chẳng muộn.

Mình cũng có nêu ra trường hợp này về bài viết "Đô Thị Cổ Hà Tiên" của thầy Đặng Hoàng Giang, khi mình nhận xét là trước khi độc giả đánh giá về nội dung bài viết nghiên cứu trên của thầy, thì thầy phải xem lại cách thầy định nghĩa thuật ngữ Đô Thị với "Đô là chính trị - Thị là kinh tế" có thể là dùng trong bối cảnh Hà Tiên không, vì Đô 都 còn có nghĩa chỉ đơn thuần là cư ngụ "又【正韻】居也", nên chúng ta ngày nay mới có Khu đô thị Vinhomes Riverside ở Hà Nội, chắc không thể nào là liên quan tới khái niệm "Đô là chính trị" như thầy Đặng Hoàng Giang tự suy diễn và từ đó mà viết tung lên về Hà Tiên cả.

Và theo bạn Nguyen Hoang Linh, thì ở Việt Nam, có trường hợp là nếu học trò mà viết "diễn binh" (chữ n), có thể thầy cô chấm bài viết là "sai chính tả". Nhưng trong sự việc này, viết "diễn binh" chưa bao giờ là "sai chính tả" cả, vì diễn binh vẫn còn dùng trong Sinh Ngữ tiếng Việt hải ngoại đó thôi. Đáng lý ra, thầy cô bên Việt Nam nên chú thích rằng là " "Diễn Binh" trong tiếng Việt hiện đại tại Việt Nam, qua hiện tượng Ngữ Nghĩa Biến Hóa Semantic Change, đã trở thành Diễu Binh. Em viết Diễn Binh là không sai chính tả, nhưng tại xã hội Việt Nam hiện nay, dùng từ Diễu Binh là phổ biến hơn và được nhiều người biết đến hơn. Xin em lưu ý điều đó".

Nên với những thầy cô nào đã nhận xét học trò viết "diễn binh" tại Việt Nam ngày nay là "sai chính tả", họ nên xấu hổ về sự nhận xét như thế. Vì chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định viết "diễn binh" là "sai chính tả" cả. Có chăng, là sau năm 1975, trong nền học thuật Việt Nam, "diễu binh" đã được khuyến khích dùng, nhưng ở ngoài này, người Việt vẫn dùng "diễn binh" trong tiếng Việt hải ngoại đó thôi.

Với những điều trên, mình nghĩ người Việt Nam chúng ta cần rất thận trọng trong việc tự hào / tranh luận về ngữ nghĩa tiếng Việt để đừng rơi vào tình trạng Thả Mồi Bắt Bóng - tức là ví dụ người ta dạy các bạn "tiếng Việt ở Việt Nam là sinh ngữ, nên nó biến đổi với các từ ngữ mới, còn người Việt ở hải ngoại thì dùng thứ tiếng Việt đóng băng và lạc hậu không là Sinh Ngữ", để rồi các bạn quên đi luôn cả nghĩa ngữ gốc của từ Việt ngữ, và bám vào khái niệm sai lầm Sinh Ngữ nào đó để tranh luận. Nếu bạn muốn tranh luận học thuật, như mình nói, là bạn cần trước tiên hiểu định nghĩa những gì bạn nói cho đúng và đủ trước, chúng ta đồng ý rồi tranh luận. Mong các bạn đừng biện hộ dạng "ồ, đọc câu viết phải hiểu như thế này" hay "anh đọc câu viết mà nghĩ thế là rất có vấn đề". Nếu 1 người Việt viết tiếng Việt mà lại dùng định nghĩa sai, viết thiếu ý, thì chắc người đó phải đi học thêm tiếng Việt nữa chứ, đúng không các bạn ? Lẽ nào đó lại là lỗi của độc giả là đọc mà không hiểu ? Nếu đúng là có thứ tiếng Việt quá lợi hại viết không đủ ý, viết sai định nghĩa, nhưng độc giả vẫn có thể hiểu đúng và đủ như thế, thì chắc thế giới đã không cần tới việc phát minh ra các loại khóa bảo mật cho những thông tin dùng trong app, trên mạng, trong các tài liệu tình báo rồi đúng không ? Các bạn có bao giờ nghĩ như thế không, trước khi các bạn lên tiếng là độc giả khi đọc câu văn tiếng Việt ai đó viết phải hiểu như thế ? Có khi các bạn nên về khuyên những người viết tiếng Việt như thế về mà học làm sao viết đủ ý, và viết về định nghĩa cho đúng và đủ trước tiên, rồi sau đó đổ lỗi cho độc giả đọc mà không hiểu cũng là chưa muộn mà đúng không ?

Thanks
Brian 

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo