Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ CÓ PHẢI ĐỊA DANH CAO BẰNG ĐÃ ĐƯỢC ĐỌC LÀ CAO BẰNG THỜI LÊ TRUNG HƯNG KHÔNG ?

Về có phải địa danh Cao Bằng đã được đọc là Cao Bằng thời Lê Trung Hưng không ?  (1) Phổ biến nhất ngày nay là bắt đầu từ cách giải thích củ...

Về có phải địa danh Cao Bằng đã được đọc là Cao Bằng thời Lê Trung Hưng không ? 

(1) Phổ biến nhất ngày nay là bắt đầu từ cách giải thích của cố GS Ngô Đức Thọ, trong quyển Chữ Húy của ông, rằng là địa danh Cao Bằng 高平 vốn đọc là Cao Bình, nhưng đến thời Tây Sơn, vì sự kỵ húy chữ Bình của vua Quang Trung, nên đổi lại từ Cao Bình thành ra Cao Bằng. Và ông để nguồn là việc này đến từ sự giải thích trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí  

(2) Tuy nhiên, theo thầy Đinh Văn Tuấn (xem >> https://www.facebook.com/hauhoc.nguyen.1/posts/3249413551957795), thì khi thầy dò lại bộ Đại Nam Nhất Thống Chí bản Hán ngữ, thì không hề có đoạn nào viết "Đời Tây Sơn gọi là Cao Bằng" cả. Mà thật ra, đoạn văn "Đời Tây Sơn gọi là Cao Bằng" là do 2 cán bộ dịch giả Phạm Trọng Điềm / Đào Duy Anh đã tự ý thêm vào khi dịch bộ Đại Nam Nhất Thống Chí sang Việt ngữ. Và có thể do cố GS Ngô Đức Thọ đã đọc bản dịch Việt ngữ Đại Nam Nhất Thống Chí này, nên tin là có đoạn "Đời Tây Sơn gọi là Cao Bằng", thành ra ông đã dùng để làm bằng chứng để khẳng định có việc "Đời Tây Sơn gọi là Cao Bằng". Vậy thuyết về địa danh "Cao Bằng có từ đời Tây Sơn" của GS Ngô Đức Thọ là không thể tin được.

(3) Và cũng trong bài viết trên, thầy Tuấn đã dựa vào những gì được viết trong Từ Điển Việt Bồ La có viết chữ Việt thời ấy đọc là "công bằng", và nhất là trong tấm bản đồ Royaume d’Annan Comprenant Les Royaumes de Tumkin et de la Cocinchine vẽ khoảng năm 1651 có chép tên địa danh CAV BANG (Cau Bang), mà thầy khẳng định đó là tên địa danh Cao Bằng đã có từ thời chúa Trịnh Tùng

(4) Và theo một nhà nghiên cứu tên là Nguyễn Cung Thông, trong bài viết "Những mảnh vụn ngôn ngữ và lịch sử: tiếng Việt từ thời LM de Rhodes - niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng, chúa Bằng ở kinh đô" (phần 29)" (xem >> http://conggiao.info/nhung-manh-vun-ngon-ngu-va-lich-su-tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes---nien-hieu-long-thai-va-chua-khanh-o-cao-bang-chua-bang-o-kinh-do-phan-29-d-60262#_ftn4), thì ông cũng khẳng định "...tài liệu trên còn cho thấy cách dùng Ciua bang hay chúa Bằng - tước hiệu của Trịnh Tùng bắt vua Lê phong cho mình là Bình An Vương (平安王) tại vị từ năm 1570 đến 1623. Người viết/NCT chưa đọc được một tài liệu tiếng Việt nào ghi nhận cách gọi đặc biệt này nhưng sự hiện diện của cách gọi này qua ghi nhận của LM de Rhodes cho thấy ảnh hưởng của Trịnh Tùng rất lớn trong dân gian. Ngoài ra chữ bình 平 đã đọc là bằng trong các cách dùng như Cao Bằng 高平 (trong bản đồ, VBL, các bản báo cáo cùng thời)."

Như vậy, cả 2 nhà nghiên cứu Đinh Văn Tuấn và Nguyễn Cung Thông đều cho rằng địa danh CAV BANG cần được đọc là Cao Bằng, và do đó cái tên Cao Bằng đã xuất hiện muộn nhất là khi có bức bản đồ 1651 trên

Nhưng mặc dù khẳng định như thế, chúng ta lại không thấy cả 2 nhà nghiên cứu trên cho biết là tại sao từ Hán Việt 平 Bình lại do việc kỵ húy mà có thể đổi sang từ Nôm Bằng 平 ? Và đáng ngờ hơn nữa, là tại sao địa danh Cav Bang lại có thể đọc là Cao Bằng mà không là Cao Bàng chẳng hạn ?

Và mình chịu khó có tra lại bộ Khang Hy Tự Điển chữ 平 (xem >> https://www.zdic.net/hans/%E5%B9%B3), thì hóa ra ngoài cách đọc âm Hán Việt là Bình, thì chữ 平 còn được đọc phiên thiết là Bàng [又叶皮陽切,音龎]. 

Vậy thì rất có thể cái tên địa danh CAV BANG trong bản đồ năm 1651 chính là cách đọc Hán Việt Cao Bàng, chứ không phải là Cao Bằng như 2 nhà nghiên cứu trên đã khẳng định như thế.

Và có lý hơn, nếu đúng là có sự kỵ húy tước 平 Bình của ngài Trịnh Tùng, thì việc kỵ húy này có lẽ đã dẫn đến kết quả là vào lúc đó, người ta cần đọc trại âm Hán Việt 平 Bình [蒲明切,音苹] thành ra âm Hán Việt Bàng [又叶皮陽切,音龎], dẫn đến tên địa danh Cao Bình đọc trại thành ra Cao Bàng, và được ngài Alexandre de Rhodes viết chính xác tên địa danh là CAV BANG (aka Cao Bàng), chứ không phải là đổi từ cách đọc Hán Việt Bình ra thành cách đọc Nôm Bằng, và đọc trại luôn tên địa danh thành ra là Cao Bằng 

Và sẵn luôn, chữ 龎 Bàng này, cũng viết là 龐, có nghĩa là khổng lồ, cao lớn, bạn thường quen với chữ 龎/龐 Bàng này với họ Hồng Bàng của người Việt đó.

Nên có khi, tên địa danh này có nguồn gốc đọc Hán Việt là Cao Bình 高平 thời Hậu Lê Hồng Đức, rồi đổi sang đọc Hán Việt là Cao Bàng 高平 thời Lê Trung Hưng, còn cái tên Cao Bằng là sản phẩm sau này, và nó lại nên thuộc về một bài viết khác.

Và như thế, dựa vào bản đồ năm 1651, chúng ta rất có thể đưa ra thêm 1 ý kiến khác - đó là thời Lê Trung Hưng, do sự kỵ húy của tước Bình An Vương của chúa Trịnh Tùng, mà địa danh Cao Bình 高平 đã bị đọc trại đi thành ra Cao Bàng 高平, và có thể tên của chúa Trịnh cũng được đọc trại đi là chúa Bàng (viết trong chữ Latin Ciüa Bang), chứ không đọc trại đi là chúa Bằng như nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông đã khẳng định vậy

Mời các bạn tham khảo

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời các bạn lên tiếng để chúng ta cùng học hỏi

Thanks
Brian
Cav Bang - nên đọc là Cao Bàng, chứ không phải Cao Bằng

Đoạn văn thầy Tuấn nêu ra về sự cố cố GS Ngô Đức Thọ đã đọc đoạn "Đời Tây Sơn gọi là Cao Bằng" do 2 cán bộ dịch giả Phạm Trọng Điềm / Đào Duy Anh tự ý chú thích vào khi dịch thuật








Không có nhận xét nào

Quảng Cáo