Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

CÁC SỰ KIỆN NGỤY TẠO HOẶC TƯỞNG TƯỢNG TRONG BÀI VIẾT VỀ QUAN HỆ ANH VIỆT CỦA TS TRẦN NGỌC DŨNG

Các sự kiện ngụy tạo hoặc tưởng tượng trong bài viết về Quan Hệ Anh Việt của TS Trần Ngọc Dũng #condore_island_massacre_1705 #tran_ngoc_dung...

Các sự kiện ngụy tạo hoặc tưởng tượng trong bài viết về Quan Hệ Anh Việt của TS Trần Ngọc Dũng

#condore_island_massacre_1705 #tran_ngoc_dung

Đó là bài Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh mà bạn có thể đọc tại đây >> https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Quan-he-Anh-%E2%80%93-Viet-truoc-nam-1858-Goc-nhin-cua-nguoi-Anh-14018

Các sự kiện ngụy tạo hoặc tưởng tượng trong bài viết về Quan Hệ Anh Việt của TS Trần Ngọc Dũng

Trong bài viết này, thầy TS Trần Ngọc Dũng (từ đây xin viết tắt là thầy TND) khẳng định:

****

(1) "Chúa Nguyễn đã gửi thư cho người Anh năm 1703 với đề nghị, thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông cũng khẳng định được yêu cầu về chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia sau đó khi Anh ngó lơ lời đề nghị hợp tác. Năm 1705 chúa Nguyễn đã giao cho Trấn thủ dinh Trấn Biên, Trương Phúc Loan, kết hợp với người dân Côn Đảo và nô lệ người Mã Lai tấn công và tiêu diệt toàn bộ pháo đài của người Anh (Danny, 2011)"



Nhưng bài nghiên cứu The Destruction of the English East India Company Factory on Condore Island, 1702-1705 (tạm dịch - Vụ phá hủy thương điếm Đông Ấn của người Anh trên đảo Condore, 1702-1705) của học giả Danny Wong Tze-Ken, mà thầy TND đã cho biết là nguồn được trích dẫn (Danny 2011), không hề có đoạn nào chép về việc "Chúa Nguyễn đã gửi thư cho người Anh năm 1703 với đề nghị, thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông cũng khẳng định được yêu cầu về chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia sau đó khi Anh ngó lơ lời đề nghị hợp tác" như thầy TND khẳng định cả.



Mà thật ra, trong bài viết The Destruction, học giả Danny Wong Tze-Ken chỉ viết là sau khi chúa Nguyễn gởi thư năm 1703 đến cho người Anh về việc triều đình Đàng Trong CHẤP THUẬN cho người Anh được phép lập thương điếm ở Côn Đảo, được miễn thuế, với yêu cầu kèm theo là 3 điều kiện ngoại giao (đó là - hỗ trợ việc dẹp nạn cướp biển, ăn nói lịch sự và ăn mặc chỉnh tề khi tương tác với triều đình Đàng Trong, và người Anh cần cho phép quan lại Đàng Trong lên và khám tàu), thì sau đó vào năm 1705, lại diễn ra việc thảm sát người Anh ở Côn Đảo rất khó hiểu. Học giả Danny Wong Tze-Ken không hề khẳng định là sau năm 1703, có việc Chúa Nguyễn nào đó "...cũng khẳng định được yêu cầu về chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia sau đó khi Anh ngó lơ lời đề nghị hợp tác" như thầy TND thuật lại vậy.



Và đáng nói hơn, là chính học giả Danny Wong Tze-Ken đã kết luận về vụ vụ thảm sát người Anh ở Côn Đảo rằng là "No satisfactory answer can be found for the sudden Nguyễn hostility to the English factory on Pulo Condore. The letter of the Nguyễn Lords clearly demonstrated the willingness of the Nguyễn to engage the English in trade, and could hardly suggest otherwise." (Brian Wu tạm dịch - Không có câu trả lời thỏa đáng nào được tìm thấy cho sự thù địch đột ngột của triều Nguyễn [Đàng Trong] đối với thương điếm của người Anh trên Pulo Condore. Bức thư của các chúa Nguyễn [năm 1703] đã thể hiện rõ ràng sự sẵn lòng của triều Nguyễn [Đàng Trong] trong việc giao thương với người Anh, và chúng khó có thể có những gợi ý nào khác).



Nên chúng ta không hiểu thầy TND đã đọc bài nghiên cứu The Destruction như thế nào mà thầy lại khẳng định có việc là sau năm 1703, chúa Nguyễn "cũng khẳng định được yêu cầu về chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia sau đó khi Anh ngó lơ lời đề nghị hợp tác" dẫn đến cuộc thảm sát Côn Đảo năm 1705 vậy ? Có lẽ thầy TND đã ngụy tạo ra sự kiện "chúa Nguyễn yêu cầu chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia" tưởng tượng nào đó nhằm nắn kiến thức độc giả Việt Nam chăng ?



Và bạn để ý luôn, là cũng không có việc "Quan hệ Anh – Việt trở nên căng thẳng, thiên hẳn sang yếu tố chính trị, quân sự với việc người Anh xây dựng pháo đài và thương điếm tại Côn Đảo giai đoạn 1702-1705 nhằm kiểm soát đường đến Trung Quốc từ phía Nam" như thầy TND khẳng định. Bởi vì đơn giản là với lá thư năm 1703 của chúa Nguyễn gởi cho người Anh trên, chúa Nguyễn đã CHẤP THUẬN cho người Anh mở thương điếm / pháo đài ở Côn Đảo và được miễn thuế. Chính học giả Danny Wong Tze-Ken còn không thể khẳng định được chính xác lý do tại sao xảy ra vụ thảm sát Côn Đảo, nên mình rất thắc mắc là thầy TND đã đọc từ các nguồn tài liệu nào để mà khẳng định có sự "căng thẳng, thiên hẳn sang yếu tố chính trị" của triều Nguyễn với người Anh ở Côn Đảo vào giai đoạn 1702-1705 vậy ? Hay đó là do thầy tự ngụy tạo sự kiện để nắn kiến thức độc giả Việt Nam chăng ?

 

****

(2) "Vai trò của Việt Nam chính là cung cấp những "cứ điểm" khống chế toàn bộ vùng biển Đông Nam Á"



Chúng ta cũng không biết thầy TND đã dựa vào đâu để mà khẳng định là vào cuối thế kỷ XVII, người Anh coi Việt Nam là nơi "cứ điểm" khống chế toàn bộ vùng biển Đông Nam Á ?



Chứ còn theo bài viết The Deconstruction, thì việc người Anh lập ra thương điếm ở Côn Đảo vào khoảng giữa năm 1702 nó chỉ đơn giản nằm ở 3 điều sau đây:



(a) Thương điếm ở Đàng Ngoài của người Anh đã bị đóng cửa vào năm 1697



(b) Do các lý do chính trị kinh tế khác nhau, người Anh (mà ở đây là vị chủ tịch khu vực Trung Quốc Allen Catchpoole) đã quyết định dời thương điếm Chusan (Zhoushan / 舟山 / Chu Sơn) ở Chiết Giang Trung Quốc đi nơi khác



(c) Quyết định dời thương điếm từ Chusan Trung Quốc sang Côn Đảo của người Anh có thể là vì 2 lý do:



. Trước đó, Thomas Bowyear đã thành công trong việc được triều đình Đàng Trong cho phép mở thương điếm Anh quốc tại Đàng Trong



. Quan trọng hơn, là dựa vào lời đề nghị vào năm 1696 của Thomas Bowyear đến công ty Đông Ấn Anh, về việc thiết lập mối quan hệ giao thương với chính quyền Cao Miên vào thời này



Và một lý do nữa, mà bài viết The Deconstruction không nhắc đến, nhưng chúng ta ai đọc sử cũng biết, đó là từ xưa, Côn Đảo đã là một địa điểm hải cảng dừng chân quen thuộc của người Tây phương



Và khi người Anh lập ra thương điếm Côn Đảo thì họ muốn gì ? Cũng luôn trong bài The Destruction, học giả Danny Wong Tze-Ken viết như thế này "Throughout its existence, the settlement or Island served as a port of call at which the East India en route to China reported for orders and for exchange of commerce intelligence. A fort had been built to serve as the center of activities" (Brian Wu tạm dịch - Trong suốt thời kỳ tồn tại của nó, khu định cư Côn Đảo đóng vai trò của một bến cảng mà (các tàu thuyền của công ty) Đông Ấn trên đường đến Trung Quốc báo cáo về các đơn đặt hàng và trao đổi về các thông tin thương mại. Một ngôi đồn (fort) đã được dựng lên để làm nơi trung tâm của các hoạt động)"



Như vậy việc lựa chọn Côn Đảo của người Anh đơn giản là để lập thương điếm, dựng đồn thay thế cho thương điếm Chusan bên Trung Quốc, và để các tàu thuyền công ty Đông Ấn có thể ghé lại, trao đổi tin tức, đơn hàng, v.v, chứ làm gì có việc "khống chế toàn bộ vùng biển Đông Nam Á" đâu bạn ? Mà trong bài viết The Destruction, học giả Danny Wong Tze-Ken còn cho chúng ta biết là theo bộ Gia Định Thành Thông Chí, thì người dân ở Côn Đảo còn phải nhập cảng lúa gạo làm lương thực, thì làm sao với một khu vực như thế, người Anh lại đi lập làm "cứ điểm khống chế toàn bộ vùng biển Đông Nam Á" vậy ? 



Và làm sao mà chỉ từ việc người Anh muốn lập thương điếm ở Côn Đảo mà thầy TND tán ra luôn thành "Vai trò của Việt Nam chính là cung cấp những "cứ điểm" khống chế toàn bộ vùng biển Đông Nam Á" được vậy ? Vào cuối thế kỷ XVII / đầu thế kỷ XVIII, Đàng Ngoài thì khỏi nói, chắc không thể nào là "cứ điểm khống chế toàn bộ vùng biển Đông Nam Á" rồi, còn Đàng Trong thì sao ? Thì ngoài khu vực Huế ở miền Trung ra, thì ở miền Nam Việt Nam, chỉ có khu vực Kampot (Hà Tiên) / Bassac của vương quốc Cao Miên là nơi giao thương quốc tế, chứ làm gì có khu giao thương quốc tế nào trong phủ Gia Định của vương quốc Đàng Trong của người Việt Nam đâu ? Thế thì cái câu xác nhận "Vai trò của Việt Nam chính là cung cấp những "cứ điểm" khống chế toàn bộ vùng biển Đông Nam Á" của thầy TND là từ nguồn sử liệu nào vậy ? Năm 1698 theo sử Việt, thì người Việt mới lập phủ Gia Định nho nhỏ ở miền Nam, chứ có lấy được cả miền Nam đâu ? Thế thì lấy đâu ra có một Việt Nam "cứ điểm" quan trọng khống chế vùng Đông Nam Á vậy ? Viết như thế, chả phải là một dạng lập luận tưởng tượng "Dạ Lang Tự Đại" của các học giả Việt Nam thời nay đấy ư ?



****



Đáng sợ nhất, là trong bài viết The Destruction, học giả Danny Wong Tze-Ken có viết rất rõ về sự quan trọng của Cao Miên (trong việc ngài Thomas Bowyear lúc ở Phú Xuân năm 1796, đã được sứ Cao Miên khuyến khích tới làm ăn với Cao Miên, với việc công ty Đông Ấn Anh lập thương điếm Côn Đảo do đề nghị của Thomas Bowyear liên quan tới việc thiết lập thương mại với Cao Miên, trong việc triều đình Đàng Trong giật dây vụ thảm sát người Anh ở Côn Đảo năm 1705 có thể do vì họ Nguyễn lo sợ người Anh liên minh quân sự với Cao Miên). Thế mà làm thế nào, trong bài viết Quan Hệ Anh Việt của thầy TND, thầy xóa hết những điều liên quan tới Cao Miên này, và lại nắn kiến thức độc giả Việt Nam là lý do đằng sau cuộc thảm sát Côn Đảo của người Anh là đến từ việc chúa Nguyễn nào đó "yêu cầu chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia" tưởng tượng vậy ? 



Tại sao các TS Việt Nam, những người đi tu nghiệp luôn ở nước ngoài, mà khi viết về lịch sử Đàng Trong thế kỷ XVII/XVIII, họ cố tình xóa hết những gì liên quan đến Cao Miên (mà ở ngoài này người ta đã nghiên cứu và cho đọc miễn phí bao nhiêu năm rồi) vậy ? Tại sao các TS Việt Nam vẫn tiếp tục dùng cách phân tích cắt xén, ngụy tạo, xóa sạch những gì liên quan tới Cao Miên khi họ viết bài nghiên cứu cho độc giả Việt Nam đọc vậy ? Nếu ngay cả các TS Việt Nam đã tu nghiệp ở nước ngoài, mà khi về Việt Nam, bản thân họ khi viết bài nghiên cứu cắt xén lịch sử như thế, thì cho đến bao giờ người Việt mới có thể nghiên cứu sử đúng đắn để gia nhập vào cộng đồng nghiên cứu sử học thế giới nhỉ ? 



Các bạn tải bài viết The Destruction of the English East India Company Factory on Condore Island, 1702-1705 ở đây >> https://abc.com/file/d/1xIcgD1ltVHS2ATUd0GCpiMlgmR3Fd8bA/view?usp=sharing (bạn thay https://abc.com với https://drive.google.com)



Mời các bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời các bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian



P.S: Bạn lưu ý luôn là vị quan Trấn Biên tên là Trương Phước Phan, chứ không phải là nhơn vật Trương Phúc Loan như thầy TND đã khẳng định trong bài viết Quan Hệ Việt Anh nha


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo