Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Những câu chuyện xung quanh ngày 30/4/1975: CẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ!

Những câu chuyện xung quanh ngày 30/4/1975: CẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ! Cuộc chiến “Huynh đệ tương tàn” đã lùi xa cách nay 47 năm...

Những câu chuyện xung quanh ngày 30/4/1975:
CẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ!

Cuộc chiến “Huynh đệ tương tàn” đã lùi xa cách nay 47 năm. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng  một số vấn đề  xảy ra vào trưa ngày 30/4 lịch sử ấy tại Dinh Độc Lập  đến nay còn gây tranh cãi. Đó là:

1. Chiếc xe tăng nào húc đổ cánh cổng chính  Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

2. Ai là người soạn thảo văn bản đầu hàng cho Tổng thống  VNCH Dương Văn Minh?

3. Có hay không việc đại úy Phạm Xuân Thệ đã “bắt sống Dương Văn Minh và nội các của ông ta vào trưa ngày 30/4/1975?

Trong những ngày này, các phương tiện truyền thông đang mở hết công suất để ca ngượi  cái gọi là “Giải phóng miền Nam”, mà đỉnh điểm là những sự việc diễn ra tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Điều buồn cười là những tranh cãi và  giành giật công lao này diễn ra từ  “phe ta,” tức “bên thắng cuộc”. Cho đến nay tuy một số người trong cuộc đã chết, nhưng  nhiều nhân chứng lịch sử  vẫn sống sờ sờ ra đấy. Vậy mà một số  sự thật lịch sử đến nay vẫn bị những đám mây hắc ám cố tình làm lu mờ và che khuất.

Thứ nhất:Chiếc xe tăng nào húc đổ cánh cửa chính của Dinh Độc Lập?
Một thời gian dài, trong những tài liệu chính thống  được công bố, đều cho  rằng chiếc xe tăng mang số hiệu 843 đã húc đổ cánh cổng chính Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/1975. Nhưng sự thật lại không phải như vậy.

Mãi đến năm 1995, sự thật mới được hé lộ khi có một  nhân viên Bộ Ngoại giao  VN  đến phòng tranh của bà Francoise de Mulder ở Pháp. Tại đây, ông nhìn thấy bức ảnh xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập.vLúc đó chưa có  người VN nào quay lại được những hình ảnh đầu tiên ấy.

Khi được Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm mời đến thăm VN, bà Francoise de Mulder đã tặng lại bức ảnh này cho VN với điều kiện cho bà gặp 4 người lính xe tăng năm xưa trên chiếc xe 390 ấy. Và  người ta đã tìm ra 4 người lính xe tăng năm nào để trả lại đúng giá trị lịch sử của chiếc xe tăng 390 đã húc đổ cổng chính và tiến vào Dinh Độc Lập đầu tiên, nhưng bị người khác tranh công.

Lý do vì sao chiếc xe tăng số hiệu 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập lại biến thành xe số hiệu 843?Vì xe 390 do Trung Quốc sản xuất, còn xe 843 do Liên Xô sản xuất. Mà quan hệ giữa VN và TQ sau 1975 rất căng thẳng.Vì vậy mà người ta mang màu sắc chính trị phủ lên sự thật lịch sử, cố tình xuyên tạc một sự thật hiển nhiên dù rất nhiều người biết.

Thứ hai: Ai là người  đã thảo văn bản đầu hàng cho  Dương Văn Minh đọc?
Kể từ sau 30/4/75, mọi nguồn thông tin chính thống đều xác nhận Trung tá Bùi Văn Tùng, chỉnh ủy lữ đoàn tăng thiết giáp 203 là người soạn thảo văn bản đầu hàng.

Mọi sự rắc rối bắt đầu từ năm 1985, khi một bài báo của nhà báo Đào Văn Sử đăng trên báo QĐND, khẳng định rằng đại úy Phạm Xuân Thệ mới chính là người bắt giữ nội các Dương Văn Minh và đưa ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. 

Cũng  từ năm 1985, ông Phạm Xuân Thệ bắt đầu xuất hiện trên báo chí và các cuộc hội thảo, cũng với tư cách một nhân chứng lịch sử và cũng khẳng định chắc nịch rằng chính ông đã trực tiếp thảo văn bản đầu hàng để Dương Văn Minh đọc. 

Ngày 17.1.2006, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ra thông báo kết luận: “Việc bắt tổng thống Dương Văn Minh cùng nội các ở Dinh Độc Lập và áp giải sang đài phát thanh là của một số cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 do đại úy Phạm Xuân Thệ chỉ huy. Đại úy Phạm Xuân Thệ cùng cán bộ Trung đoàn 66 đã tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng mới xuất hiện, và sau đó cùng tiếp tục thảo và hoàn chỉnh lời tuyên bố đó”.

Và cuộc tranh cải nảy lửa bắt đầu. 
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 30/4/2007 đã có bài như bản tuyên cáo hùng hồn với tựa đề:"Ông Tùng đã thảo văn kiện đầu hàng"
“Trong phần tường thuật dưới đây, nhà báo chuyên nghiệp Borries Gallasch đã trả lời một cách chắc chắn về vấn đề gây tranh cãi hàng chục năm qua: 
người đã thảo lời tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh”.

Bài báo còn cung cấp thông tin thú vị là: “Trong khi xem xét hiện vật ở bảo tàng quân đoàn, phóng viên Tuổi Trẻ đã sửng sốt khi nhìn thấy bản thảo lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh. Đó là hai trang giấy pơluya màu xanh, nhăn nhúm và lấm lem bụi đường. Nhìn nét chữ thì biết ngay của chính ủy  Bùi Văn Tùng, và cán bộ bảo tàng cũng xác nhận điều đó.Nhưng khi pv muốn sao chụp, ghi hình tư liệu này thì tuyên huấn quân đoàn đã không đồng ý”
(https://tuoitre.vn/ong-tung-da-thao-van-kien-dau-hang-199063.htm)

Như để tiếp sức cho cuộc chiến này, báo Phunutoday ra ngày 01/05/2011 có bài: “  Tình yêu vợ chồng nhà báo CHLB Đức, chứng nhân sự cáo chung chế độ Sài Gòn”. Theo đó: “nhà báo Borries Gallasch, là 1 trong 2 nhà báo nước ngoài có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975”(nhà báo còn lại là bà Francoise de Mulder , người đã chụp bức ảnh xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập). 

Vợ nhà báo Borries Gallasch đã tặng cho VN quyển sách “Thành phố Hồ Chí Minh - giờ khắc số 0 - những phóng sự kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”,đã xuất bản tại CHLB Đức từ tháng 9/1975 .Trong  những tư liệu lịch sử ảnh, băng ghi âm và quyển sách mà Borries Gallasch đã ghi lại tại thời khắc chuyển giao chế độ Sài Gòn, cho Trung tá Bùi Văn Tùng, người đã thảo Lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh .

Năm 2010, cuốn sách Thành phố Hồ Chí Minh: Giờ khắc số 0 của nhà báo Tây Đức Börries Gallasch đã được xuất bản tại Việt Nam. Ngay năm sau, bộ chính sử Lịch sử Nam bộ kháng chiến  (cũng của Borries Gallasch tặng VN) cũng hoàn thành. Cả hai đều khẳng định ông Bùi Văn Tùng chính là người đã thảo lời tuyên bố đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh.

Tờ Người Đô Thị ra ngày 16/05/2021 có bài: “Trả sự thật cho lịch sử”
Theo đó: “ngoài  bản viết tay do chính ủy Bùi Văn Tùng soạn thảo (đến nay vẫn còn được lưu giữ rất rõ ràng),với đoạn băng cassette mà nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã  ghi lại được qua sóng phát thanh thời khắc lịch sử đó…

Một sự thật khác là không hề  có chuyện “bắt sống” nội các Dương Văn Minh, bởi lúc 9 giờ 30 phút, ông Minh đã tuyên bố ngừng chiến trên Đài Phát thanh Sài Gòn: “ Yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Sài Gòn hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó” (trích băng cassette ghi âm các chương trình phát thanh của Đài Phát thanh Sài Gòn ngày 30.4.1975 do nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Nhã cung cấp).

Việc này được đại tá tình báo Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí) xác nhận. Trưa 30.4.1975, ông và kỹ sư Tô Văn Cang (thuộc cụm tình báo A.24) đều có mặt ở phòng khánh tiết Dinh Độc Lập: “Có lẽ các đồng chí bận hành quân nên không biết lúc 9 giờ 30 đã có lệnh đầu hàng. Bằng cớ khi các anh vào đây không có sự chống cự nào cả”.

Còn một sự thật khác cũng khá thú vị: Hóa ra không hề có việc xe tăng 843 “nã hai phát đạn vào Dinh Độc Lập nhưng rất may cả hai viên đạn đều không nổ”. Pháo thủ số 1 Thái Bá Minh của xe tăng 843 khẳng định trong thư gửi ông Bùi Văn Tùng: “Em không bắn phát nào, anh Thận (Bùi Quang Thận ) nói em bắn hai phát vào Dinh Độc Lập mà không nổ là anh Thận nói láo”.
 (https://nguoidothi.net.vn/tra-su-that-cho-lich-su-28601.html)

Còn một bằng chứng “không thể chối cãi”nữa  là: Báo Dân Việt ra ngày 30/4/2021, đăng bài phỏng vấn đạo diễn Bùi Viết Tùng với tựa đề: “Có những sự thật 30/4/1975, cần làm sáng tỏ để không phải xấu hổ trước lịch sử”.

Theo đạo diễn Phạm Việt Tùng, cần trả lại đúng tên cho ông Bùi Văn Tùng, người từng ngẫm nghĩ viết ra từng câu, từng chữ để buộc Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã theo đuổi suốt 25 năm, phỏng vấn các nhân vật chính, các nhân chứng quan trọng của chính quyền hai bên nhằm trả lại sự thật cho lịch sử. Ông đã được ông  Võ Văn Kiệt mách nước: "Việc này phải tìm người bên ngoài khách quan, chứ đừng tìm những người trong cuộc. Đặc biệt là các ông trong chính quyền cũ như Nguyễn Hữu Hạnh và Triệu Quốc Mạnh…”.Nghĩa là người “phe ta”không đáng tin. 
 
Ông đã  tập hợp các tư liệu có sẵn để dựng phim "Chuyện thật 30/4/1975".
“Còn ông Thệ lúc đầu tranh công treo cờ trên nóc Dinh Độc Lập với ông Thận không được, sau lại nhận là người soạn văn bản đầu hàng cho Dương Văn Minh”.

Điểu trăn trở của tác giả bộ phim là: “Tôi muốn nhắc nhở mọi người về những sự thật lịch sử không được phép lãng quên. Nhưng mỗi ngày 30/4  có đồng chí nọ lại chạy đi khắp nơi thanh minh và nhận vơ là người cắm cờ hay soạn văn bản đầu hàng thì tôi không đồng ý…. Tôi chỉ muốn ông Phạm Xuân Thệ xin lỗi ông Bùi Văn Tùng. Vì con cháu của những người nói dối sẽ đối diện với ngàn năm bia miệng”.
(https://danviet.vn/dao-dien-nsut-pham-viet-tung-co-nhung-su-that-30-4-1975-can-lam-sang-to-de-khong-phai-xau-ho-truoc-lich-su-2021043023171841.htm)
Những câu chuyện xung quanh ngày 30/4/1975: CẦN LÀM SÁNG TỎ NHỮNG SỰ THẬT LỊCH SỬ!


Câu hỏi đặt ra là tại sao sau khi nhiều sự thật lịch sử đã phơi bày.Thế nhưng  có người vẫn muốn khẳng định rằng: “Đại úy Phạm Xuân Thệ cùng cán bộ Trung đoàn 66 đã tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì trung tá chính ủy Bùi Văn Tùng mới xuất hiện, và sau đó cùng tiếp tục thảo và hoàn chỉnh lời tuyên bố đó”.

Ngoài việc ông Thệ đã là trung tướng, Anh hùng LLVT, nguyên tư lệnh quân đoàn 2 ra, thì việc bảo vệ ông Thệ đồng nghĩa với việc bảo vệ những huyền thoại khác. Như Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng; Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai; La Văn Cầu tự chặt cánh tay để xông tới; Lý Tự Trọng ra pháp trường còn đọc Nguyễn Du.v.v.

Nay nếu vạch mặt sự dối trá và bịp bợm của anh hùng Phạm Xuân Thệ ra trước bàn dân thiên hạ, làm tan vỡ ánh hào quang lấp lánh đã bao phủ lên con người này mấy chục năm nay, thì thế hệ trẻ sẽ nghĩ gì về những gương anh hùng oai phong lẫm liệt nói trên, hay cũng là những câu chuyện hư cấu như Phạm Xuân Thệ?

Xin kết thúc bai này với lời nhắn nhủ của đạo diễn Phạm Viết Tùng: “Ngoài chuyện tôn trọng sự thật, theo tôi nghĩ, lý tưởng mà người làm báo theo đuổi còn là sự trung thực. Đừng để dân thù hằn, ai oán vì mình làm sai mà không dám nhận sai…Vì con cháu những người nói dối sẽ phải đối diện với ngàn năm bia miệng”.

tn 28/4


3 nhận xét

  1. Hãy tự hỏi và suy ngẫm về cái chết và ngày chết của hcm thì đủ hiểu rõ về bịp sử , chế sử , giả sử .... của cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN !

    Trả lờiXóa
  2. Dễ hiểu khi Bùi Tùng bị hất cẳng , bị thay thế bởi phạm xuân thệ vì Bùi Tùng trốn ở lại Pháp , phản bội đảng csVN , nói xấu chủ tịch dzĩ đại hcm , dám so sánh phân tích , dèm pha hcm không yêu nước bằng TT Ngô đình Diệm ..

    Không chết là may , không bị bắt đầu thú như trịnh xuân thanh là phúc 70 đời ... đòi gì nữa ?

    Trả lờiXóa
  3. Xin đính chính post trên viết Bùi Tùng trốn ở lại Pháp .
    Người đó là Bùi Tín con ông Bùi bằng Đoàn . Chính Bùi Tín xác nhận ông ta chấp nhận Dương văn Minh đầu hàng vô điều kiện ; nay lại thêm Bùi Tùng nhâạn là chính Bùi Tùng ... rồi lại Phạm xuân Thệ cũng nhận là mình .
    Mịa khó tin quá , ba cái nhỏ như con thỏ cũng tranh giành nhau : đúng là bịa sử !!!

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo