Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về bức tượng tại Khu du lịch Cỏ Mây(BRVT): QUAN VÂN TRƯỜNG HAY TRẦN HƯNG ĐẠO?

Về bức tượng  tại Khu du lịch Cỏ Mây(BRVT): QUAN VÂN TRƯỜNG HAY TRẦN HƯNG ĐẠO? Mấy hôm nay trên cộng đồng mạng xảy ra một cuộc tranh luận vô...

Về bức tượng  tại Khu du lịch Cỏ Mây(BRVT):
QUAN VÂN TRƯỜNG HAY TRẦN HƯNG ĐẠO?

Mấy hôm nay trên cộng đồng mạng xảy ra một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi. Ấy là việc Khu du lịch Hồ Mây tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đúc tượng  Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

 Thế nhưng nhiều người cho rằng đó không phải là tượng Trần Hưng Đạo, người được nhân dân tôn sùng và gọi là Đức Thánh Trần với chiến công ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông. Mà đó là tượng Quan Vân Trường, còn có tên là Quan Vũ, một dũng tướng văn võ song toàn thời Tam Quốc bên Tàu.

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại đúc tượng một vị tướng Tàu đem thờ tại VN?

Trước sự việc trên, ông Nguyễn Quang Phi, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã có ý kiến như sau: 

Đối với việc bức tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tại KDL Hồ Mây giống hay không giống với Quan Vân Trường thì phải nghiên cứu kỹ từ nhiều nguồn tư liệu mới có thể khẳng định.
(https://1thegioi.vn/hoi-khoa-hoc-lich-su-tinh-ba-ria-vung-tau-noi-gi-ve-tuong-hung-dao-vuong-giong-quan-van-truong-180576.html)

Chúng ta đều biết rằng:Thời kỳ đỉnh cao, đế chế Mông Cổ (Mông - Nguyên) đã chinh phục được những vùng đất rộng tới hơn 24 triệu km2, thống trị khoảng 100 triệu dân trải dài từ châu Á sang tận Đông Âu.

Các bức tượng về Trần Hưng Đạo thường được mô tả là với dáng vẻ uy nghiêm hùng dũng, luôn chỉ tay hướng sông Bạch Đằng, gắn liền với chiến tích trận Bạch Đằng lịch sử.

Nó thể hiện khí phách của vị tướng lỗi lạc, được ghi nhận là một trong những vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Người đã ba lần chặn đứng tham vọng bành trướng của giặc phương Bắc, khi chúng cố mở rộng lãnh thổ xuống khu vực Đông Nam Á. Khi vó ngựa Mông - Nguyên đã chinh phục khắp châu Á, đã lần đầu tiên gục ngã trước Hào khí Đông A.

Còn nhân vật Quan Vân Trường được tác giả La Quán Trung môt tả trong Tam Quốc diễn nghĩa, thì mắt phượng mày tằm, tay cầm thanh long đao, cưỡi ngựa Xích thố..v.v.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nghệ thuật là sáng tạo, là tưởng tượng. Tại VN không thiếu những nơi thờ người Tàu. Như tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám ở HN thờ Khổng tử từ bao đời nay đó sao.

Hay như bức tượng Lý Thái Tổ tại Hồ Hoàn Kiếm(HN), nhiều người bảo giống Tào Tháo bên Tàu. Và tượng Lý Thái Tổ được dựng ở vườn hoa Chí Linh, theo nhận xét của học giả Nguyễn Văn Huyên: Chỉ xét về mặt cơ thể học, đã không phải chủng tộc người Việt, vì ăn vận triều phục của phong kiến Trung Hoa. Cũng chiếc mũ bình thiên của Tần Thủy Hoàng đế. Cũng chiếc áo thụng, hoa văn rồng, dài tới chân, cửa tay áo rộng thêng thang có thể bỏ lọt một đứa trẻ..v.v.

Kể cả nhân vật không có thật là Lê Văn Tám, mà cũng được dựng tượng khắp nơi đó sao. 

Tóm lại bức tượng tại KDL Hồ Mây tại BRVT dù có là Trần Hưng Đạo nay lại thành ra  Quan Vân Trường thì cũng không quan trọng. Vì quan hệ giữa VN và TQ là “môi hở răng lạnh”, là Anh bạn vàng Bốn tốt. Hay nói như Tố Hữu rằng: “Bên ni biên giới là mình?Bên kia biên giới cũng tình quê hương”(Đường sang nước bạn).

Như vậy có thể hiểu rằng những người làm tượng Quan Vân Trường tại KDL Hồ Mây đã “đi trước đón đầu” trong quá trình xóa nhòa biên giới các quốc gia, để thực hiện giấc mơ “Bốn phương vô sản đều là anh em ”.

Vậy thì có thể coi nhân vật Quan Vân Trường cũng là…”quân mình”. Và việc đúc tượng thờ bây giờ tuy có hơi sớm. Nhưng biết đâu sau này nó lại được khen, vì đã biết đi trước thời đại?

Thao Ngoc 17/4






Không có nhận xét nào

Quảng Cáo