Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về truyện Thạch Sanh của Việt Nam có thể là đến từ truyện dân gian Trung Quốc như thế nào

Về truyện Thạch Sanh của Việt Nam có thể là đến từ truyện dân gian Trung Quốc như thế nào  Mời các bạn nào mà biết đọc Anh ngữ, tải và đọc l...

Về truyện Thạch Sanh của Việt Nam có thể là đến từ truyện dân gian Trung Quốc như thế nào 

Mời các bạn nào mà biết đọc Anh ngữ, tải và đọc luôn bài nghiên cứu rất hay, được viết vào năm 1970, bởi một học giả Trung Hoa, giảng dạy tại Mỹ đương thời, có tên là Đinh Nại Thông (丁乃通 - Nai-tung Ting). 

Bài viết này có tên Anh ngữ là "AT Type 301 in China and Some Countries Adjacent to China: A Study of a Regional Group and its Significance in World Tradition", tạm dịch là "[Về loại truyện cổ tích dân gian thuộc loại] AT Type 301 ở Trung Quốc và tại một số quốc gia tiếp giáp với Trung Quốc: Một nghiên cứu về nhóm khu vực [có cùng chung tích truyện] và tầm quan trọng của Nhóm Khu Vực [có cùng chung tích truyện này] trong Truyền thống Thế Giới".

Bạn tải tại đây >> https://drive.google.com/file/d/16lRHCuJIHttsEg3lGOFgbF9lLpdviJEN/view?usp=sharing

Trong bài nghiên cứu rất đáng nể này, học giả Nai-tung Ting đã chỉ ra về mô típ loại truyện AT Type 301 [mô típ truyện này là cứu công chúa bị bắt cóc] trong 50 phiên bản truyện khác nhau ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng, Đài Loan và Bắc & Nam Việt Nam (lưu ý - vì năm 1970 lúc mà bài nghiên cứu này được cho đăng ra, Việt Nam vẫn còn có 2 chế độ và quốc gia khác nhau)

Riêng về phần các phiên bản truyện tại Việt Nam, thì có 3 phiên bản là 48 (Bắc Việt Nam), 49 (Nam Việt Nam), 50 (Nam Việt Nam), và xem ra thì truyện Thạch Sanh của Việt Nam mà chúng ta biết, chính là phiên bản 48 (Version 48 - xem trang 74). Học giả Nai-tung Tingcho biết phiên bản 48 này là truyện nằm trong quyển sách có tiêu đề là The First Mosquito (Con Muỗi Đầu Tiên) do NXB Ngoại Văn xuất bản năm 1958, trang 15-31. Xem qua cốt truyện do học giả Nai-tung Ting tóm tắt, chúng ta thấy phiên bản 48 này có cốt truyện hoàn toàn giống truyện Thạch Sanh. Mình xin tạm dịch cốt truyện phiên bản 48 này như sau (và bạn nào có quyển Con Muỗi Đầu Tiên do NXB Ngoại Văn xuất bản năm 1958, xin chụp lại trang 15-31 để chúng ta cùng so sánh):

****

Version 48. Here is again a 301A version, which resembles strongly version 26. The hero, an orphan brought up in the wild, was persuaded to meet a serpent by his sworn brother, who was required to give himself up to the ferocious reptile and thus wanted the orphan to die in his stead. The orphan killed the serpent but upon learning from his sworn brother that the serpent had been the king's favorite, fled bade to the mountains, leaving his sworn brother to claim all the credit and become a general in the army. It happened then that the princess was due to choose a mate. She rejected all the suitors assembled in her palace, only to be carried away one day by an eagle while piddng flowers in the garden. The eagle flew over the hut of the orphan, who injured it with an arrow and followed the trait of its blood to a deep cavern. Then he informed his swom brother of these facts, and led the latter to the opening. The rest of this version takes after version 43. After being delivered by the King of Waters, who gave him a magic flute, the hero was imprisoned by the villain. The princess, who had refused to speak for months, heard the sound of music from the prison, and suddenly told her father the truth. Thus our hero was married to the princess and made the commander of the armies. The impostor was forgiven, but struck by lightning on his way home and turned into a beetle.

I j + Ilgi + Illabc + IV ab + Vah + VIg = 301A

Tạm dịch Brian Wu:

Phiên bản 48. Một lần nữa, đây lại là loại [truyện cổ tích dân gian] 301A, hoàn toàn giống với truyện trong phiên bản 26 [Brian chú: phiên bản 26 là truyện có nguồn gốc từ Tô Châu, Giang Tô, và truyện này có mặt trong quyển sách được tái bản vào năm 1894 có tên là Yün Chung lo hsiu-hsieh]. Người anh hùng, một đứa trẻ mồ côi lớn lên trong hoang dã, đã được một người anh em kết nghĩa thuyết phục đi nạp mạng cho một con xà tinh (serpent), vì người anh em kết nghĩa này đã bị buộc phải nạp mạng cho con xà tinh hung dữ (này) và do đó hắn ta muốn anh chàng mồ côi chết thay cho mình. Anh chàng mồ côi này đã giết chết con xà tinh nọ nhưng khi người anh em kết nghĩa cho anh ta biết rằng con xà tinh là vật yêu thích của nhà vua, thì anh chàng mồ côi lại bỏ trốn lên núi, để lại người anh em kết nghĩa cướp hết công lao và được phong chức tướng quân. Sau đó, lại xảy ra việc nàng công chúa kén chồng. Nàng đã cự tuyệt mọi kẻ cầu hôn nơi cung điện, nhưng lại bị đại bàng cắp bắt đi khi nàng đang hái hoa trong vườn ngự uyển. Đại bàng bay qua túp lều của anh chàng mồ côi, và nó bị anh ta bắn bị thương, rồi anh chàng lần dò theo vết máu của nó đến nơi (hang) động sâu thẳm. Sau đó, anh chàng mồ côi thông báo lại cho người anh em kết nghĩa của mình về việcnày, và dẫn người này đến hang động đại bàng.. Phần cốt truyện còn lại của phiên bản 48 này là dựa vào phiên bản 43. Sau khi được vua Thủy Tề cứu, và tặng cho cây sáo thần, người anh hùng đã bị bắt giữ bởi nhơn vật phản diện [aka người anh em kết nghĩa]. Tuy nhiên, khi nàng công chúa, người đã từ chối nói chuyện trong nhiều tháng, nghe được tiếng sáo từ nhà tù, đã bật nói cho cha cô, tức đứa Vua, về sự thật [cô đã được giải cứu như thế nào]. Kết quả là vị anh hùng của chúng ta đã được kết hôn cùng công chúa và làm vị tổng chỉ huy quân đội. Còn kẻ mạo danh thì được tha thứ, nhưng bị sét đánh trên đường về và biến thành một con bọ hung.

[Đây là dạng truyện] I j + Il gi + Ill abc + IV ab + V ah + VI g = 301A

****

Và học giả Nai-Tung Ting còn nhấn mạnh

****
This is also true of versions 48 and 49, both of which resemble version 26 very closely in the first half. The impostor in the Vietnamese tales is also a malicious schemer, once defeated by the hero in combat and pretending to be his sworn brother but actually waiting for an opportunity to wreak vengeance. The hero was also talked into fighting and killing a gigantic serpent, for which exploit the villain assumed credit and became a high official. The princess, too, was not kidnapped until she had gone through the ceremony of choosing a mate. The ending of the Vietnamese tales, to be sure, resembles rather that of version 43 in that the hero was thrown into a dungeon. But his plaintive music (sighs only in version 43) reached the princess' ears and brought about his release. Yet on the whole, though, versions 48 and 49 clearly belong to the same group as version 26. The fact that a tale circulating in the Yangtze Delta could have taken such a long jump to Vietnam testifies to the pervasive and powerful influence of professional story-tellers in the development and distribution of Chinese folklore

Tạm dịch Brian Wu:

Điều này cũng đúng với phiên bản 48 và 49, cả hai đều [có nội dung] tương tự như phiên bản 26 trong nửa đoạn đầu. Kẻ giả mạo trong truyện cổ Việt Nam cũng là một kẻ mưu mô thâm độc, từng bị người anh hùng đánh bại trong trận chiến và giả làm người anh em kết nghĩa nhưng thực chất là chờ cơ hội báo thù. Người anh hùng cũng được nhắc đến trong việc chiến đấu và giết chết một xà tinh khổng lồ, và kẻ thâm độc nọ đã tiếm dụng chiến công này và trở thành một quan lại cấp cao. [Cốt truyện về] nàng công chúa cũng vậy. Nàng cũng không bị bắt cóc cho đến khi lúc chọn chồng. Và đoạn kết của truyện Việt Nam, chắc chắn rằng là, giống như phiên bản 43 ở phần người anh hùng bị ném vào ngục tối. Nhưng âm nhạc ai oán của anh ta (và ở phiên bản 43 là tiếng thở dài) đã đến tai công chúa và khiến anh ta được thả. Tuy vậy, khi xét về tổng thể, thì các phiên bản 48 và 49 rõ ràng thuộc cùng một nhóm với phiên bản 26. Thực tế là một câu chuyện lưu truyền ở đồng bằng sông Dương Tử có thể đã được đưa một bước nhảy xa đến tận Việt Nam chứng tỏ sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ của những người chuyên kể chuyện chuyên nghiệp (professional story-tellers) trong việc phát triển và phân bố của truyện dân gian Trung Quốc [đến mọi nơi].

****

Và học giả Nai-Tung Ting đã gọp phiên bản 48 vào nhóm #5 khẩu truyền Trung Hoa thuộc loại [truyện dân gian] AT 301A như thế này:

****

To sum up, one can easily discover the following groups among the Chinese oral versions of 301 A (see Map 4):
....
5. The tantzu version redaction (versions 26, 34, 48 and 49). A combination of II gi, III abc, IV ab, V ag (h in 48 and 49), II l, VI g or f.

Tạm dịch Brian Wu:

Tóm lại, người ta có thể dễ dàng phát hiện ra các nhóm sau đây trong số các phiên bản khẩu truyền Trung Hoa của loại [truyện cổ tích dân gian] 301 A (xem Bản đồ 4):
....
5. Nhóm "phiên bản Đàn Từ 彈詞 đã được soạn lại" (gồm phiên bản 26, 34, 48 and 49). Nhóm này có nội dung là sự kết hợp của II gi, III abc, IV ab, V ag (h trong phiên bản 48 và 49), II l, VI g hoặc f.

[Brian chú: Đàn Từ 彈詞 là một hình thức văn nghệ dân gian, lưu hành ở các tỉnh miền nam, Trung Quốc]

****

Theo học giả Nan-Tung Ting, thì phiên bản 26, tức là phiên bản đến từ Tô Châu, là một phiên bản Đàn Từ đã có mặt rất xưa, và đã được in lại trong sách năm 1894 mà thôi (chứ không phải phiên bản 26 mới có mặt vào năm 1894). Ông viết như sau:

****

A third evidence is the nature of the tantzu tale (version 26). The copy used by this writer (published in 1894) is admittedly a reproduction of an older, unknown edition, while it may have first appeared in the seventeenth century, when tantzu, as a form, began to achieve popularity in the Wu dialect area. As most of the Chinese professional story-tellers relied on well-known folktales and legendes for their plots, the earlier edition must have also made use of a tale that had been in circulation for many, many years.

Tạm dịch Brian Wu:

Bằng chứng thứ ba là bản chất của (loại) truyện Đàn Từ 彈詞 (tức phiên bản 26). Bản sao mà tôi sử dụng (xuất bản vào năm 1894) được thừa nhận là bản sao chép từ một ấn bản xưa hơn, chưa được biết đến, trong khi nó có thể xuất hiện lần đầu vào thế kỷ XVII, khi Đàn Từ 彈詞, với tư cách là một thể thức [nghệ thuật], bắt đầu trở nên phổ biến tại khu vực trong vùng phương ngữ Ngô [Wu]. Vì hầu hết những người kể chuyện chuyên nghiệp của Trung Quốc, đều dựa vào những câu chuyện dân gian và truyền thuyết nổi tiếng, để kể ra cho các cốt truyện của họ, nên chắc là một ấn bản sớm hơn [của phiên bản 26 này] hẳn cũng đã sử dụng một truyện [thuộc loại Đàn Từ] đã được lưu hành trong nhiều năm trước đó.

****

Và học giả Nan-Tung Ting cũng đưa ra luôn suy luận là văn chương Trung Hoa mà có truyền đến Việt Nam là điều dễ hiểu, vì việc tàu thuyền Trung Hoa đến Việt Nam thì chắc không có gì khó hiểu, và người Hoa đã đến định cư và sinh sống tại Việt Nam từ xưa thì cũng không có gì là lạ cả.

Như vậy, đọc bài nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận thấy là loại truyện cổ tích dân gian AT 301A của Trung Quốc, mà ở đây viết cho chính xác là loại truyện cứu công chúa và có nội dung tương tự như truyện Thạch Sanh, chém chằn tinh, bắn đại bàng, bị người anh kết nghĩa lừa gạt, rồi sau đó dùng lời than thở hay tiếng đàn đến tai công chúa, v.v & v.v đã đi rất xa và rộng từ Trung Quốc, đến mọi nơi.

Chúng ta hoàn toàn không hiểu là thầy Nguyễn Đổng Chi đã có bao giờ đọc bài nghiên cứu năm 1970 này chưa ? Và ông có phản biện gì không ? Chắc là không vì cho đến nay, năm 2022, người Việt Nam vẫn còn có người tin vào lời thầy Nguyễn Đổng Chi nhận xét, là có thể câu truyện Thạch Sanh này là dựa vào cốt truyện Cao Miên. Về vấn đề Thạch Sanh có liên quan đến văn chương Cao Miên này, mình có nêu ra là người đã nêu ra việc này là một ông bộ đội đi lính qua bên Cao Miên khi xưa, mà chính bản thân ông ta cũng không dám chắc và đã nhờ các nhà nghiên cứu Việt Nam xin nghiên cứu lại giùm xem nhận xét cá nhân của ông đúng không, nhưng trớ trêu thay, là thầy Nguyễn Đổng Chi lẫn các nhà nghiên cứu Việt Nam hoàn toàn không có nghiên cứu gì như ông bộ đội này yêu cầu cả, mà họ viết luôn là truyện Thạch Sanh "có thể" là đến từ văn hóa Cao Miên, rất ư là phản khoa học (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/3076629935921281).

Vậy thì nếu thầy Nguyễn Đổng Chi lẫn các nhà nghiên cứu Việt Nam chưa có ai bao giờ phản biện bài này, hoặc cả chục năm nay họ chưa bao giờ giới thiệu bài này cho bạn đọc, thì đây, mình xin chia sẻ để bạn cùng đọc và thấy là ở ngoài này, vào năm 1970, người ta đã nghiên cứu mô típ truyện "cứu công chúa" như thế nào, chứ không phải là dùng một bài viết nêu ra ý kiến cá nhân của một ông bộ đội đi lính qua Cao Miên để mà khẳng định, "truyện có thể có nguồn gốc từ văn học Cao Miên" như thầy Nguyễn Đổng Chi đã viết như thế.

Và bạn cũng để ý luôn, là theo GS Nam Sơn Trần Văn Chi, thì dị bản Hán Nôm Thạch Sanh Lý Thông được in xưa nhất là bản năm Duy Tân 6 (năm 1912) (xem >> https://vietbao.com/a293779/mot-cai-nhin-khac-ve-truyen-tho-thach-sanh-ly-thong-do-nguyen-van-sam-phien-am-va-gioi-thieu), tức là dị bản Hán Nôm 1912 này được xuất bản sau cả bản in tái bản 1894 của phiên bản 26 bên Tô Châu Giang Tô TQ. 

Và cũng rất có thể là dị bản Thạch Sanh Lý Thông bản Duy Minh Thị mà thầy Nguyễn Văn Sâm diễn âm, cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết là có niên đại vào lúc nào, là đến từ các văn phẩm dân gian ở miền nam Trung Quốc, tức là đến từ những dị bản nhóm "phiên bản Đàn Từ 彈詞 đã được soạn lại" có từ xưa, chứ không phải là truyền thuyết nào đó đến từ văn chương Việt Nam. Điều này cũng có thể dễ dàng suy luận vì:

(1) Cả hai người Duy Minh Thị (và Dương Minh Đức) đều là người Minh Hương sống ở Xóm Dầu Chợ Lớn miền Nam, nên việc họ có trong tay và biết đến các văn phẩm Trung Hoa là điều dễ hiểu

(2) Việc soạn lại và chỉnh sửa cốt truyện Thạch Sanh Lý Thông bằng Hán Nôm từ một cốt truyện đã có sẵn [bên Trung Quốc] là điều hoàn toàn có thể thực hiện bởi các nhà biên soạn kịch / thơ bản xứ (xem >> https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/3073399996244275 về ví dụ truyện The Odyssey được soạn lại bên Nhật Bổn]

Vậy dựa vào bài viết nghiên cứu này, chúng ta có thể suy luận là truyện Thạch Sanh tại Việt Nam, nhất là bản Duy Minh Thị, có thể là đến từ một truyện tương tự (ví dụ phiên bản 26) của loại truyện Đàn Từ bên TQ, và việc truyện này được nhóm Duy Minh Thị người Minh Hương ở miền Nam cập nhật lại cốt truyện rồi in ra tại Việt Nam là điều rất dễ hiểu. 

Và theo quyển sách nghiên cứu Literary Migrations - Traditional Chinese Fiction in Asia (17th-20th Centuries)", tạm dịch "Những cuộc di trú văn chương - Tiểu thuyết truyền thống Trung Hoa tại Châu Á trong giai đoạn thế kỷ XVII-XX", trong phần chú thích 18 của bài viết với tiêu đề The Influence of Chinese Fiction on Vietnamese Literature, tạm dịch "Sự ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Hoa trong nền văn học Việt Nam" tại trang 195, có viết "Some Vietnamese commentators believe that this story which is also found in Cambodia, is derived from the Tripitạka. But it should be mentioned here that this hero also appears in China. He was a popular figure in the regional theatre of Zhejiang province and many tales about him circulate among the minorities in Yunnan province. This simple example suggests that literary migrations may be more complicated than we imagine.", tạm dịch "Một số nhà bình luận Việt Nam cho rằng câu chuyện [Thạch Sanh] này cũng được tìm thấy ở Campuchia, có nguồn gốc từ Tripitạka. Nhưng ở đây cũng cần nhắc lại rằng vị anh hùng này cũng xuất hiện ở Trung Quốc. Ông là một nhân vật nổi tiếng trong thể loại nhạc kịch bản xứ ở Chiết Giang và nhiều câu chuyện về ông được lưu truyền trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam. Ví dụ đơn giản này cho thấy rằng những cuộc di trú văn học có thể phức tạp hơn là chúng ta tưởng tượng.”

Không hiểu ở Việt Nam cho đến nay, đã có ai viết được bài nghiên cứu gì về vấn đề nguồn gốc truyện Thạch Sanh chưa ? Mình viết "nghiên cứu" nghĩa là người ta có "nghiên cứu" nghiêm túc đàng hoàng, chứ không phải viết chung chung là các dân tộc ở Đông Nam Á có dạng truyện mô típ "cứu công chúa" mà không ai biết là đã có từ bao giờ. 

Tại sao chúng ta cần nghiên cứu về nguồn gốc truyện Thạch Sanh ? Vì việc này không chỉ là để trả lại cho danh chính ngôn thuận về nguồn gốc truyện Thạch Sanh, mà còn là để cho các nhà nghiên cứu Việt Nam từ nay đừng nên tưởng tượng về truyện Thạch Sanh. Ví dụ như thầy Nguyễn Văn Sâm trong buổi mạn đàm ra mắt dịch phẩm Thạch Sanh Lý Thông, có phát biểu là (xem >> https://vietbao.com/a293421/truyen-tho-thach-sanh-ly-thong-tac-pham-cua-luu-dan-chong-lai-su-so-hai-thien-nhien-noi-vung-dat-moi)

****

Tôi giải thích mấy việc trừ Chằn, trừ Mảng xà, trừ Đại Bàng, phá cũi cứu người bị giam giữ là những ước vọng trừ khử những thú dữ khi người lưu dân tiến vô rừng thiêng, vô khai phá đầm lầy của vùng đất mới phải đối phó với những khó khăn của vùng đất mới có cư dân lần đầu, đầy hùm beo rắn rít, voi tượng hữu hình và sự cô đơn sợ hãi khi đêm tối hoặc giông bão, bịnh tật là những thú dữ vô hình dễ dàng đem đến chết chóc…

Người lưu dân phải sống còn khi Nam tiến.  Đến đất mới thì phải đối đầu với những khó khăn đang chờ chực, họ cầu mong sao cho có một người hùng bằng xương bằng thịt sống bên cạnh để cứu khổ cứu nạn. Từ đó câu chuyện Thạch Sanh dần dần được kể lại như là chuyện có thiệt để người ta lấy đấy làm điểm tựa cho lòng can đảm bật dậy mà sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã của vùng đất chưa khai hoang, còn lạ lẫm.

****

Nhưng có khi sự khẳng định như thế của thầy Sâm, hoặc của các nhà nghiên cứu Việt Nam, là sự tưởng tượng mà thôi. Có khi truyện Thạch Sanh Lý Thông được soạn lại từ một truyện bên Tàu, với lý do chánh là một tập truyện thơ để mua vui cho người miền Nam, như bao nhiêu tập truyện thơ khác vậy, chứ không có liên quan gì đến "những ước vọng trừ khử những thú dữ khi người lưu dân tiến vô rừng thiêng, vô khai phá đầm lầy của vùng đất mới" như thầy Sâm nêu ra hay việc đánh chằn dọa thần gì đó trong một luận án PGS bên Việt Nam viết trời ơi đất hỡi như thế. Nếu đúng là truyện Thạch Sanh Lý Thông có nguồn gốc từ bên Tàu, và nó được những người như ông Duy Minh Thị cập nhật lại và in ra cho người Việt Nam đọc, thì việc này cũng tựa như ông Hồ Biểu Chánh lấy cốt truyện Tây mà viết lại người Việt Nam mình đọc mà thôi. Nếu như trong phiên bản 26 bên Tàu đã có việc giết xà tinh, thì chắc việc tác phẩm Thạch Sanh Lý Thông nếu đúng là copy từ phiên bản 26 việc giết xà tinh, thì hình ảnh xà tinh đó không có liên quan gì đến "những ước vọng trừ khữ những thú dữ" nào của người Việt Nam cả. Có khi các tác giả Việt Nam chỉ xào lại cốt truyện Tàu có giết xà tinh rồi in ra thành truyện mới Hán Nôm cho người Việt Nam đọc thưởng thức trà dư tửu hậu mà thôi. Truyện giết xà tinh bên Tàu chắc là không có liên quan gì đến "những ước vọng trừ khử những thú dữ" như thầy Sâm nêu ra, hay là lòng thù hận thần linh dẫn đến việc muốn giết thần như cô PTS Bích Hà viết khẳng định như thế. Có khi loại truyện này là truyện để giải trí, chứ không liên quan gì đến "tinh thần dân tộc" gì cả.

Mình cũng thắc mắc là mấy vị GS TS ngồi chấm bài luận án PTS của cô Bích Hà vào những năm 1990s đã có bao giờ đọc bài viết nghiên cứu năm 1970 này chưa, để mà họ OK với việc cô viết khẳng định là truyện Thạch Sanh là một ví dụ cho việc người dân, chuyển lòng kính sợ thần linh sang thù hận thần linh rồi đòi giết thần linh, đọc lên mà đau lòng ghê gớm luôn  

Đây mời bạn đọc và tham khảo về ở thế giới người ta đã nghiên cứu về vấn đề nguồn gốc truyện Thạch Sanh như thế nào vào năm 1970, tức là đã hơn nửa thế kỷ rồi đó bạn.

Enjoy,
Brian







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo