Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

BẠN CÓ CÒN XEM TÁO QUÂN ĐÊM 30?

Bạn có còn xem Táo Quân đêm 30? 1.Nhạt và cũ Trong ký ức của mình thì ban đầu Táo Quân là chương trình đêm 30 của HTV với các danh hài miền ...

Bạn có còn xem Táo Quân đêm 30?
Bạn có còn xem Táo Quân đêm 30?
1.Nhạt và cũ
Trong ký ức của mình thì ban đầu Táo Quân là chương trình đêm 30 của HTV với các danh hài miền Nam chứ không phải của VTV. Lũ trẻ con lúc đó với mình rất háo hức xem Táo quân. Sau này lớn lên, chẳng hiểu sao Táo quân thành chương trình “độc quyền” của VTV. Trong vài năm đầu, lứa thanh niên bạn bè mình lúc đó vẫn chờ xem Táo Quân của VTV trong đêm giao thừa. Quả thực có 1 số chương trình khá vui, ổn. Nhưng rồi thì với mình và có lẽ nhiều bạn bè (vì nhiều năm nay khi gặp nhau ngày Tết chả thấy bạn bè hay học trò hay người thân nào còn bàn chuyện Táo Quân như trước) thì Táo Quân càng ngày càng nhạt, càng cũ, từ nội dung đến hình thức đến diễn viên. Nhiều năm nay, đặc biệt từ năm các tổ chức LGBT góp ý cho Đạo diễn về hình tượng “thiếu phù hợp có thể gây hiểu sai về cộng đồng LGBT trong công chúng” của Cô (Bắc) Đẩu nhưng cả Đạo diễn và VTV đều phản hồi 1 cách rất kém nhận thức, mình đã chấm dứt coi chương trình này.
Vài ngày nay lướt Tiktok cũng thấy 1 vài trích đoạn của Táo quân năm nay, nhưng cũng lướt qua không xem vì trong 5s đầu không thấy gì bắt mắt để xem.
Nhưng thôi đó là cảm nhận chủ quan cá nhân, không quá quan trọng. Không biết rating của chương trình này còn cao không? Cao trong phân khúc nào? Có thực hiện các phỏng vấn sâu và nhóm đại diện để xem khán giả đánh giá thế nào không? Có phân tích số liệu social hearing trên các mạng xã hội để nghe xem người ta nói gì không? Ai và bao nhiêu người còn đang “ăn tụt lưỡi” cái món này đêm 30 mà cứ ăn rồi chê?
Các bạn có xem không? Thấy thế nào?

2.Ngụy biện “Không làm không được nói”

Câu chuyện ngụ ngôn của Xuân Bắc về chuyện anh con trai năm nào cũng ăn bánh trưng mẹ nấu đến tụt cả lưỡi nhưng năm nào cũng chê, được cho là ngụ ý mắng khán giả xem Táo quân, “ăn cháo đá bát”, không biết nấu bánh chưng mà dám chê người gói bánh chưng; không biết diễn Táo quân mà dám chê Táo quân.
Đây là 1 loại ngụy biện rất điển hình, hay thấy ở VN. Kiểu “không giàu bằng Phạm Nhật Vượng thì đừng có mà chê Phạm Nhật Vượng”; hay “đã làm được gì cho đất nước mà dám chê bai”.
Vì sao gọi là ngụy biện vì nó không tranh luận cụ thể dựa trên ý kiến chê Táo quân ở điểm nào ví dụ như diễn xuất, kịch bản, trang phục, ngôn từ…mà nó tấn công người nói chỉ vì người đó không biết diễn Táo quân hay không biết gói bánh chưng.
Nếu đây là cách lập luận đúng thì gần như chả có ai có quyền nhận xét cái gì. Kiểu không sản xuất được xe ô tô thì đừng chê, không biết làm phim thì đừng lên tiếng!

3. 
Bản chất vẫn là đặc sản “miến chửi- bún chửi”

Đọc bài của Xuân Bắc thì vẫn thấy đậm chất miến chửi – bún chửi – một đặc sản kỳ lạ - người bán hàng chửi khách hàng. 
Đặc sản này năm nay lây lan luôn sang cộng đồng tiktok khi sáng 30 hàng loạt người bán hoa đập hoa, đập chậu và chửi khách hàng là xấu xa vì cứ chờ đến 30 tết để ép giá. Họ không thấy rằng như bất cứ ngành nghề nào, bán không hết thì lỗi duy nhất là do bản thân mình kém. Anh bán phở không bán hết không lẽ đập nồi rồi chửi khách xấu xa vì không ăn phở anh nấu?

Xuân Bắc có lẽ đã làm được việc hay là tái định vị Táo quân thành Táo chửi – nếu thế thì nên liên doanh với miến chửi bún chửi – phát hành luôn 1 gói “chửi thập cẩm nhà Táo 2023” vừa xem Táo vừa ăn bún, đảm bảo ăn no, và nghe chửi sướng tai! Đắt phải biết!

Vũ Thế Dũng

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo