Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GỞI NHỮNG KẺ CA NGỢI "NỮ BIỆT KÍCH CẦM BÚT" DƯƠNG THU HƯƠNG

GỞI NHỮNG KẺ CA NGỢI "NỮ BIỆT KÍCH CẦM BÚT" DƯƠNG THU HƯƠNG Những ai ca ngợi Dương Thu Hương, đặc biệt là người phía Nam vỹ tuyến ...

GỞI NHỮNG KẺ CA NGỢI "NỮ BIỆT KÍCH CẦM BÚT" DƯƠNG THU HƯƠNG

Những ai ca ngợi Dương Thu Hương, đặc biệt là người phía Nam vỹ tuyến 17 thì nên rút lại lời ca ngợi của mình để không bị Việt cộng nó khinh.

Có rất nhiều tư liệu nói về ả Vẹm cái Dương Thu Hương, ở đây tui xin trích lại những gì chính miệng của ả đã thốt ra được ghi lại tại bài "Bút chiến giữa Dương Thu Hương và Thụy Khuê".

Thực ra Dương Thu Hương hay những văn nô khác được cho là "phản tỉnh" tất thảy đều là đội quân được Việt cộng phong cho danh hiệu là "Biệt kích cầm bút" hậu cướp miền Nam năm 1975. Xin trích lại miệng lưỡi của ả ta khi tấn công lại người đã PR ả ta như sau:

1. Diễn tiến:

Năm 1991, chỉ vài ngày sau khi Dương Thu Hương bị bắt, nhà phê bình Thụy Khuê được một người bạn trao tập bản thảo cuốn Tiểu thuyết Vô đề nhờ xuất bản với mục đích gây tiếng vang dư luận nhằm qua đó, vận động sự ủng hộ của quốc tế đối với một nhà văn bất đồng chánh kiến cũng như đưa "tác phẩm đến tay người đọc". Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, có cơ sở tại Hoa Kỳ, là một nhà xuất bản có uy tín vơi một chủ trương văn hoá đúng đắn, đã được Thuỵ Khê chọn lưạ.

Trong lời tựa của ấn bản Tiểu thuyết Vô đề, Dương Thu Hương được Thụy Khuê giới thiệu như "một hiện tượng hiếm có, một viên ngọc trong đám sình lầy ô nhiễm..." và với tác phẩm, Thụy Khuê cho đó là một bước tiến mới. Theo bà, ở Bên kia bờ ảo vọng Dương Thu Hương đã nhắm vào những thần tượng giả hiệu, nếu ở Thiên đường mù Dương Thu Hương nhắm vào huyền thoại đấu tranh giai cấp bằng cách phơi bày thực chất của cải cách ruộng đất thì với Tiểu thuyết vô đề, Dương Thu Hương đã đi "tiên phong trong việc nhìn nhận lại cuộc chiến một cách sáng suốt và mạnh dạn". 

Theo Thụy Khuê , cho dù Dương Thu Hương có đưa ra những hình ảnh khiến nhiều người phẫn nộ với điều gọi là "bôi nhọ quân đội miền Nam", đấy chỉ là điều nhỏ nhặt. Với bà, sự hung bạo là một hệ lụy khó mà tránh khỏi của chiến tranh, đối với bất cứ bên nào. Điều quan trọng hơn, và đáng trân trọng hơn ở thái độ của Dương Thu Hương là dám "nhắm vào phần cốt tủy của huyền thoại chống Mỹ cứu nước và vạch trần mặt trái của những lý tưởng cao đẹp, mặt sau của những khải hoàn môn, mặt nạ của những mỹ từ đã trở nên những khẩu hiệu trống rỗng: Tổ Quốc - Nhân Dân - Chánh Nghĩa - Tự Do - Quốc Gia - Dân Tộc... vì người ta đã lợi dụng khá nhiều rồi..".
 
2. Sự thật phũ phàng:

Năm 1992, sau khi ra tù, Dương Thu Hương, vốn tự xem mình như một nhà văn bị "ném đá từ hai phía" đã lên tiếng công kích điều gọi là sự "lợi dụng một cách triệt để..." của "những người chống cộng cực đoan...". 

Dương Thu Hương phủ nhận tư cách "ngọc sáng" của mình mà muốn đồng hoá vào với đại "nhân dân tôi"; vì, theo ả, "chính dân tộc này mới là một viên ngọc bị vùi lấp trong sình lầy của nghiệp chường.". Lời giới thiệu trân trọng của Thụy Khuê , qua cái nhìn của Dương Thu Hương, đã trở thành một sự mạ lỵ chung đối với dân tộc.

Dương Thu Hương khẳng định ả sẽ "không bao giờ rời bỏ đội ngũ những người cộng sản để chạy sang hàng ngũ những người chống cộng". Ả không phải là một "đảng viên cộng sản sám hối", có cần sám hối, đấy chính là những người ở phiá bên kia, những kẻ đã từng "chào đòn lính Mỹ hay lính Đại Hàn" đến quê hương mới cần sám hối. 

Ả đã viết rất rõ ràng rằng:

Vào năm tôi mười tám, thế hệ chúng tôi đã lên đường chống Mỹ theo truyền thống của người Việt. Nói đến người Việt, là nói đến một hành trình bất tận chống ngoại xâm. 

Tôi sẽ không bao giờ hối tiếc, tôi sẽ mãn nguyện hy sinh đến giọt máu cuối cùng nếu phiá trước mũi súng của tôi chỉ là kẻ ngoại bang. 

Nhưng sự thể đã không diễn ra như vậy. Những tù binh chiến tranh lần đầu tiên tôi nhìn thấy lại là những người tóc đen, da vàng, cùng nòi giống và máu huyết với tôi... Trái tim thầm kín vẫn bảo tôi biết rằng họ là đồng bào của tôi và số đông trong bọn họ chỉ là nô lệ phục tòng một định mệnh tàn khốc. Chính những cảm xúc, những ý nghĩa bột phát trong giây phút ấy đã được bồi đắp nuôi dưỡng và dẫn tới hành trình tư tưởng này.

Theo Vẹm cái Dương Thu Hương, chính những đau khổ từ cuộc chiến đã giúp ả "lọc bỏ mọi định kiến, mọi hận thù"; đã thôi thúc ả viết. Không hề có sự sám hối nào cả. Ả viết tiếp:

"... Có đúng Tiểu thuyết Vô đề là "lời sám hối của một tên Việt cộng, của một "con Việt cộng", của "một kẻ đã từng là đảng viên cộng sản" hay không?"

Thưa vâng, có thể, nếu lịch sử đặt tôi vào vị trí trọng đại nào đó mà ở vị trí ấy, do mù quáng hay do dục vọng cá nhân lấn át lương tri, tôi đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đồng bào của mình. Nếu như vậy, tôi sẵn lòng sám hối, vì sám hối, theo tôi, là một tình cảm tự nhiên và thuần nhân tính,cần thiết cho tất cả những ai tồn tại dưới danh hiệu Con Người.

Ngoái nhìn lại cuộc chiến đã qua, có lẽ những ai đã treo đèn kết hoa, dàn kèn đồng ra hải cảng và phi trường chào đón những binh đoàn lính Mỹ, lính Úc, lính Đại hàn vào xứ sở cần biết đến hai từ sám hối hơn tôi...".

Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để những người có trí tuệ, có kiến thức chánh trị, có quan điểm Quốc - cộng rõ ràng, có hiểu biết về bản chất của cộng sản, dễ dàng nhận ra Vẹm cái Dương Thu Hương là một chiến sĩ cộng quân tiên phong trên mặt trận tâm lý chiến, có chức vụ cao trong "Biệt kích cầm bút" để giúp Việt cộng tẩy xoá tội cướp chánh quyền, tàn sát đồng bào, dâng nước cho Tàu cộng,... trong cái gọi là hoà giải hòa hợp theo nghị quyết 36.

Rất buồn và nhục nhã giùm cho những ai thân là công dân Việt Nam Cộng Hòa, tị nạn cộng sản mà lại ca ngợi con Vẹm Biệt kích cầm bút Dương Thu Hương này./.

Tran Hung.







Không có nhận xét nào

Quảng Cáo