Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

GIẾT, GIẾT NỮA, BÀN TAY KHÔNG NGƯNG NGHỈ

“ GIẾT, GIẾT NỮA, BÀN TAY KHÔNG NGƯNG NGHỈ “… Mấy chục năm nay, trong dư luận và trên mạng xã hội  đã lan truyền bài thơ “Giết, giết nữa…” ...

GIẾT, GIẾT NỮA, BÀN TAY KHÔNG NGƯNG NGHỈ
GIẾT, GIẾT NỮA, BÀN TAY KHÔNG NGƯNG NGHỈ “…

Mấy chục năm nay, trong dư luận và trên mạng xã hội  đã lan truyền bài thơ “Giết, giết nữa…” của nhà thơ Tố Hữu. Trong đó có những đoạn, có những câu:
“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”.

Ở đây không bàn đến hai câu cuối, mà chỉ nói về hai câu đầu.

Câu hỏi đặt ra là, những câu thơ trên có phải của tác giả Tố Hữu không?

Nhiều người không tin bài thơ này là của Tố Hữu. Nhưng chỉ cần vào Google, chưa đến 1 giây, đã có hàng triệu kết quả hiện  ra rành rành, bài thơ này là của Tố Hữu.

Nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân cho rằng, đây là bài thơ “phi nhân đáng  hổ thẹn” vì cái ác, sự khát máu được đẩy cao tới tột đỉnh. Có lẽ trong thơ ca cách mạng xét trên quy mô toàn thế giới chẳng có nhà thơ cách mạng nào lại “đỏ” đến mức này.

Bạn bè, anh em, đồng chí nhà Tố Hữu đâu rồi, sao không ai lên tiếng, dù chỉ hai chữ “đình chính”. Trong trường hợp này “không lên tiếng” có nghĩa là bài thơ này do chính Tố Hữu làm ra.

Nhưng nếu tham khảo những tài liệu sau đây thì sẽ biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào.

Trong quyển “Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000” do Viện Kinh Tế Việt Nam xuất bản, có những con số sau đây: Trong đợt cải cách ruộng đất diễn ra trong các năm 1955-1956 ở miềm Bắc, có172.008 nạn nhân, trong đó có 123.266 người (71,66%) được chính thức xác nhận là oan.

Trước hết, con số 172.008 này là những người bị giết hay là những người bị đem xét xử? Tài liệu không nói rõ, nhưng giả thuyết đúng nhất vẫn là những người bị giết.

Về thành phần của con số 172.008 nạn nhân này, bảng thống kê ghi như sau: Địa chủ cường hào gian ác: 26.453 người, trong đó 20.493 người bị oan (77,4%); Địa chủ thường: 82.777 người, trong đó 51.480 người bị oan (62%); Địa chủ kháng chiến: 586 người, trong đó 290 bị oan (49%); Phú nông: 62.192 người, trong đó 51.003 người bị oan (82%); Tổng cộng: 172.008 nạn nhân, trong đó 123.266 người bị oan : 71,66%.
Từ năm 1980, Tố Hữu được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ. 

Tháng 6/1986, khi đang đứng trên đỉnh cao quyền lực, ai cũng nghĩ Tố Hữu sẽ lên thay chức thủ tướng của ông Phạm Văn Đồng đến nơi, vì lúc này ông Đồng đã 80 tuổi, và đã giữ chức thủ tướng đã 31 năm. Nhưng bỗng nhiên Tố Hữu mất chức phó thủ tướng.
 
Sau này, khi đã về già, Tố Hữu viết trong hồi ký (xuất bản năm 2000) như sau:
 “Không thể kể hết những cảnh tượng bi thảm mà những người bị qui oan là địa chủ, ác bá phải chịu đựng ở những nơi được phát động”, nhưng không nói gì đến những người “không bị qui oan”.

Thế mới biết: Phận đời bạc bẽo như vôi/Khi buồn thì khóc khi vui lại cười.

Thao Ngoc

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo