Người Việt Hải ngoại nên nhìn bài học lưu vong của dân Do Thái để xây dựng niềm tự hào lưu vong riêng cho chính mình. Nói về văn hóa...
Người Việt Hải ngoại nên nhìn bài học lưu vong của dân Do Thái để xây dựng niềm tự hào lưu vong riêng cho chính mình.
Nói về văn hóa lưu vong, dường như chỉ có Do Thái và Việt Nam. Nhưng so sánh Do Thái và Việt Nam có vẻ không công bằng. Dân Do Thái bỏ đất đai ra đi vì bị các áp lực tôn giáo (Hồi Giáo và chủng tộc Ả Rập ở Địa Trung Hải) quá mạnh.
Nếu ở lại họ sẽ bị tiêu diệt, bị xóa sổ. Dân Việt Nam bỏ đất ra đi bởi vì chính trị của chính người Việt Nam chứ không phải vì áp lực của lân bang (hãy xem lại lịch sử thấy là dù Tàu có đánh mạnh đến đâu đi nữa, thì người Việt vẫn bám vào lấy đất và chiến đấu đến cùng). Cái giống nhau là dân Do Thái và dân Việt sống rải rác ở nhiều quốc gia Âu Châu nhất là ở Hoa Kỳ. Bây giờ hãy nhìn dân Do Thái và dân Việt lưu vong trên đất Mỹ. Chúng ta tìm thấy rất nhiều chuyện để học từ dân Do Thái...
Người Do Thái ở Mỹ không phải là những loại người "bài bác chế nhạo nhau, thường thì nhút nhát hay khiếp sợ, tâm địa nông nổi hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc, kiêu ngạo và hay nói khoác" như dân Việt lưu vong.
Ngược lại dân Do Thái lưu vong gián tiếp chỉ huy mọi chính sách Mỹ: Người Do Thái gần như hoàn toàn kiểm soát nhiều lãnh vực quan trọng nhất trong sinh hoạt kinh tế (nhà băng, thị trường chứng khoán) và khoa học (giáo sư đại học, khoa học khảo cứu, bác học). Và quan trọng nhất là hoàn toàn kiểm soát "Media" (truyền thông, báo chí, kỹ nghệ phim ảnh, truyền hình...) ở Hoa Kỳ.
Chỉ riêng với vấn đề truyền thông (Media) này, người Do Thái đã dùng nó để hướng dẫn dư luận và quan điểm của dân Mỹ và đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách lãnh đạo đối nội cũng như đối ngoại của Hoa Kỳ theo các chiều hướng có lợi cho Quốc gia Do Thái. Vì vậy Do Thái chỉ có khoảng 3 triệu dân vẫn đánh thắng một cách rất dễ dàng các liên minh quân sự có đến 100 triệu. Người Do Thái lưu vong không cần phải lên tiếng tự hào về dòng giống Do Thái của họ mà các dân tộc khác sống trên đất Mỹ phải tự nhiên kính nể và sợ họ là đằng khác.
Dân Việt lưu vong không có cái gì phải xấu hổ về sự lưu vong của mình. Có xấu hổ hay không là những cái nỗ lực khoe khoang hoang tưởng, phỉ bang lẫn nhau, ném bùn vào mặt nhau, đâm sau lưng nhau ở Hải ngoại.
Dân Việt Nam lưu vong mình nên cố gắng nhìn bài học lưu vong của Dân Do Thái để xây dựng một niềm tự hào, một sức mạnh lưu vong riêng cho chính mình.
Trần văn Giang trên Tạp chí Con Ong Texas (số 239 ngày 5/3/ 2010)
Không có nhận xét nào