Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

Quy Lê - Một thời tuổi nhỏ

Tháng 8 năm 1954 cha tôi đem gia đình tôi đi vào miền Nam trên một chiếc xe "cam nhông" quân đội của tiểu đoàn 7 Việt Binh Đoàn,...

Tháng 8 năm 1954 cha tôi đem gia đình tôi đi vào miền Nam trên một chiếc xe "cam nhông" quân đội của tiểu đoàn 7 Việt Binh Đoàn, Quân đội Quốc gia vượt qua cầu Hiền Lương, giới tuyến chia đôi nước Việt Nam, theo hiệp định Geneva 1954.  Đối với một người nông dân, đời sống chỉ dựa vào ruộng đồng, con trâu, cái cuốc thì đây là một thử thách lớn đối với gia đình tôi.  Hay nói đúng hơn với cha tôi.  Chúng tôi gôm ba đứa con trai còn nương tựa trong gia đình.  Người anh cả, là lính trong quân đội Quốc gia thuộc Pháp .  Mẹ tôi là người đàn bà hiền lành, mộc mạc chỉ biết chuyện lo cho chồng con, mọi quan hệ xã hội đều phó mặc cho cha tôi cả.  Tôi nhớ một buổi chiều tháng tám, 1954, trong căn nhà bếp , mẹ tôi vừa ngồi sàng gạo vừa khóc.  Mẹ tôi sàng gạo để chuẩn bị cho cuộc ra đi.  Một lần đi xa mà không ai trong chúng tôi có thể biết được ngày mai sẽ về đâu, tương lai cuộc đời chúng tôi trôi lạc về hướng nào.  Mẹ tôi khóc vì lúc ấy gia đình tôi đang làm ăn đươc.  Những năm trước được mùa nên nhà tôi cuộc sống cũng no đủ.  Cha tôi vừa sửa sang lại được căn nhà. Nhìn ra, cũng bề thế hơn trước đây đôi chút .  Nói là vậy ,nhưng những ngày sống trên quê hương tôi, vùng Vĩnh Linh, Quảng Trị thì chẳng bao giờ thoát khỏi cảnh ăn cơm độn .  Những nồi cơm trong mọi gia đình, thường hết nữa nồi là khoai sắn, hay xác bột mì.  Phải nói đúng hơn, những chén cơm, gọi là cơm được đơm ra, là những lát khoai hay sắn dính ít cơm và dòng đời ngày này tháng nọ như thế cứ trôi đi.  Từ lúc sinh ra cho đến khi tôi lên 9 tuổi.  Được ăn những bữa cơm không độn là khi trong nhà có những bữa cúng giỗ kỵ tổ tiên, ông bà.  May mắn thay, nhà tôi hay cúng kiếng lắm.  gần như mỗi tháng một lần.  Và vào những ngày như thế tuổi nhỏ chúng tôi vô cùng mừng vui.  Không những ăn được cơm trắng cá tươi , mà còn những con tôm thit kho cong, đỏ, những lát cá thơm tho, những dĩa thịt heo béo ngậy. ....Hay những ngày tết được ăn ngon, áo mới, và đầy ăp niềm vui...Ngoài những dịp đó ra, ngày tháng trong đời đều là những ngày cơ cực.  



Cha mẹ, các anh tôi phải trải qua những ngày tháng nắng mưa tơi tả, cực nhọc.  Hè thì nóng nực, đông thì giá buốt tái tê.  Quê tôi có lẽ là nơi vùng đất để hành hạ con người .  Nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất.  Vào khoảng tháng năm, tháng sáu , ngoài ánh nắng gay gắt của  ánh mặt trời soi rọi để thiêu đốt thế gian, thì còn có những cơn gió lào thổi vế từ mạn tây bắc , như  ta đang ngồi bên bếp lò và bệ thụt đang phì phò  vào tấm lưng ta đang sắp cháy bỏng.  Ngon gió lào là ngọn gió quái ác, ngọn gió đày đọa vào những kẻ hiền lương quê tôi vốn đời sống hằng ngày đã khắc nghiệt lại khắc nghiệt thêm.  Nhưng mùa đông ở đây lại vô cùng ghê rợn.  Tháng mười một, mười hai thì cũng là thời gian đau khổ quá chừng.  Ai có thấu chăng người dân nơi đây, cuộc sống cơm không đủ ăn, đa số thân thể ốm gầy chỉ có xương với da, áo quần không có đủ mặc.  Cha tôi kể, có lúc có gia đình, hai vợ chồng chỉ có một cái quần. Khi ở nhà thì vợ hay chồn phải quấn khố, lấy vải rách che, ai đi ra mới lấy cái quần ấy "trồng" vô, khi về nhà thì treo lên kẻo sợ rách.  Đến những năm 1950 dù kỷ nghệ may dệt đã khá hơn, nhưng sự sung túc,của công kỷ nghệ đã cao, va2 rồi những ánh sáng của văn minh ấy cũng chưa rọi đến vùng quê tôi là làng Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.  Thời gian  ây, dù rằng tình hình trong cả nước đã thống nhất lưu hành và xài tời bạc một đồng Cây Dừa Đông Dương, nhưng huyện Vĩnh Linh không hiểu sao vẫn phải dùng đồng tiền đúc bằng đồng, bằng kẽm của thời vua Tự Đức, Minh Mạng.  Tôi nhớ một đồng bạc Đông Dương  cùa Ngân Hàng Pháp lúc ấy đổi ra  ra được ba tiền, mỗi tiền có sáu trự tiền đồng.  Mỗi trự tiền đồng ăn ba trự ba bể ( trự ba bể là tiền kẻm Minh Mạng, Tự Đức).  Mổi ngày dùng ba tiền ấy mua gạo cơm, cá mú là đủ cho gia đình tôi gồm năm người ăn uông no đủ.  Lúc đó, ở quê tôi, có câu đồng dao hay hát về những người lính Việt Binh Đoàn được trả lương như sau : 
" Hai đỏ một vàng, năm con một vợ, sáu ngàn nhu chơi.'
 Câu này có ý là :  Hai đỏ một vàng, là cấp bậc hạ sĩ nhất trong quân đội Viêt Nam thuôc Pháp, nếu có năm đứa con và bà vợ thì lãnh được sáu ngàn tiền Đông Dương.  Nên cái cấp bậc hạ sĩ nhất thơi Pháp là một địa vị mơ tưởng của nhiều người lính Việt Binh Đoàn thuộc Pháp thời đó.

Chúng ta thấy giá trị to tát của đồng bac với dân quê tôi và nhận ra cuộc sông người dân vùng Vĩnh Linh của tôi lạc hậu, nghèo khổ, thiếu thôn như thế nào.  Nếu tôi không có người anh trai là lính Pháp thời đó, chắc rằng tôi đã không bao giờ có được cuốn vở bìa hình chiếc xích lô, giấy trắng tinh, có gạch hàng để viết, trị giá 4 đồng thời bấy giờ.  Đối với gia đình tôi có thể ví như một "gia sản".  Đối với những người lính Việt Binh Đoàn với người dân địa phương sở tại như bà con  hay gia đình tôi lúc ấy , mức sống của họ chẳng khác gì những ngoại kiều Anh, Mỹ, Pháp..bây giờ đang sống trên đất nước VN chúng ta.  Bởi vì lợi tức họ cao quá.

Vốn là một người tha thiết với mồ mả cha ông, vốn là một người dù đời sống một nông dân ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.  Cha tôi vốn yêu thương quê hương qua từng cành cây ngon cỏ, từng con đường, từng những khúc   quẹo của dòng sông...Từng cây đa, miếu mộ, đình chùa..là những kỷ niệm hằn sâu trong trí nhớ Người từ thời còn thơ ấu.  Có những đêm trăng khoảng 8, 9 giờ, nghe tiếng hò giả gạo đồng vọng lên cao là như những tiếng thúc dục, réo gọi chàng trai mười bảy, mười tám của cha tôi và đám bạn bè của Người dù suốt ngày công việc đồng áng mệt nhọc , Người cũng ra đi theo tiếng gọi của yêu đương, của tâm tình, của những cuộc vui không thể nào bỏ qua cho được.  Những tiếng hò trong vắt, những giọng hát ngào ngot ân tìnhi, những ánh mắt gữi trao đã làm cho những chàng trai quê như cha tôi yêu mê , đờ-đẩn....

Thế mà tại sao cha tôi đã dứt khoát từ bỏ?  Thế mà tại sao cha tôi đã ra đi mà không thèm quay mặt nhìn trở lại.  Không một chút luyến lưu  ?   Mẹ tôi đã khóc kể từ chiều ấy vì bà thương nhớ người con gái của bà.  Đó là chị tôi.  Người chị mà trong một hoàn cảnh trớ trêu, chị đã bị kẹt vào chiến khu do dì tôi dẫn lên cùng gia đình bà trên ấy .  Mẹ tôi khóc, vì ruộng vườn nhà cửa, bầy trâu, con lợn... sản nghiệp đời người cha mẹ tôi nhen nhúm lên  bây giờ phút chốc tan tành theo mây khói.  Me tôi khóc không biết ngày mai nơi chốn quê người , "trôi sông lạc chợ "  rồi sẽ sống ra sao đây !!!!!?????

Nhưng cha tội dứt khoát ra đi.  Mẹ tôi đang sàng sãy gạo vừa khóc, vừa kể lể một cách đau đớn, thảm thương với hoàn cảnh gia đình....Cha tôi la lên trấn an :  "Không đi, không đi sao được.  Việt Minh ( Viêt Cộng thời đó dân mình gọi là Việt Minh ) nó vô đây , nó cắt cổ đi khi đó đâu còn khóc được !"  Thế là chúng tôi giả từ hay có thể nói là vĩnh biệt quê hương.  Lần đi ấy, đúng nhừ lời ca trên chiếc máy bay  "bà già" vang  vọng trên trời Vĩnh Linh vào những buổi chiều chia phôi ấy "  Vui ra đi mà không ước hẹn ngày vế...Ai quên ghi vào gan đã bao lời thề..." dù lúc ấy tôi chín tuổi nhưng thấy có một cái gì đó  buồn buồn, vui vui, thương thương tủi tủi.....

Cho đến hôm nay quyết định lần đi ấy của cha tô là qua đúng, quá hay.....

Không có nhận xét nào