Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Classic Header

{fbt_classic_header}

Breaking News:

latest

CHUYÊN CHẾ ĐÁM ĐÔNG

CHUYÊN CHẾ ĐÁM ĐÔNG Khi tôi viết cuốn “Dân trị và Chính quyền”, tôi đã lên án kịch liệt sự nguy hại của thứ chủ nghĩa cộng đồng, vì nó như l...

CHUYÊN CHẾ ĐÁM ĐÔNG

Khi tôi viết cuốn “Dân trị và Chính quyền”, tôi đã lên án kịch liệt sự nguy hại của thứ chủ nghĩa cộng đồng, vì nó như là một cỗ máy huỷ diệt đối với tự do cá nhân và có khả năng xâm hại một lúc vào nhiều quyền năng của con người.

Quả đúng là như vậy, khi facebook đã áp dụng một thứ sức mạnh đám đông (chuyên chế đám đông) bằng việc dùng thuật toán để đếm số lượng báo cáo (report) tới để coi như đó là một điều kiện được chấp nhận hay không được chấp nhận từ chính cộng đồng nơi mà xuất hiện thông tin đó. Và khi đủ mức độ (số lượng) báo cáo thì lập tức tài khoản đó sẽ bị khoá hoặc thậm chí xoá vĩnh viễn khỏi ứng dụng này.

Tôi không viết sách để dành cho một trường hợp đặc biệt hay ngoại lệ nào, mà là nguyên tắc triết lý chung, và khi đối chiếu với thực tế thì trong trường hợp này, nó đúng đến mức kinh ngạc, khi như Tocqueville đã nói, nó có thể giết chết Socrates, đòi treo cổ Galileo và thiêu sống Bruno. Nhưng cũng thực sự đáng buồn thay là Rousseau và Plato lại coi đám đông có thể tạo ra chân lý. Nhưng một lần nữa Gustave Lebon lại kinh sợ thứ “tâm lý đám đông” như một sự ác cảm có tính nguyên tắc.

Cách mà Facebook đang thực hiện chính sách cộng đồng  cũng tương tự như cách mà chủ nghĩa xã hội vận hành, đó là dựa trên quyền lợi số đông để quyết định giá trị hoặc sự tồn tại của một điều gì đó, kể cả là chính con người đang tồn tại trong nó. Và nó là thứ toà án để phán xét ý nghĩa sự có mặt của một điều gì đó hoặc của cá nhân nào đó đang chứa trong cộng đồng đó. Nó dùng số đông để tước đoạt quyền lợi và xâm hại vào các quyền con người một cách thô bạo. Nó thay thế quan toà để thực thi việc phán xét con người chỉ dựa vào sự la ó và kêu gào của đám đông.

Thuật toán có vẻ như vô hại nhưng lại gây hại nghiêm trọng đến quyền con người mà nhân loại phải mất hàng trăm năm cũng như đánh đổi xương máu của hàng triệu người mới có thể xây dựng và duy trì được cho đến ngày nay. Nhưng chỉ bằng một vài thuật toán và một vài thao tác, sức mạnh chuyên chế của đám đông lại có hiệu lực ngay tức thì để xoá bỏ hay tước đoạt một điều gì đó, bất kể nó là gì hay bao hàm sự bất khả xâm phạm đến mức nào đi nữa.

Tiêu chuẩn về cộng đồng để coi đó là một điều kiện dẫn chiếu (thông qua số lượng cơ học) cho sự tồn tại hay sự phủ nhận một vấn đề hay một quyền năng tối cao thuộc về con người, nó đã tước đoạt tự do của con người dựa vào chủ nghĩa tập thể mà nhân loại đã từng vướng phải và đã phải trả một cái giá vô cùng khủng khiếp cho hậu quả của nó vào đầu thế kỷ 20.

Mark đang dần tiến bước theo con đường của Marx, khi họ cùng chung một xuất thân ở một xã hội được duy trì chủ nghĩa tự do, nhưng họ lại thi hành chính sách cộng đồng (tập thể) một cách mù quáng và vô lối.

Lê Luân



Không có nhận xét nào